Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao
Mở bài phân tích Huấn Cao Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, người nghệ sỹ suốt đời đi tìm cái đẹp. Với kho kiến thức uyên bác và phong cách độc đáo, Nguyễn Tuân đã đưa thể loại truyện ngắn và tùy bút ở Việt Nam lên một nấc thang mới. Một trong những sáng tác tiêu biểu của nguyễn Tuân là tác phẩm “Chữ người tử tù”. Chữ người tử tù được xem là tác phẩm thành công nhất của tập Vang bong một thời”. Trong đó nổi bật lên hình tượng nhân vật Huấn Cao, một con người có đủ tài hoa khí phách và thiên lương.
Thân bài phân tích Huấn Cao
Lai lịch nhân vật Huấn Cao là một người anh hùng đã lãnh đạo nhân dân chống lại triều đình. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại, Huấn Cao bị kết án tử hình. Trong lúc đang đợi ngày ra pháp trường, ông được đưa đến giam giữ ở một nhà ngục của tỉnh Sơn. Đọc tác phẩm người đọc thấy hình tượng nhân vật Huấn Cao như mang bong dáng của người anh hùng Cao Bá Quát.
Cao Bá Quát sống vào thế kỷ XIX là người anh hùng của dân tộc, là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Mĩ Lương năm xưa. Ông cũng được xem là nhà thư pháp lừng danh một thời, một nhân cách thanh cao cả đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai.
Vì có nhiều điểm tương đồng như thế, nên có thể nói Huấn Cao đã được xây dựng từ nguyên mẫu có thật trong lịch sử là người anh hùng Cao Bá Quát. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nguyên mẫu lịch sử này đã đi vào trang văn một cách tự nhiên và trở nên lung linh tỏa sáng.
Vẻ đẹp tài hoa -Huấn cao là một con người văn võ toàn tài nhưng ở đây chúng ta chỉ đi sâu vào khía cạnh tài hoa nghệ sĩ của nhân vật. Ông là một nhà thư pháp lừng danh.
-Huấn Cao là người có tài viết chữ rất nhanh và đẹp
+ Nhanh
Chữ Hán là chữ tượng hình hệ ô vuông ,người học chữ Hán phải nhớ được mặt chữ mới viết được. Vì là chữ tượng hình nên ẩn sâu trong chữ không chỉ là ý nghĩa mà còn là quan niệm về văn hóa, về triết lí nhân sinh, nó thể hiện mơ ước, khát vọng của người chơi chữ. Như vậy để viết được chữ Hán thì người viết phải có học vấn uyên bác.
+ Đẹp:
Vì là chữ tượng hình nên người viết phải thể hiện tài năng nghệ thuật,tài năng nghệ sĩ. Chữ thư pháp có bốn kiểu chính là trân,triện,thảo,lệ. Người viết chữ thư pháp có thể đẹp được là vô cùng khó. Chữ thư pháp mà đẹp nhìn vào sẽ giống như một bức tranh. Khi đó người viết chữ là nghệ sĩ . Người nghệ sĩ ấy mỗi lần cầm bút là một lần sáng tạo. Khả năng viết chữ của Huấn Cao đã được tôn vinh là nhà thư pháp tiếng tăm lừng lẫy.
-Tài năng khác thường lí tưởng:
+ Huấn Cao mới chỉ viết chữ có 3 lần để dành tặng cho ba người tri kỉ. Vậy mà tài thư pháp của ông đã nổi tiếng khắp vùng Tỉnh Sơn,bay vào tận chốn thâm sâu tăm tối,nơi tù ngục,nơi mà chỉ có cái ác,cái xấu ngự trị vậy mà chữ của ông đã khiến cho con người nơi đây phải ngưỡng mộ.Thế thì có thể nói chữ của Huấn Cao đẹp lắm.
+ Huấn Cao viết chữ đẹp đến mức đã khiến cho quản ngục, một người đối lập với ông về mặt xã hội đã phải ao ước có được:” Ngay từ khi mới biết đọc vỡ chữ nghĩa chữ thánh hiền,quản ngục đã có một ao ước là một ngày được treo ở trong nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Như vậy, vẻ đẹp con chữ của Huấn Cao đã trở thành sở nguyện suất đời của viên quản ngục.
+ Qua cách đánh giá của viên quản ngục, chữ của Huấn Cao được coi như vật báu trên đời:” Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Qua những nhận xét trên của Quản Ngục cho thấy chữ của Huấn Cao đã trở thành sở nguyện mà giá trị của nó còn được vật chất hóa như vật báu ở đời.
+ Để có được chữ của Huấn Cao, Quản ngục đã phải hạ mình, không chỉ thế quản ngục đã biệt đãi với Huấn Cao. Quan coi ngục mà lại đi cung kính biệt đãi tử tù thì đó là chuyện không bình thường, lại phạm vào điều cấm kị của triều đình, việc làm ấy nếu bị triều đình phát giác thì rất có thể phải trả giá bằng tính mạng. Quản ngục đường đường là viên quan triều đình, ông ta chắc hẳn phải hiểu điều đó hơn ai hết. Vậy mà để có được chữ cảu Huấn Cao, quản ngục sẵn sàng chấp nhận sự thiệt thòi về mình, sắn sàng bất chấp cả tính mạng.
*Qua phân tích trên có thể thấy rằng tài năng thư pháp của Huấn Cao đã đạt tới cảnh giới khác thường lí tưởng.
Vẻ đẹp khí phách Huấn Cao -Huấn Cao là người có khí phách:
+ Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhà thơ đã xây dựng nhân vật Từ Hải thật hào hùng, đó là một con người, một anh hùng chói lọi “Đội trời đạp đất ở đời …Chọc trời khuấy nước mặc dầu/Dọc ngang nào hết trên đầu có ai”. Nhưng đến khi bị Hồ Tôn Hiến đánh lừa thì “ Hùm thiêng mức sa cơ cũng hèn”.Có thể nói Huấn Cao ở đây là một trang anh hùng với hoài bão tung hoành ở đời. Mộng lớn không thành, ông cũng rơi vào tình thể hổ sa cơ nhưng con người ấy vẫn dữ được cốt cách khí phách hiên ngang của mình. Khi đến nhà lao của quản ngục , Huấn Cao quay lại bảo với các bạn mình: “Dệt cắn tôi,đỏ cả cổ lên rồi.Phải dỗ gông đi”. Khi năm người thì sáu người đồng loạt theo lời Huấn Cao thực hiện dỗ gông thì bị tên lính áp giải bỡn cợt dọa nạt. Đứng dậy. Không ông lại phết cho mấy cái hòe bây giờ”. Trước sự dọa nạt đó”Huấn Cao lạnh lùng,trúc mũi gông nặng,khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống nền đá tảng,đánh thuỳnh một cái”Sự lạnh lùng của Huấn Cao ấy cho thấy khí phách hiên ngang ,không sợ cường quyền.Ông sẵn sàng bỏ ngoài tai những lời nói của kẻ tiểu nhân đang thị oai. Hành động ấy chứng tỏ khí phách của một tử tù mà vẫn hiên ngang thách đố ngục tù.
-Huấn Cao là người ung dung làm chủ ngục tù
+ Lẽ thường trong cuộc sông nếu một người rơi vào hoàn cảnh của Huấn Cao , một tử tù đang chờ ngày lên đoạn đầu đài thì hẳn sẽ cảm thấy vô cùng buồn,dễ rơi vào tình cảnh lo lắng run sợ.Thế mà ở đây , khi nhận được rượu thịt, Huấn cao vẫn ung dung thưởng thức “Coi đó như một việc làm trong cái hứng sinh bình” của mình. Nói như nhà thơ, nhà giáo Phan Bội Châu thì nhà tù chỉ là nơi để nghỉ ngơi mà thôi”Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”. Phải chăng khí phách đó cũng chính là khi phách của Huấn Cao ở đây?
+ Một tử tù mà được quản ngục vào thăm thì thường sẽ cảm thấy vô cùng vinh dự hoặc vô cùng sợ sệt bởi đó là người nắm quyền sinh quyền sát ,nắm tính mạng của mình trong tay. Huấn cao nghĩ,quản ngục có thể là một kẻ tiểu nhân,hắn sẵn sàng dùng mọi mánh khóe nhà lao để tra tấn ,hành hạ ông khi ông tỏ ý bất phục .Vậy mà ông vẫn thẳng thừng đuổi quản ngục ra khỏi nhà giam”Ngươi hỏi ta muốn gì ,ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Khi nói như vậy , Huấn Cao đã sẵn sàng chờ đợi một trận mưa đòn từ cơn thịnh nộ của quản ngục . Nhưng con người này đến cảnh chết chém còn không sợ, huống chi là cái trò tiểu nhân diễu võ dương oai.
+ Đêm cuối trước ngày ra pháp trường trong tư thể cổ đeo gông chân vướng xiềng , vậy mà Huấn Cao vẫn ung dung điểm tô bức thư pháp. Đó là những con chữ thể hiện hoài bão tung hoành ở đời mỗi người: Ngày hôm sau lên đoạn đầu đài, vậy mà ông vẫn ung dung dành cái đêm của cuộc đời mình, dành những thời khắc cuối cùng ấy để ung dung sáng tạo vẻ đep cho đời. Huấn Cao giống như một ngôi sao băng trước khi từ biệt vũ trụ vẫn để lại một vệt sáng cho đời, một luồng ánh sáng rạng rỡ tuyệt vời.
Vẻ đẹp thiên lương – Thiên lương là bản tính lương thiện được trời phú bẩm ngay từ khi mới sinh ra.
– Bản thân Huấn Cao là người có thiên lương
+ Không màng danh lợi: Huấn Cao là người có tài, ông hoàn toàn có quyền dùng tài năng ấy để phục vụ lợi ích cho mình, để tạo dựng cho mình có một cuộc sống sung túc đủ đầy. Song Huấn Cao lại là con người chính trực, không ham danh lợi: “Ta nhất dinh không vì vàng bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Ông là người có tài tạo ra cái đẹp nhưng ông chỉ tặng cái đẹp của mình chứ không đánh đổi, không mua bán. Và ông chỉ tặng cái đẹp ấy cho những người tri kỉ, những người biết trân trọng cái đẹp. Cả đời sông mới chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn tri kỉ. Qua đây cho thấy ông là người không ham danh lợi.
+ Huấn Cao là con người kiêu bạc, tính ông vốn”Khoảnh” nhưng lại rất dễ mềm lòng trước những tấm lòng . Khi chưa hiểu về quản ngục thì tỏ ra khinh bạc đếm điều không cần giấu giếm nhưng đến khi hiểu về quản ngục, biết về cái sở thích cao quý của quản ngục thì thái độ Huấn Cao đã thay đổi hoàn toàn. Huấn Cao biết mình có lỗi đã công khai nhận lỗi, biết nhận lỗi là biểu hiện của người có lòng tự trọng. Một nhân cách thanh cao “Nào ta có biết đâu,một người như thầy quản đây lại có sở thích cao quý vậy. Thiếu chút nữa ta đã mất đi một tấm lòng thiên hạ”. Không chỉ nhận lỗi qua lời nói,Huấn cao còn sữa lỗi qua hành động . Đêm hôm đó,Huấn cao đã dành cả đêm tâm huyết của mình, dành cả thời khắc cuối cùng của đời mình để viết bức thư pháp dành tặng quản ngục. Nghĩa là Huấn cao là một con người có thiên lương tự tỏa sáng.
Cảnh Huấn Cao cho chữ Quản Ngục
-Huấn cao muốn người khác cũng bừng sáng thiên lương
+ Khi Huấn Cao cho chữ quản ngục, ông đã khuyên bảo quản ngục, cho chữ quản ngục. Qua đó người đọc thấy được Huấn Cao mong muốn quản ngục từ bỏ chốn quan trường nghĩa là tránh xa cái nơi con người ta sống “Bằng lừa lọc ,bằng tàn nhẫn”là từ bỏ chốn bàn nhơ để về chốn thanh cao. Để giữ thiên lương cho lành vững. Điều đó cho thấy Huấn cao mong muốn quản ngục có thể giữ được bản tính lương thiện của mình ,làm tiền đề cho việc thưởng thức cái đẹp,thưởng thức thú chơi chữ đẹp. Qua lời khuyên ấy, quản ngục đã được Huấn Cao cảm hóa,quản ngục đã bái lính di huấn tinh thần của Huấn Cao ,quản ngục đã được khai sáng thiên lương.
+ Huấn Cao lãnh đạo nhân dân chống lại triều đình là thể hiện khát vọng đem lại cuộc sống ấm no thái bình, hạnh phúc hơn cho nhân dân. Khi cuộc sống đã ấm lo, thì đạo đức con người cũng thực hiện tốt hơn. Huấn Cao không chỉ muốn bản thân mình hay những tri kỉ của mình mà ông còn muốn tất cả mọi người đều bừng sáng thiên lương.
Ý nghĩa hình tượng nhân vật Huấn Cao. – Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm của mình về cái đẹp. Với Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ xuất đời đi tìm cái đẹp, thì cái đẹp phải gắn liền với cái tài, và cái tài phải đi đôi với cái thiện. Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn cũng thể hiện phong cách nghệ thuật của mình đó là khi tiếp cận, thể hiện về con người,nhà văn thường nhìn nhận đánh giá đối tượng ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
– Thông qua nhân vật Huấn Cao,nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng tha thiết. Huấn Cao mang bóng dáng của người anh hùng Cao Bá Quát trong lịch sử dân tộc. Ca ngợi Huấn Cao là ca ngợi người anh hùng đất nước Ca ngợi những con người ưu tú của đất nước,chính là biểu hiện tấm lòng yêu nước. Hơn nữa khi viết Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết về thú chơi chữ đẹp và sự đam mê chữ đẹp của quản ngục. Điều đó có nghĩa là nhà văn Nguyễn Tuân đã ca ngợi thú chơi chữ đẹp cũng tức là đã ca ngợi nghệ thuật thư pháp, ca ngợi nét đẹp văn hóa của dân tộc. Vì thế có thể nói rằng với Chữ người tử tù nhà văn đã thể hiện tấm long nâng niu và gìn giữ phát huy nét đẹp văn hóa trong truyền thống của dân tộc. Đây chính là biểu hiện của tấm long yêu nước thầm kín mà tha thiết cở nhà văn Nguyên Tuân.
Kết luận về nhân vật Huấn Cao Qua từng nét bút phác họa của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong và đĩnh đạc đã khiến cho người đọc không khỏi khâm phục và thêm phần quý trọng. Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thầy thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ của tử tù với cai ngục nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”. Để miêu tả Huấn Cao cũng như làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài cái đẹp cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân đã sử dụng triệt để sức mạnh của thủ pháp tương phản, đối lập. Đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp cái cao cả với cái phàm tục dơ bẩn, giữa sự cho chữ và hoàn cảnh cho chữ… Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân cũng rất giàu chất tạo hình. Ông sử dụng nhiều từ hán việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của những bậc trượng phu xưa để làm tăng thêm vẻ đẹp của một thời vang bóng ở hình tượng Huấn Cao. Có thể nói, thành công trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là việc xây dựng nhân vật Huấn Cao tài năng, nhân cách trong sáng và khí phách hơn người. Sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ đã cho thấy lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn và ý nghĩa tư tưởng nhân sinh sâu sắc của hình tượng.