Cây hạt trần là nhóm thực vật không hóa, chứa các hạt có cấu trúc tương tự như hình nón, không được bọc trong quả. Hạt của cây thường không được hình thành trong noãn hay bên trong quả như thực vật hạt kín, chúng được tìm thấy trên vảy bắc của lá nón và các cấu trúc tương tự.
Đặc điểm cấu tạo của cây hạt trần
Cơ quan sinh dưỡng
- Thân gỗ, cành có màu nâu xù xì (có vết sẹo khi lá bị rụng).
- Lá hình kim, mọc từ 2 – 3 lá trên 1 cành con ngắn, có vảy nâu bọc ở bên ngoài.
- Ít tiến hóa, ít đa dạng
Cơ quan sinh sản
- Nón đực: Nhỏ, mọc thành cụm, màu vàng. Nhị (vảy) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ, màu nâu. Lá noãn (vảy) có 2 noãn. Nón chưa có bầu nhụy mà chứa noãn thì không thể coi như 1 bông hoa.
- Hạt nằm lộ trên lá noãn hở nên có tên gọi là hạt trần.
Theo kết quả điều tra thực địa thì ở nước ta các loài hạt trần tập chung ở khu vực Tây và Tây Bắc tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Khu vực này giáp với biên giới Việt làm, rừng còn nguyên vẹn và địa hình hiểm trở, ít bị con người tác động vào. Cây hạt trần thường phân bố ở đai cao từ 700m trở lên, đây là kiểu rừng nhiệt đới thường xanh cây, lá rộng hỗn giao lá kim hoặc các khu vực mang tính chất rừng ở nhiệt đới thường xanh.
Chu trình sinh sản của cây hạt trần
Cây hạt trần là bị bào tử, chúng tạo ra tiêu bào tử được phát triển thành hạt phấn hoa và đại bào tử giữ lại trong noãn. Sau khi kết hợp đại bào tử và tiểu bào tử (gọi là thụ phấn) thì sẽ tạo ra phôi. Cùng với tế bào khác cấu thành nên noãn sẽ phát triển thành hạt, hạt ở thể bào tử ở trạng thái nghỉ.