LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thực hiện bước tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý cho đề sau: Bức tranh chân dung tinh thần hoạ của HCM được thể hiện trong các bài thơ của Người

Thực hiện bước tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý cho đề sau:
  Bức tranh chân dung tinh thần ưự hoạ của HCM được thể hêện trong các bài thơ của Người

 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
307
2
2
Hằngg Ỉnn
03/07/2021 07:41:05
+5đ tặng

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả:

+ Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hóa của dân tộc.

+ Hồ Chí Minh để lại cho nước nhà một sự nghiệp văn học đồ sộ

- Giới thiệu tác phẩm:

+ Tác phẩm được trích trong tập thơ Nhật Kí trong tù của Bác

+ Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng lớn lao của Hồ Chủ tịch

b) Thân bài

* Hai câu đầu

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Vân mạn mạn độ thiên không

– Khung cảnh chiều tối được mở ra với hình ảnh tả thực đầy chất thơ: hình ảnh cánh chim mải miết bay về rừng tìm nơi trú ngụ; những đám mây lờ lững bảng lảng trôi về cuối trời.

– Một không gian mênh mông, rộng lớn nhưng lại thơ mộng, yên bình

– Gợi một buổi chiều tà hiu hắt, ánh nắng chỉ còn le lói phía chân trời.

– Không gian thiên nhiên chính là tấm gương soi phản chiếu nội tâm con người:

– Cánh chim vội vã mang dáng vẻ sự mệt mỏi, nhọc nhằn sau ngày tháng rong ruổi

– Áng mây lững lờ trôi, cô đơn, lẻ loi trên nền trời mênh mông, rộng lớn.

– Bầu trời như được đẩy lên cao hơn xa hơn nỗi lòng con người vì thế cũng như trải dài ra ngút ngàn. Đứng trước thời khắc cuối ngày, lòng người bỗng thấy cô đơn, trống trải; thấy mỏi mệt, bâng khuâng. Và cánh chim sau những phút giây mỏi mệt vẫn được nghỉ ngơi nơi tổ ấm còn người sau những giây phút gông cùm, đọa đày lại phải chịu cảnh ngục tù tăm tối.

– Thế nhưng người ấy lại chẳng một câu than vãn, oán trách mà lại thả hồn vào thiên nhiên cảnh vật để cảm nhận và chấm phá nên những nét tuyệt mĩ nhất của bức tranh cuối ngày.

– Thể hiện tình yêu thiên nhiên rạo rực trong trái tim người chiến sĩ cách mạng

– Trong tâm tưởng người chiến sĩ lúc nào cũng thường trực nỗi nhớ về quê hương, đất nước.

– Ý chí sắt đá, nghị lực phi thường, phong thái ung dung và niềm lạc quan cách mạng của Hồ Chủ tịch. (cánh chim biểu tượng cho cuộc sống tự do)

* Đánh giá, mở rộng:

– Hai câu thơ vừa mang nét cổ điển, hiện đại với những hình ảnh thơ quen thuộc, bút pháp ước lệ tượng trưng, chấm phá điểm xuyết, không nói về cảnh trời chiều nhưng người đọc vẫn có thể cảm và hình dung ra không gian và nỗi lòng mà câu thơ muốn gửi gắm.

– Cánh chim không còn là đề tài xa lạ trong thơ cổ thế nhưng cánh chim của Bác lại thật đặc biệt. Nếu như cánh chim của Lý Bạch là cánh chim “điểu cao phi tận” bay vút vào không gian ngút ngàn thì cánh chim của Hồ Chủ tịch lại mang hồn sống, là cánh chim chao liệng không gian, làm chủ không gian, vạn vật.

* Hai câu cuối:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

– Bức tranh sinh hoạt của con người nơi xóm núi:

– Bóng tối buông xuống phủ lấp không gian

– Hình ảnh cô thôn nữ miền sơn cước hăng say, uyển chuyển với công việc thường nhật: say ngô => vẻ đẹp khỏe khoắn, trẻ trung, tràn đầy sức sống

– Hình ảnh lò than rực hồng: bừng lên ánh sáng, xua tan bóng tối, sưởi ấm không gian hiu quạnh, lạnh lẽo, vắng vẻ ở ý thơ trên.

– Hình tượng thơ gần gũi, mộc mạc diễn tả chân thực nhịp sống cuối ngày tại miền sơn cước. Qua đó thể hiện tình yêu thương, trân trọng vô bờ của Bác đối với người lao động.

– Hình tượng thơ mang tính chất của sự vận động:

– Thời gian từ chiều tối cho đến tối hẳn

– Cánh chim bay, chòm mây trôi để rồi cũng quy tụ về phía tương lai về ánh sáng.

– Lòng người đi từ chỗ lạnh giá, cô quạnh đến mức ấm nóng, say mê, rạo rực, vui tươi, hồ hởi.

– Nhãn tự “hồng” khép lại bài thơ có sức lay động, lan tỏa đến toàn bộ ý thơ:

– Ngọn lửa hồng lan tỏa, lấn át bóng đêm; xua đi khoảnh khắc lạnh lẽo buốt giá trong cõi lòng con người. Ngọn lửa ấy thổi bùng lên bao khát vọng, ý chí và quyết tâm người chiến sĩ cách mạng giữa cảnh ngục tù đọa đầy.

– Hai câu thơ đã tô vẽ dáng dấp con người. Con người hiện lên kì vĩ, làm chủ không gian, thời gian, xua đi sự cô đơn, vắng vẻ của thiên nhiên. Bên cạnh đó, ýthơ còn thể hiện sức sống mãnh liệt và khát khao lớn lao của người thi nhân.

c) Kết bài:

- Khái quát đặc sắc nghệ thuật: sử dụng từ hán ngữ; bút pháp ước lệ tượng trưng: lấy mây điểm trăng; lấy động tả tĩnh, lấy cảnh vật để khắc tạc thời gian, nhấn nhá nỗi niềm con người; nét cổ điển xen lẫn hiện đại...

- Khái quát giá trị nội dung: Bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn nhưng vắng vẻ, cô quạnh. Hình tượng con người với sức sống mãnh liệt, ung dung, tự tại giữa gông cùm, xiềng xích.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
2
Thời Phan Diễm Vi
03/07/2021 07:43:16
+4đ tặng
Những ý cần đạt:
- Chân dung tự họa con người Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù chính là nói đến hình tượng trữ tình của tác giả Hồ Chí Minh bao trùm trong tập thơ.
- Cần tập trung làm nổi bật thế giới tinh thần của tác giả, chẳng hạn như trí tuệ, tình cảm tư tưởng…
- Có thế trình bày theo nhiều cách, sử dụng những hệ thống khái niệm khác nhau: trí, nhân, dũng… nhưng phải phải nhất quán.
- Phân tích những ý thơ hoặc những câu thơ tiêu biểu để làm nổi bật nội dung. Tránh sự liệt kê dẫn chứng một cách dàn trải.
0
1
phương trang
03/07/2021 08:37:43
+3đ tặng
MB: Đôi nét về tác giả, tác phẩm
Vấn đề nghị luận: Bức chân dung, vẻ đẹp tâm hồn HCM
TB
1. Khát quát vẻ đẹp tâm hồn HCM
- Mỗi bài thơ trong “Nhật kí trong tù” là 1 nét vẽ phác họa cho bức chân dung con người, tinh thần của HCM. Cho dù có cố ý hay không thì điều đó vẫn cứ xảy ra bởi 1 lẽ rất đơn giản: Văn là người...
- Nói đến vẻ đẹp tâm hồn HCM, người ta nghĩ đến vẻ đẹp của trái tim, khối óc, vẻ đẹp của tinh thần, ý chí, nghị lực, của lòng khiêm tốn, đức hi sinh cao cả...
- Được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt: Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ (Mùa thu 1942 – Mùa thu 1943), bài thơ là sự tỏa sáng của tâm hồn, lí trí, nghị lực, trí tuệ... của HCM trong hoàn cảnh ngục tù.
2, Vẻ đẹp tâm hồn HCM, bức chân dung con người.
a, Tâm hồn
Chiều tối, đúng như tiêu đề của nó là bức tranh thiên nhiên về cảnh chiều muộn ở nơi rừng núi, một bức tranh thiên nhiên mà người tù HCM đã ghi lại trên hành trình chuyển lao. Vì lẽ đó, vẻ đẹp tâm hồn HCM thể hiện trong bài thơ trước hết là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ với những rung cảm nhạy bén, tinh tế, sâu xa trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Triển khai luận điểm:
+ 2 câu đầu: tình yêu thiên nhiên (chú ý phân tích sự tinh tế trong tâm hồn tác giả khi cảm nhận. miêu tả hình ảnh cánh chim, chòm mây)
+ 2 câu sau: tình yêu con người (hình ảnh con người lao động làm trung tâm => quan điểm hiện đại, trái với thi ca trung đại cái tối trữ tình ẩn sau cảnh vật... ; đề cao con người lao động... )
b, Vẻ đẹp ý chí, khí phách
-Ý chí kiên cường, tinh thần thép của người Cộng sản
• Cần chú ý cách lập luận:
Chiều tối cũng như cái bài thơ viết về thiên nhiên của HCM (Ngắm trăng, Trên đường đi...), nhìn trực tiếp vào câu chữ thì không thấy ý chí, nghị lực (tức là không thấy “thép”). Phải chăng những bài thơ như vậy không có chất “thép”?
Vấn đề này, nhà phê bình Hoài Thanh cho rằng: “Khi Bắc nói trong thơ có “thép” thì ta cũng nên hiểu thế nào là thép ở trong thơ? Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có thép”
Đúng là “Chiều tối” không nói chuyện thép, lên giọng thép nhưng không có nghĩa là không có thép. Chất thrps ở bài thơ không “lộ thiên” ở câu chữ mà nằm sâu xa trong hoàn cảnh ra đời:
+ Không phải được viết trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống (1 chuyến đi thực tế, 1 chuyến du ngoạn,...), Chiều tối được viết trên hành trình chyển lao – một hành trình đầy gian nan, người tù bị “dựng dậy” để bắt đầu cuộc hành trình từ lúc “gà gáy một lần đêm chửa tan”... cho đến lúc “chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” mới được dừng chân.
+ Với lộ trình “năm mưới ba cấy số một ngày”, nơi dừng chân có thể là một nhà lao mới, một nhà kho ẩm ướt, thậm chí là “ngồi trên hố xí đợi ngày mai”...
Nhưng thật kì diệu là trong một hoàn cảnh như vậy, Người vẫn làm thơ, vẫn để cho tâm hồn mình bay bổng lên với một cánh chim, một chòm mây, một làn hương rừng, một cảnh “làng xóm ven sông đông đúc thế”... Thử hỏi, nếu không có một tinh thần thép, một bản lĩnh thép, thơ của người làm sao có thể: “bay cánh hạc ung dung”... Đó thực sự là một cuộc vượt ngục tinh thần của Người theo đúng phương châm:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tình thần càng phải cao
Hoàn toàn chủ động trước hoàn cảnh, đó chính là vẻ đẹp của ý chí, nghị lực, là tinh thần thép của người Cộng sản HCM
c, Đọc thơ HCM, ta nhận ra một quy luật: trong hầu hết các bài thơ của Người, từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật luôn vận động 1 cách tự nhiên, nhất quán, hướng về sự sống, về ánh sáng và tương lai: Kết thúc bài thơ luôn là hình tượng bình minh hoặc mặt trời:
“Trong ngục giờ đây con tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.”
(Ngắm cảnh)
Hay:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
(Giải đi sớm)
Đó là sự thể hiện của tâm hồn lạc quan vào cách mạng, một niềm tin vào tương lai tươi sáng, và Chiều tối không năm ngoài quy luật đó.
- “Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng”
(Sơn thôn... hồng)
=> Phân tích chữ “hồng” có thể hiểu là màu sắc thực của lò than... nhưng chủ yếu được hiểu theo nghĩa tượng trưng: màu của ngày mai, của tương lai tươi sáng...
Có thể nói, chữ “hồng” từ cuối bài thơ đã tạo ra một luồng sáng rọi ngược trở lại làm “sáng rực bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, sự vội vã, nặng nề... Nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với 27 chữ còn lại” – Hoàng Trung Thông.
KB:
Chiều tối giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục nhưng mỗi câu có thể được xem là một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần HCM: một tâm hồn nghệ sĩ dào dạt tình yêu với thiên nhiên, con người; một ý chí vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh; một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
Bức chân dung ấy là sự hòa hợp giữa chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ...
ThuHa Ngg
Sai đề rồi bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư