Đa dạng hệ sinh thái và sự suy thoái cùa các hệ sinh thái tự nhiên
Các kiểu hệ sinh thái ở Việt Nam rất đa dạng, ở những vùng địa lí không lớn cũng có nhiều kiểu hệ sinh thái. Kết quà nghiên cứu cho thấy có 95 kiểu hệ sinh thái thuộc 7 dạng hệ sinh thái chính ở trên cạn; 39 kiểu hệ sinh thái đất ngập nước, gồm 28 kiểu đất ngập nước tự nhiên và 11 kiểu đất ngập nước nhân tạo; 20 kiểu hệ sinh thái biển khác nhau. Có thể kể đến một số hệ sinh thái tiêu biểu sau đây:
+ Hệ sinh thái rừng: Hệ sinh thái rừng ở Việt Nam khá phong phú với các kiểu rừng kín vùng cao, rừng kín vùng thấp, rừng thưa với hệ thực vật vô cùng phong phú.
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Đây là loại hình hệ sinh thái đặc thù ở vùng triều cửa sông, ven biển nước ta. Chúng góp phần quan trọng vào việc bảo vệ đất đai, điều hoà khí hậu đồng thời là môi trường sinh sống của nhiều động thực vật vùng triều có tính đa dạng lớn và còn là nơi nuôi dưỡng ấu trùng của nhiều thuỷ sản có giá trị.
+ Hệ sinh thái rạn san hô: Khu vực và thành phần các loài san hô biển nước ta rất phong phú. Rạn san hô cũng như rừng trên mặt đất, không chỉ cho nguồn lọi sinh vật thuỷ sản lớn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái cân bằng của cà vùng nước.
+ Hệ sinh thái đầm phá, vũng, vịnh: Loại hình hệ sinh thái này chủ yêu tập trung ven biển miền Trung nước ta. Chúng là nơi sinh sống của nhiều sinh vật cửa sông, các loài rong tảo nước lợ, nơi phân bố của nhiều nhuyễn thể hai mảnh quý như trai ngọc, sò, vẹm và một số vùng là nơi cư trú của các loài chim nước có giá trị thuộc đối tượng bảo tồn của Công ước Ramsar.
Thành phần các quần xã ttong các hệ sinh thái nêu ttên cũng rất đa dạng, cấu trúc quần xã trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh. Đặc điểm này làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các nước trên thế giới.
Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái có tính mềm dẻo về sinh thái, có khả năng thích ứng và phục hồi nhanh trước những biến động môi trường. Do đó, chúng có tính ổn định không cao, thế cân bằng sinh thái dễ bị phá vỡ khi có tác động từ bên ngoài hay nội tại.
- Đa dạng loài và sự suy giảm các loài tự nhiên
Việc Nam là một trong những nươc có đa dạng sinh học cao thứ 16 trên thế giới, về các loài động vật, thực vật và vi sinh vật, do sự phong phú về các dạng địa hình, khí hậu. Sau đây là các con số thống kê:
về thực vật, các kết quả điều tta cho thấy nước ta có khoảng 13.894 loài thực vật, trong đó có 2.400 loài thực vật bậc thấp, 11.494 lài thực vật bậc cao, 14 loài cỏ biển, 151 loài rong biển.
về động vật trên cạn: Cho đến nay đã thống kê xác định được 312 loài và phân loài thú trên cạn, 840 loài chim, 260 loài bò sát, 200 loài giun đất, 162 loài ếch. Tính độc đáo của đa dạng sinh học ở Việt Nam khá cao: gần 10% số loài động thực vật (chim, thú và cá) của thế giới tìm thấy ở Việt Nam, gần 40% loài thực vật thuộc loài đặc hữu.
về vi sinh vật: Đã ghi nhận 7500 loài, trong đó có hơn 2800 loài gây bệnh cho thực vật, 1500 loài gây bệnh cho người và gia súc và hơn 700 loài vi sinh vật có lợi.
Các hệ sinh thái của Việt Nam còn là nơi cư trú của một số động vật quý hiếm trên thế giới. Trong mỗi hệ sinh thái đặc trưng của Việt Nam, tính đa dạng loài cũng rất lớn. Ví dụ, hệ sinh thái rạn san hô có trên 400 loài san hô khác nhau, gồm 80 giống, 17 họ.
Bên cạnh tính đa dạng cao của các loài sinh vật trong các hệ sinh thái thì sự giảm sút ngay càng nhiều các cá thể, các loài trong tự nhiên là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam. về mức độ suy thoái, Việt Nam được xếp vào nhóm 15 nước hàng đầu thế giới về số loài thú, nhóm 20 nước về số loài chim, nhóm 30 nước về số loài thực vật lưỡng cư.