LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu những đóng góp của Việt Nam vào tổ chức ASEAN

Nêu những đóng góp của Việt Nam vào tổ chức ASEAN? 

6 trả lời
Hỏi chi tiết
2.158
2
2
Snwn
11/07/2021 09:55:45
+5đ tặng
Việt Nam đã sử dụng thành công lực đòn bẩy của dòng đầu tư này vào các động cơ xuất khẩu, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử, giúp Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực, trung bình khoảng 6,3% trong 10 năm qua. Kết quả là thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp gần 10 lần, từ khoảng 277 USD năm 1995 lên 2.715 USD vào năm 2019, và giờ đây là một trong những nền kinh tế lớn nhất của ASEAN. 
 
Những thành tựu kinh tế ấn tượng của Việt Nam có được từ những nỗ lực của các nhà chức trách nhằm bãi bỏ các quy định và giảm bớt phí kinh doanh trong vài thập kỷ qua. Đồng thời, sự tái bố trí tài sản các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đã đem lại hiệu quả lớn hơn và tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong nước vào nền kinh tế, điển hình là các công ty lớn của Việt Nam như Vingroup và Vietjet Air.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Hiển
11/07/2021 09:56:10
+4đ tặng
31/12/2015 là Cộng đồng ASEAN) trong thời gian qua được đánh giá rất cao. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 lan rộng từ đầu năm đến nay khi Việt Nam làm chủ tịch ASEAN luân phiên, giới học giả đề cao những đóng góp của Việt Nam cho ASEAN trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Nhìn tổng thể, những đóng góp của Việt Nam trong suốt quá trình 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN có thể khái quát thành 5 điểm chính.

Thứ nhất, ngay từ khi trở thành thành viên Việt Nam rất tích cực đưa ra những định hướng, quyết sách cho việc phát triển ASEAN. Dù chỉ mới gia nhập ASEAN được 3 năm, vào năm 1998, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI. Hội nghị đã đưa ra Chương trình Hành động Hà Nội với những nội dung rất quan trọng, đặt nền móng cho việc đề ra và triển khai Tầm nhìn năm 2020, tạo nền tảng cho việc thành lập Cộng đồng ASEAN sau này.

Những năm trước 2007, ASEAN hợp tác chủ yếu dựa trên các cam kết, tuyên bố chính trị và chưa có cơ sở pháp lý gắn kết các nước thành viên. Trong quá trình phát triển, đến cuối năm 2007, ASEAN đã thông qua bản Hiến chương ASEAN, trong đó có vai trò và đóng góp của Việt Nam.

Sự phát triển và sự hoàn thiện của ASEAN cũng đậm dấu ấn của Việt Nam. Đặc biệt sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam trở thành hình mẫu khiến các nước Đông Dương và Đông Nam Á lục địa mà chưa phải thành viên của ASEAN “sốt ruột” và muốn gia nhập ASEAN. Được “truyền cảm hứng” từ Việt Nam, Myanmar và Lào đã gia nhập ASEAN vào năm 1997, đến năm 1999 ASEAN đón thêm thành viên mới là Campuchia. Có thể nói, đằng sau việc gia nhập ASEAN của 3 quốc gia này đều có vai trò dẫn dắt, truyền cảm hứng và thúc đẩy từ phía Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam thể hiện rất tích cực trong vai trò có trách nhiệm của mình, đặc biệt là đảm nhiệm rất thành công các nhiệm vụ luân phiên. Đầu tiên phải kể đến việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI chỉ sau 3 năm gia nhập ASEAN. Dù chưa đưa ra mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN ở thời điểm đó, nhưng việc thai nghén về một ý tưởng cộng đồng ASEAN có vai trò rất lớn của Việt Nam.

Việt Nam thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 với rất nhiều sáng kiến được đưa ra vào thời điểm đó. Đến nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2020 - khi mà khu vực và thế giới  bị đại dịch Covid-19 hoành hành, Việt Nam đã thực hiện thành công vai trò nước chủ tịch, tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN trực tuyến đặc biệt về ứng phó với dịch Covid-19 vào tháng 6 vừa qua, trước đó đã tổ chức Hội nghị các quan chức y tế ASEAN với sự tham gia của các quan chức y tế Mỹ và các nước khác và nhiều sự kiện khác trong khuôn khổ ASEAN
2
2
Nguyễn Nguyễn
11/07/2021 09:56:13
+3đ tặng

Quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN, được các nhà Lãnh đạo chính thức đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 tại In-đô-nê-xi-a năm 2003, là một bước ngoặt mang ý nghĩa to lớn đối với lịch sử phát triển của ASEAN, đánh dấu sự chuyển mình về chất trong quá trình hợp tác và liên kết giữa các quốc gia khu vực, đưa ASEAN từ một Hiệp hội với mức độ liên kết còn lỏng lẻo, hướng tới một Cộng đồng gắn kết chặt chẽ và hợp tác sâu rộng hơn. Quyết định này nhận được sự nhất trí cao của tất cả các thành viên trong Hiệp hội, trong đó Việt Nam là một trong những nước đóng vai trò tích cực. ASEAN đồng thời ý thức được rằng trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng khi bước sang thế kỷ XXI, để không bị tụt hậu và giữ được vai trò, vị thế của mình, tận dụng tối đa cơ hội mở ra cũng như ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức, tăng cường liên kết chính là xu thế tất yếu. Trong quá trình hình thành ý tưởng về mô hình tương lai của Cộng đồng ASEAN, Việt Nam, cùng với các nước có tư tưởng tương đồng, đã tích cực thúc đẩy trụ cột thứ 3 về hợp tác Văn hóa-Xã hội như một chân kiềng có tác dụng bổ trợ và gắn kết hữu cơ 2 trụ cột khác của Cộng đồng ASEAN là Chính trị - An ninh và Kinh tế, qua đó, đảm bảo sự phát triển cân bằng và hài hòa của ASEAN. Trên cơ sở đó, ASEAN đã đưa ra Chương trình Hành động Viên-chăn (VAP) với các chương trình và kế hoạch hợp tác cụ thể cho giai đoạn 2004-2010.

Để triển khai xây dựng Cộng đồng, ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với các Kế hoạch tổng thể về 3 trụ cột Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội và Kế hoạch công tác về Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Bên cạnh việc tích cực tham gia xây dựng và thúc đẩy triển khai các chương trình, kế hoạch hợp tác hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN, Việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên đối với sự thành công của tiến trình xây dựng Cộng đồng. Việt Nam là một trong những nước tích cực đi đầu thúc đẩy triển khai hiệu quả Sáng kiến Liên kết IAI về Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (Hà Nội, 2001), Việt Nam đã chủ động đề xuất và được các nước nhất trí thông qua Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển, đề ra các phương hướng cụ thể để triển khai Sáng kiến IAI. Trên cương vị Chủ tịch Nhóm đặc trách về IAI, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN phối hợp xây dựng Kế hoạch công tác giai đoạn II về triển khai IAI, được thông qua như một bộ phận quan trọng cùng với các Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN trong Lộ trình chung xây dựng Cộng đồng.

Một khía cạnh quan trọng khác trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN mà Việt Nam đã tham gia rất tích cực và để lại dấu ấn đậm nét là việc xây dựng, ký kết, phê chuẩn và triển khai Hiến chương ASEAN. Hiến chương là công cụ pháp lý và thể chế quan trọng để hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng. Sau 4 thập kỷ tồn tại, ASEAN vẫn chưa có một địa vị pháp lý trong luật quốc tế; trên thực tế, ASEAN mới chỉ hoạt động dựa trên các văn kiện chính trị, thiếu một nền tảng pháp lý làm cơ sở cho tăng cường liên kết sâu rộng hơn. Việc xây dựng Hiến chương, do đó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ASEAN trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng.

Từ giai đoạn đầu khi Nhóm các nhân vật nổi tiếng của ASEAN phác thảo ý tưởng về các thành tố của bản Hiến chương, đến quá trình soạn thảo nội dung Hiến chương, Việt Nam đã tham gia rất tích cực và chủ động, cùng ASEAN đề ra các định hướng phát triển của Hiệp hội; củng cố và hệ thống hóa các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của ASEAN trong Hiến chương; góp phần dung hòa các quan điểm khác biệt, bảo đảm nội dung Hiến chương vừa phù hợp với thực tiễn hoạt động, vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ASEAN. Sau khi Hiến chương được ký thông qua, Việt Nam là một trong 5 nước đầu tiên phê chuẩn văn kiện này. Chúng ta cũng luôn là nước tích cực trong quá trình triển khai Hiến chương. Việt Nam là nước thứ 2 cử Đại sứ, Đại diện thường trực trong Ủy ban các Đại diện thường trực về ASEAN (CPR), đồng thời cũng sớm lập Phái đoàn đại diện tại ASEAN. Vai trò tích cực của Việt Nam trong quá trình triển khai xây dựng các văn kiện pháp lý bổ trợ cho Hiến chương cũng như đưa bộ máy tổ chức mới của ASEAN đi vào hoạt động cũng được Hiệp hội ghi nhận.

Một Chủ tịch ASEAN năng động và có trách nhiệm cùng đẩy mạnh hành độ

2
3
Bún Riêu
11/07/2021 09:56:42
+2đ tặng

Những đóng góp của Việt Nam vào tổ chức này?

Vào những năm 1990 của thế kỷ XX, trong bối cảnh Việt Nam vừa có những bước chuyển mình lớn trong chính sách mở cửa thì việc gia nhập vào Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành một chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đường lối đối ngoại và thúc đẩy hội nhập khu vực cũng như quốc tế. Trong 22 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã có những ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc thống nhất của ASEAN cũng như duy trì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực, xây dựng thành công một cộng đồng chung và hướng đến Tầm nhìn ASEAN xa hơn nữa. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ: "Chúng ta gia nhập ASEAN từ năm 1995, tính đến nay là 22 năm, gần một nửa thời gian 50 năm hình thành và phát triển của Cộng đồng ASEAN. Từ khi tham gia, Việt Nam đã đóng góp tích cực và có trách nhiệm trong vai trò thành viên của ASEAN". Việt Nam đã đóng góp vào việc mở rộng ASEAN, đưa ASEAN từ tập hợp 6 nước trở thành Cộng đồng ngày nay gồm 10 nước ASEAN. Bên cạnh đó, nước ta cũng đóng góp tích cực vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua các sáng kiến, các đề xuất, như Chương trình Hành động Hà Nội 2010. "Chúng ta đã cùng xây dựng và thực thi các mục tiêu, chỉ tiêu để thành lập Cộng đồng ASEAN. Cho đến nay Việt Nam có thể nói là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015. Với gần 95% dòng hành động được triển khai, có thể nói Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc thực thi mục tiêu đó. Đó là những đóng góp hết sức quan trọng cho việc thành lập, hình thành Cộng đồng ASEAN". Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh. Ngoài ra, Việt Nam đã giữ vai trò điều phối các cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, gần đây nhất là với Trung Quốc, EU và Ấn Độ. Việt Nam đã đóng góp vào việc kết nối, mở rộng, làm sâu sắc quan hệ, kể cả quan hệ chiến lược giữa ASEAN và các đối tác này. Việt Nam cũng đã đưa ra những sáng kiến như mở rộng thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á, bằng cách thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á; cũng như tổ chức lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói:"Đó là những cơ chế hết sức quan trọng trong việc kết nối không chỉ trong ASEAN, mà giữa ASEAN với các nước, góp phần tạo ra vị thế của ASEAN với các nước". Việt Nam đã tổ chức thành công trong vai trò chủ tịch ASEAN hai lần, vào năm 1998 và 2010, với những đóng góp thông qua các sáng kiến hết sức cụ thể. Đối phó với những thách thức của ASEAN, Việt Nam cũng đóng góp hết sức tích cực, như việc xây dựng Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông. Đây là những đóng góp quan trọng của Việt Nam với tư cách một thành viên hết sức trách nhiệm trong ASEAN. Hiện nay, Việt Nam cũng là thành viên tích cực tham gia xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, với mục tiêu làm cho liên kết ASEAN sâu rộng hơn, hoạt động trên cơ sở pháp luật và lấy người dân làm trung tâm. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định, vấn đề quan trọng sắp tới của các nước ASEAN, đó là làm sao xây dựng được cộng đồng gắn kết chính trị, liên kết kinh tế và chia sẻ trách nhiệm, thông qua việc tôn trọng Hiến chương ASEAN, thực hiện theo đúng các luật và quy định của ASEAN.Các nước đối tác của ASEAN cũng phải tuân thủ các nguyên tắc và quy định trong ASEAN. Chúng ta cũng cần đóng góp vào xây dựng đoàn kết trong ASEAN, vì đây là yếu tố quan trọng để duy trì vai trò, vị thế của ASEAN, cũng như đảm bảo lợi ích của tất cả các nước thành viên. Việt Nam cũng phải đóng góp vào việc tăng cường vai trò, vị thế của ASEAN, không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Việt Nam đang cùng ASEAN bước sang một giai đoạn phát triển mới, xây dựng một tầm nhìn, tạo ra một sân chơi khu vực toàn diện từ nay đến 2025. Việc hội nhập toàn diện với ASEAN cũng là cách để Việt Nam có thể tham gia hội nhập toàn cầu mạnh mẽ hơn. Từ “sông nhỏ ra biển lớn”, chắc chắn sóng sẽ lớn, nhưng với thực tiễn hơn 20 năm tham gia ASEAN sẽ giúp Việt Nam có được những bài học quý giá để đón đầu những cơ hội mới và mạnh mẽ đối phó với những thách thức trong tương lai.
3
0
Trần Phong
11/07/2021 09:57:06
+1đ tặng
Thứ nhất, tham gia ASEAN giúp chúng ta có điều kiện để phát triển nhanh, vững chắc. Đó là có một môi trường hòa bình, ổn định để tập trung cho phát triển; mở rộng quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, các đối tác lớn, quan trọng; mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển đất nước; hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế.
 
Thứ hai, góp phần nâng cao năng lực cho Việt Nam. Theo đó để hội nhập với ASEAN và thế giới, Việt Nam tiến hành đổi mới, hoàn thiện thể chế theo hướng phù hợp hơn với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; đẩy mạnh nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành trong các hoạt động quốc tế và đa phương.
 
Thứ ba, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như giúp chúng ta tự tin tham gia vào các sân chơi quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực không chỉ của ASEAN mà của cả cộng đồng quốc tế. Từ chỗ chỉ tham gia, nay chúng ta đã đủ vững vàng, tự tin tham gia hội nhập quốc tế, đóng góp thực chất vào các công việc chung của thế giới.
1
0
NguyễnNhư
12/11/2023 23:33:28
Hoàn cảnh ra đời
- Trước yêu cần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
- Chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm hợp tác phát triển kinh tế, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài khu vực
- ngày 8/8/1967 , ASEAN được thành lập tại Băng Cốc (thailand)
Mục tiêu:
- Là phát triển kinh tế, văn hoá thông qua sự nỗ lực hợp tác chung của các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực
 Nguyên tắc:
Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác phát triển có kết quả

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư