Phụ âm là âm thanh của lời nói, được phát âm rõ ràng với sự đóng hoàn toàn hay một phần của thanh quản. Ví dụ [p] (tiếng Anh: “pop”), phát âm bằng môi; [t] (tiếng Việt: “ta”), phát âm bằng phần phía trước của lưỡi; [k] (tiếng Việt: “cá”, đừng nhầm lẫn với kh), phát âm bằng mặt lưng của lưỡi; [h], phát âm từ họng; [f] và [s], phát âm bằng cách đưa không khí qua một đường thoát hẹp; [m] và [n] là những âm mà không khí được thoát ra đằng mũi (âm mũi).
Bảng phụ âm ghép tiếng việt
Từ bảng chữ cái, phần lớn các phụ âm trong tiếng Việt được ghi bằng một chữ cái duy nhất: b, t, v, s, x, r… Có 11 phụ âm ghép tiếng việt bao gồm:
- Ph (phở, phim, phấp phới)
- Th (thướt tha, thê thảm)
- Tr (tre, trúc, trước, trên)
- Gi (gia giáo, giảng giải )
- Ch (cha, chú, che chở)
- Nh (nhỏ nhắn, nhẹ nhàng)
- Ng (ngây ngất, ngan ngát)
- Kh (không khí, khập khiễng)
- Gh (ghế, ghi, ghé, ghẹ)
- Ngh (nghề nghiệp)
- Qu (quả, quý)
Học phụ âm trong tiếng Việt
Ngoài ra còn chứa ba phụ âm trong tiếng việt được ghi bằng nhiều chữ cái khác nhau:
Phụ âm /k/ được ghi bằng:
- K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (kí/ký, kiêng, kệ, kẻ);
- Q khi đứng trước bán nguyên âm u: qua, quốc;
- C khi đứng trước các nguyên âm còn lại: cá, cơm, cóc, cốc,…
Phụ âm /g/ được ghi bằng:
- Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (ghi, ghiền, ghê, ghẻ);
- G khi đứng trước các nguyên âm còn lại
Phụ âm /ng/ được ghi bằng:
- Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (nghi, nghiêng, nghệ, nghe);
- Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại.