Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 cốt truyện kể về game phiêu lưu

viết 1 cốt truyện kể về game phưu lưu!!!
Cảm ơn nhìu :vv

2 trả lời
Hỏi chi tiết
218
1
0
KhánhTaapPay
09/07/2021 07:30:44
+5đ tặng

Bước 1: Sáng tạo thế giới

Mọi câu chuyện đều có thế giới riêng của nó. Yếu tố địa lý là rất quan trọng, nó giống như một cái nôi để bạn có thể cho ra hàng ngàn vạn ý tưởng và khả năng có thể xảy ra trong thế giới ấy. Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi về thế giới mà bạn tạo ra:

  • Có những thành phố nào?
  • Ai hay cái gì sống ở đây?
  • Có địa danh nào thú vị không? (sông nham thạch, hang rồng,…)
  • Cuộc sống có những cao trào gì? (phát triển, xung đột, kiếm tiền làm giàu…)?
  • Tài nguyên trong thế giới này là gì?

Khi bạn sáng tạo thế giới, hãy đặt cho mình những câu hỏi để tạo một nền móng vững chắc và để đảm bảo rằng, bạn thật sự hiểu thế giới mình tạo ra. Nói xa hơn, trong tương lai, những câu hỏi này sẽ dùng để tham chiếu nếu bạn phát triển một tựa game khác nhưng cùng “vũ trụ” (Universal) với game hiện tại.

Bước 2: Xác định nhân vật

Chắc chắn game nào cũng phải có nhân vật. Đây là phần quan trọng nhất khi làm game.

Nhân vật – hay gọi chính xác hơn là đối tượng (Object) chính trong game – là linh hồn của thế giới mà bạn tạo ra, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm. Tuy họ chỉ là nhân vật hư cấu nhưng bạn nhất định lại cho họ đủ cảm xúc, suy nghĩ, mục tiêu, sở thích và điều họ ghét, kẻ thù và bạn bè. Và quan trọng hơn cả, họ phải có lý lịch bản thân. Hãy tiếp tục với những câu hỏi:

  • Nhân vật từ đâu sinh ra?
  • Trông như thế nào?
  • Có năng lực gì đặc biệt không?

Luôn nhớ kỹ một điều, các nhân vật của bạn phải mang lại cảm nhận cho người chơi rằng họ cùng thuộc về một thế giới và có liên hệ mật thiết với thế giới đó.

Bước 3: Viết cốt truyện chính

Cốt truyện chính (Storyline) là xương sống trong mạch game của bạn. Trên từng chặng đường, nhân vật (hoặc đối tượng) sẽ phát triển kéo theo đó là gợi mở từng ngóc ngách của thế giới bạn tạo ra. Bạn chắc chắn không muốn spoil tất cả sự kiện cho người chơi ở đầu game, vì vậy bạn cần cân nhắc sắp xếp và xâu chuỗi các sự kiện hợp lý và tạo bất ngờ cho người chơi. Hay nói cách khác, cốt truyện cần có liên hệ mật thiết với thế giới mà bạn muốn xây dựng.

  • Vai trò của các nhân vật trong thế giới là gì?
  • Các nhân vật hòa hợp hay có xung đột gì với nhau không ?
  • Các nhân vật giải quyết xung đột bằng cách nào ?
  • Các nhân vật có sự biến chuyển hay tiến hóa (lên cấp, trang phục mới) trong mạch truyện không ?
  • Có những ẩn số gì sẽ được tiết lộ trong cốt truyện (mở khóa nhân vật mới, vùng đất mới,…)?

Hãy liệt hết những thứ này trong cốt truyện chính rồi chuyển đến bước tiếp theo. Chính những sự kiện càng được đầu tư kỹ càng thì cốt truyện của bạn càng chặt chẽ.

Bước 4: Giới thiệu câu chuyện

Khi bạn đã tạo ra một thế giới, các nhân vật và một cốt truyện chính, hãy hệ thống chúng lại và ghi nhớ nó.

Hãy liệt kê những điểm chính yếu trong hệ thống của bạn, đó chính là thứ bạn sẽ giới thiệu cho người chơi. Nhớ kỹ chỉ giới thiệu những điều quan trọng, phần còn lại hãy để người chơi tự khám phá.

Người chơi thông thường là những kẻ thiếu kiên nhẫn. Nếu game của bạn vừa hiển thị cốt truyện với chi chít chữ, họ có thể sẽ bấm bỏ qua (skip) phần này.

Không gì gây ấn tượng với người khác bằng việc bạn có thể chế biến một câu chuyện đồ sộ thành đơn giản.

Bước 5: Mở khóa mạch truyện

Cuối cùng người chơi cũng đã hòa mình vào trong thế giới bạn tạo ra, điều cần làm tiếp theo và dẫn dắt họ mở khóa từ nút thắt một.

Bí quyết ở đây là kết hợp các cơ chế trong game của bạn với câu chuyện đi kèm. Hãy tham khảo một vài phương thức như sau:

  • Các cắt cảnh (Cut Scene)
  • Chèn vào game các cảnh phim, các đoạn hội thoại được soạn sẵn.
  • Thiết kế màn chơi (Level Design)
  • Thiết kế các màn chơi để thể hiện cốt truyện, sự chuyển biến của thế giới với các nhân vật.
  • Màn hình chờ(Loading Screen)
  • Hiển thị các dòng giới thiệu phần tiếp theo của câu chuyện hoặc ngoại truyện (các phần phụ lục, có thể bạn chưa biết, mẹo vặt,…) trong màn hình chờ.
  • Artbook, Website

Câu chuyện về vận hành và quảng bá nhưng vẫn có cách để thể hiện sự đầu tư của bạn cho game qua việc phát hành Artbook hoặc viết về tiểu sử nhân vật trên website của game bạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
dogfish ✔
18/07/2021 14:59:14
+4đ tặng

Với sự phát triển của Game, mọi người trên khắp thế giới đang tận dụng thị trường khổng lồ này bằng cách tạo ra game và bán game mình tạo ra.

Hầu hết mọi người ngoài ngành, thậm chí cả bộ phận nhân sự của các công ty sản xuất game đều nghĩ Thiết kế game (Game Designer) là vẽ đồ họa hoặc coder. Nhưng sự thật, Game Designer không phải một chuyên gia trong lĩnh vực lập trình và thiết kế. Họ là người đưa ra ý tưởng và triển khai ý tưởng thành sản phẩm hữu hình. Nếu bạn là một người mới trong lĩnh vực thiết kế game, Game Design Document là một trong những công việc mà bạn phải thành thạo đầu tiên. Đối với những người ở cấp độ nhập môn, kỹ năng này là một trong những cơ sở tiên quyết để đánh giá xem bạn có đủ tố chất để trở thành một nhà thiết kế game (Game Designer) hay không. Có rất nhiều cách để viết một Game Design Document hoàn chỉnh. Điều này tùy thuộc vào trình độ, quy mô hay thậm chí là thành phần tham gia phát triển dự án.

Với mục đích dành cho người mới, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tiếp cận dễ dàng nhất.

1. Game pitch – tiền đề của game design document

Trước khi tiến hành sản xuất Game, bạn cần có Game Design Document. Nhưng trước khi bạn viết Game Design Document, bạn sẽ cần đến thứ gọi là Game Pitch Document.

Game Pitch Document là một tài liệu ngắn, nói về lý do tại sao bạn muốn làm game đó.

Game Pitch Document sẽ được trình bày cho người quản lý dự án hoặc bất cứ cá nhân, tổ chức nào có quyền quyết định việc game được đề xuất có nên tiến hành sản xuất hay không.

Game Pitch Document cần trả lời đại loại các câu hỏi như:

  • Gameplay sơ lược như thế nào?
  • Thị trường muốn tán công là gì? Vì sao bạn lại nhắm tới những đối tượng đó?
  • Lý do gì khiến người chơi sẽ chơi game của bạn (ưu điểm về tính sáng tạo , đồ họa, kỹ thuật, công nghệ…)?
  • Tính khả thi (chi phí, đội ngũ thực hiện, thời gian sản xuất…)

Xem thêm bài viết: Cách tự học những kỹ năng bổ trợ cho nghề thiết kế game

Một Game Pitch Document tốt hơn hết nên được trình bày ngắn gọn, đẹp mắt và rõ ràng hết mức có thể. Thời gian trình bày không nên vượt quá 5 phút.

Nếu như bạn thất bại ngay từ Game Pitch, bạn sẽ phải làm lại từ đầu.

 

2. Game Design Document là gì?

Game Design Document là một hoặc một bộ tài liệu mô tả hầu hết các thiết kế có trong game của bạn. Đây là nơi lưu trữ toàn bộ những khái niệm, định nghĩa, mô tả nhân vật, thuộc tính màn chơi.

Mục đích chính của Game Design Document là tài liệu để thống nhất thiết kế và là tiền đề cho việc lên kế hoạch sản xuất. Tài liệu này sẽ được cập nhật, thay đổi và hoàn thiện suốt thời gian phát triển sản xuất.

3. Cấu trúc đơn giản của Game Design Document

Trên thực tế, không có một quy định nào về cái gọi là cấu trúc cho Game Design Document. Cấu trúc này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thể loại game, cấu trúc game, thể loại game, đội ngũ phát triển,…

Nhưng chúng ta có thể phân tách nó thành từng giai đoạn trong quá trình sản xuất.

a. Giai đoạn định hình

Ở giai đoạn định hình, Game Design Document sẽ cần thỏa mãn được các câu hỏi sau:

  • Gameplay cơ bản là gì?
  • Coreloop của game là gì?
  • Game Elements và Game Mechanic.
  • Game Story (nếu có).
  • Art Style trong game (tạo hình nhân vật, môi trường, giao diện,…)
  • Game Flow sơ lược (có thể dùng phương pháp sơ đồ khối hoặc vẽ giao diện thô).
  • Monetization – mô hình kiếm tiền của game.

Các phần trên nên có mặt đầy đủ và chi tiết nhất có thể trong Game Design Document phiên bản đầu tiên của bạn.

b. Giai đoạn phát triển

Ở các giai đoạn phát triển, bạn sẽ cần bổ sung các tài liệu sau đây vào Game Design Document (và các tài liệu khác tùy theo tình hình).

Level Design – có nhiều dạng tùy vào thể loại game. Có thể là:

  • Hình vẽ các Level.
  • Mô tả về tools để thiết kế các màn chơi, mục đích để đặt hàng cho đội ngũ Devs.
  • Sound Design trừ tài liệu mô tả về phong cách nhạc nền và âm thanh (rùng rợn, vui nhộn…) Mình làm khá kỹ phần này (vì các kỹ năng về sounds) nên thông thường sẽ có Document mô tả về kịch bản để chạy Sounds.
  • Tiếng bước chân khi nhân vật di chuyển và play loop (lặp lại), vì sound gốc chỉ có một đoạn tiếng bước chân trái phải.
  • Tutorial – tài liệu mô tả về các kịch bản hướng dẫn người chơi.
  • Tutorial hướng dẫn điều khiển.
  • Tutorial sử dụng kĩ năng nhân vật.
  • Các Trigger – tài liệu mô tả về kịch bản hướng người chơi vào một ý đồ nào đó mà bạn muốn.
  • Kịch bản Rating.
  • Kịch bản share kết quả trận đấu.

 

Xem thêm bài viết: Những điều cần chuẩn bị khi bạn muốn làm game một mình

Thông thường để thực hiện các trigger này được hiệu quả, bạn cần thiết kế riêng một bộ lọc dựa trên hành vi người chơi. Mục đích để hiển thị các kịch bản phù hợp với họ cũng là để dễ dàng triển khai các mô hình kiếm tiền đặc thù cho từng đối tượng.

Lời Kết

Có thể nói Game Designer là một nghề không phụ thuộc bằng cấp, mà phụ thuộc sự sáng tạo và kinh nghiệm. Điều này cũng tạo nên một khó khăn là những Game Designer rất khó chứng minh được khả năng của bản thân trước nhà tuyển dụng.

Các bạn cũng có thể luyện tập bằng cách chọn các game mình thích và viết Game Design Document cho nó. Nên chọn các game nhỏ để rèn luyện từng chút một.

Mình đã từng sử dụng phương pháp này để luyện tập và tiến bộ rất nhanh, hy vọng nó cũng sẽ phù hợp với các bạn!

Trên đây là những cấu trúc cơ bản bạn cần nắm bắt được trước khi bắt đầu biết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo