Liên Hợp Quốc được thành lập bắt nguồn từ các sự kiện lịch sử gì? Hãy cho biết mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc từ năm 1945 đến nay?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc[1] (tiếng Anh: United Nations, viết tắt là UN hay LHQ) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.[2] Liên Hiệp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II, với mục đích ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai, và thay thế cho một tổ chức đã giải thể trong quá khứ là Hội Quốc Liên vốn hoạt động không mấy hiệu quả.[3] Trụ sở chính được đặt tại Manhattan, thành phố New York, các văn phòng khác nằm ở Geneva, Nairobi, Vienna và The Hague. Tổ chức này được tài trợ bằng sự đóng góp tự nguyện từ các quốc gia thành viên.[4] Liên Hiệp Quốc là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới. Khi thành lập, LHQ có 51 quốc gia thành viên; hiện có 193 thành viên (và 2 quan sát viên).
Vào ngày 25 tháng 4 năm 1945, 50 chính phủ đã họp tại San Francisco cho một hội nghị và bắt đầu soạn thảo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, được thông qua vào ngày 25 tháng 6 năm 1945 tại Nhà hát Opera San Francisco và ký kết ngày 26 tháng 6 năm 1945 tại khán phòng Nhà hát Herbst. Điều lệ này có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, khi Liên Hợp Quốc bắt đầu hoạt động. Tầm ảnh hưởng của tổ chức này đã tăng lên đáng kể sau quá trình phi thực dân hóa rộng rãi bắt đầu từ những năm 1960. Kể từ đó, 80 thuộc địa cũ đã giành được độc lập, bao gồm 11 vùng lãnh thổ được giám sát bởi Hội đồng Quản thác.[5] Vào những năm 1970, ngân sách dành cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội vượt xa chi tiêu cho việc gìn giữ hòa bình. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Hiệp Quốc đã chuyển đổi và mở rộng hoạt động thực địa, thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp.[6]
LHQ có sáu cơ quan chính: Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an; Hội đồng kinh tế xã hội; Hội đồng quản thác; Tòa án Công lý Quốc tế; và Ban thư ký LHQ. Các cơ quan của Hệ thống LHQ bao gồm Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình Lương thực Thế giới, UNESCO và UNICEF. Nhân viên nổi bật nhất của Liên Hợp Quốc là Tổng thư ký, một vị trí được chính trị gia và nhà ngoại giao Bồ Đào Nha António Guterres nắm giữ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Các tổ chức phi chính phủ có thể được cấp trạng thái tư vấn với ECOSOC và các cơ quan khác để tham gia vào công việc chung của Liên Hợp Quốc.
Liên Hiệp Quốc, các nhân viên và các cơ quan của tổ chức này đã giành được nhiều giải thưởng Nobel Hòa bình. Có nhiều đánh giá khác nhau về sự hiệu quả của Liên Hợp Quốc. Một số nhà bình luận tin rằng tổ chức này là một lực lượng quan trọng cho hòa bình và phát triển con người, trong khi những người khác coi Liên Hiệp Quốc là không hiệu quả, thiên vị hoặc tham nhũng.
Cách đây 75 năm, ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc (LHQ) chính thức ra đời. Liền trước đó là ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, 2/9/1945. Dù bộn bề kiến quốc, nhưng ngày 3/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký “Thông cáo về chính sách ngoại giao của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, văn bản chính sách ngoại giao chính thức đầu tiên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gửi nhiều thư, điện đến nguyên thủ, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Trung Hoa Dân quốc, yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam, kết nạp Việt Nam vào LHQ. Trong “Lời kêu gọi Liên hợp quốc” tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực… chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của LHQ1.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức vai trò quan trọng của LHQ, vận mệnh của Việt Nam gắn với vận mệnh của khu vực, thế giới; Việt Nam cần tham gia LHQ để bảo vệ nền hòa bình, độc lập, xây dựng đất nước.
Đồng thời, Người khẳng định: Việt Nam muốn làm bạn với tất mọi nước dân chủ và không gây thù oán với ai; hợp tác với mọi nước vui lòng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt Nam. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đối ngoại đa phương, quan hệ bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, sẵn sàng tham gia các hiệp định an ninh trong khuôn khổ của LHQ… phù hợp với tôn chỉ, mục tiêu của LHQ, chứng tỏ “con mắt xanh”, đặt nền tảng cho đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Sau khi bày tỏ yêu cầu được kết nạp vào LHQ năm 1945, 1946, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập LHQ các năm 1948, 1951, 1975… Do sự cản trở của các thế lực thù địch, phải gần 30 năm sau, năm 1977, Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên của LHQ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |