cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong chuyện người con gái nam xương bằng 1 đoạn văn khoảng 15 câu
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Số phận người phụ nữ trong xã hội xưa luôn là một đề tài được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Trong nền văn học Trung đại, có không ít những tác phẩm đã viết về đề tài ấy. Và “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng vậy. Qua tác phẩm, hình ảnh nhân vật Vũ Nương được Nguyễn Dữ khắc họa đầy chân thực.
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Điều ấy khiến cho Trương Sinh - một chàng trai trong làng yêu mến, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong cuộc sống vợ chồng, biết chồng là một người hay ghen, nàng luôn sống giữ gìn khuôn phép để gia đình hòa thuận. Vậy mà chồng nàng, sau khi đi lính chỉ vì một lời ngây thơ của con trẻ, chưa làm rõ đầu đuôi câu chuyện đã giở thói ghen tuông. Dù Vũ Nương hết lòng giải thích nhưng vẫn vô dụng. Nàng quyết định tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau này, khi đã hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh cảm thấy hối hận thì cũng đã muộn. Chàng cho người lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện.
Chỉ với vài lời giới thiệu đơn giản, Nguyễn Dữ đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh một người phụ nữ mang đậm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nàng không chỉ xinh đẹp ở bên ngoài mà còn mang những nét đẹp bên trong tâm hồn. Đó là một người vợ hết mực hiểu chuyện, lễ nghĩa. Biết chồng có tính hay nghi, luôn phòng ngừa vợ quá mức nhưng nàng vẫn không tủi thân mà cố gắng sống giữ gìn để gia đình luôn hòa thuận. Đến khi chồng phải đi lính, nàng cùng không nửa lời oán trách mà còn ân cần, dịu dàng dặn dò: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Người vợ nào mà không mong muốn chồng mình được thành danh, nhưng đối với Vũ Nương, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về. Đó chính là một khát khao hết sức bình dị, thiết thực của người phụ nữ luôn mong muốn có được hạnh phúc.
Trong suốt những năm chồng nàng đi lính, Vũ Nương là một người phụ nữ nhưng lại gánh vác trách nhiệm của một trụ cột gia đình. Nàng vừa phải dạy dỗ con thơ, vừa phải chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm đau vì nhớ con trai, nàng đã hết lời khuyên bảo. Khi mẹ chồng mất, nàng “hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Quả hiếm có người con dâu nào được như Vũ Nương. Với đứa con thơ, vì thương con phải xa cha từ nhỏ, mong muốn con có một gia đình đầy đủ. Người mẹ ấy đã nói dối đứa trẻ cái bóng chính là cha của mình. Sau khi đi lính trở về, tưởng rằng giờ đây cuộc sống sẽ được hạnh phúc, nhưng ai ngờ cuộc đời Vũ Nương lại trở nên bất hạnh. Trương Sinh nghe tin mẹ già đã mất, hết sức đau lòng, liền bế con ra mộ thăm mẹ. Khi thấy đứa trẻ quấy khóc bèn dỗ dành: “Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!”. Đứa bé ngây thơ hỏi cha: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”. Điều đó khiến Trương Sinh nghĩ rằng vợ mình ở nhà đã có người đàn ông khác. Vũ Nương trở về bị chồng nghi ngờ mắng nhiếc. Dù tủi thân nhưng vẫn hết lời giải thích. Biết là vô tác dụng, nàng liền tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Thật xót xa cho số phận của một người phụ nữ xinh đẹp mà bạc mệnh. Chỉ vì lời ngây thơ của con trẻ, sự đa nghi của chồng mà phải tìm đến cái chết.
Nhưng Vũ Nương không chết thật, nàng được đức Linh Phi cứu và sống ở thủy cung. Khi gặp lại Phan Lang- một người sống cùng làng tình cờ cũng được Linh Phi cứu thoát chết dưới thủy cung liền giãi bày nỗi oan khuất của mình. Nàng gửi nhờ Phan Lang “một chiếc hoa vàng mà dặn”: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về”. Lúc bấy giờ, Trương Sinh đã hiểu rõ mọi chuyện, bèn lập đàn giải oan cho nàng, Vũ Nương hiện về thăm lại hai cha con. Dường như kết thúc của câu chuyện mà tác giả xây dựng đã thể hiện được niềm cảm thông và mong muốn về một cuộc sống hạnh phúc cho người phụ nữ xưa.
Cuộc đời của Vũ Nương, vốn đã không được lựa chọn tình yêu, hôn nhân. Mà nàng phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ. Cuộc hôn nhân của nàng và Trương Sinh cũng gặp nhiều bất hạnh. Chiến tranh đã chia cắt hai vợ chồng để rồi chính chiến tranh cũng góp phần cho sự hiểu lầm của Trương Sinh. Sự ghen tuông, đa nghi của chồng cũng khiến nàng phải tìm đến cái chết mới có thể rửa sạch nỗi oan khuất. Tất cả những nguyên nhân ấy đã khiến cho cuộc đời của nàng trở nên bất hạnh hơn hết.
Nguyễn Dữ đã khắc họa hình ảnh nhân vật Vũ Nương giúp cho người đọc thấu hiểu sâu sắc cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó, chúng ta cũng cảm thông hơn cho số phận của họ.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |