Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Đại học
14/07/2021 17:23:24

Hôn nhân một vợ một chồng trong chế độ phong kiến

hôn nhân một vợ một chồng trong chế độ phong kiến

3 trả lời
Hỏi chi tiết
319
1
1
Chou
14/07/2021 17:24:16
+5đ tặng

2. Chế độ hôn nhân không tự do trong pháp luật phong kiến Việt Nam
a. Sự kết hợp hôn nhân không tự do

Thể hiện rõ nhất ở điều kiện kết hôn. Theo tinh thần và nội dung của nhiều điều khoản trong hai bộ luật này, việc kết hôn phải tuân theo các nguyên tắc sau:

 Việc kết hôn phải có sự đồng ý của cha, mẹ. Đây là một nội dung quan trọng thê hiện nguyên tặc hôn nhân không tự do trong cổ luật Việt Nam. Cả hai bộ luật đều quy định rất chặt chẽ về nội dung này. Tại điều 314 Quốc triều hình luật quy định “ người kết hôn mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ người con gái ( nếu cha mẹ chết thì đem đến người nhà trưởng họ hay nhà người trưởng làng) để xin, mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và theo lệ sang hèn phải bắt nộp tiền tạ( tạ: là xin lỗi ), cho cha mẹ nếu cha mẹ chết thì nộp cho trưởng họ hay trưởng làng, người con gái phai chịu phạt 50 roi” theo tinh thần của điều luật này thì việc kết hôn nhất thiết phải có sự đồng ý của hai bên cha mẹ nếu cha mẹ đã chết thì phải được sự đồng ý của bậc thân thuộc hoặc trưởng thôn. Có thể coi đây là điều kiện cơ bản nhất, loại trừ hẳn quyền kết hôn tự do của hai đương sự. Điều kiện này xuất phát từ quan điểm phong kiến cho rằng hôn nhân là một loại quan hệ phải xuất phát từ quyền lợi của gia đình, dòng họ nhằm giao hiếu giữa hai dòng họ và kế truyền dòng dòng dống tông tộc.do đó việc hôn nhân phải được đặt dươi sự xem xét và quyết định của người gia trưởng loại trừ sự tự do cá nhân của hai bên đương sự. Tuy vậy tại điều 94 Hoàng việt luật lệ quy định trường hợp ngoại lệ pháp luật thừa nhận trường hợp thành hôn mà chưa có ý kiến của ông bà, cha mẹ khi làm ăn buôn bán hoặc làm ăn ở xa. Quy định này phù hợp với điều kiện lãnh thổ rộng lớn đi lại khó khăn. 

 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Cổ luật Việt Nam còn nghiêm cấm việc kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hoặc tang chồng. Có điều này là xuất phát từ việc đảm bảo đạo đức phong kiến, tại điều 137 bộ Quốc triều hình luật quy định: “ người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy vợ hoặc lấy chồng thì xử tội đồ người khác biết mà vấn cứ kết hôn thì bị xử  ba tư đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa”. Điều kiện này nhằm đề cao đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, chữ “tiết” của vợ đối với chồng.

Cấm kết hôn khi ông bà cha mẹ đang bị giam cầm tù tội. Điều 318 bộ Quốc triều hình luật viết “trong khi ông bà, cha mẹ bị giam cầm tù tội mà lấy vợ, lấy chồng thì đều bị xử 3 tư và đôi vợ chồng phải ly dị”. Điều kiện này cũng nhằm đề cao chữ hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ.

Cổ luật Việt Nam cũng quy định rất rõ cấm kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích; Cấm anh lấy vợ goá của em, em lấy vợ goá của anh trò lấy vợ goá của thầy “ là anh, là em, là học trò lấy vợ của anh, của em của thầy học đã chết đều xử lưu, người đàn bà bị xử giảm một bậc, đều phải ly dị. Điều này nhằm bảo vệ đạo anh em, nghĩa thầy trò.

Cấm nô tì lấy dân tự do: luật quy định rằng “ Phàm gia trưởng cưới vợ cho nô bộc là con gái nhà lành thì phạt 80 trượng người nô bộc tự cưới thì cũng thế. Mạo lão nô tì là lương nhân để cùng lương nhân làm chông vơn phạt 100 trượng”.( điều 107 bộ Quốc triều hình luật). Quy định này thể hiện rõ quan điểm phân biệt đẳng cấp ngăn câm nô tì có quan hệ hôn nhân với thường nhần thể hiện sự phân tần xã hội nghiêm ngặt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
dogfish ✔
14/07/2021 17:25:31
+4đ tặng
Chế độ hôn nhân ở nước ta thời phong kiến rất hạn chế quyền lợi của phụ nữ. Chẳng hạn như cho phép đàn ông lấy nhiều vợ và thiếp (trong khi phụ nữ chỉ được phép lấy một chồng), vợ không được quyền kiện chồng v.v...
  •  
  •  
  •  
  •  

 

Năm 1959, ở nước ta có hai luật về hôn nhân cùng được ban hành. Đó là Luật Hôn nhân và gia đình của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ở miền Bắc) và Luật I/59 về gia đình của chính phủ Việt Nam cộng hòa (ở miền Nam). Điểm tiến bộ nổi bật nhất của hai luật trên là cùng bãi bỏ chế độ đa thê thời phong kiến.

SẮC LỆNH NGÀY 3-10-1883

Công nhận chế độ đa thê và chỉ coi sự phạm gian (tức ngoại tình) là lý do để xin ly dị nếu người ngoại tình là người vợ. Hai Bộ Dân luật Bắc và Trung chỉ cấm nhìn nhận con phạm gian đối với người mẹ.

Vợ không được quyền kiện chồng. Ngay cả khi vợ muốn đi kiện người khác thì cũng phải xin phép của chồng.

LUẬT I/59

Điều kiện kết hôn

• Tuổi: Theo Luật I/59, nam phải đủ 18 tuổi, nữ phải đủ 15 tuổi mới được phép kết hôn. Sở dĩ Luật I/59 đặt ra điều kiện trên là vì trước đó tại nước ta, nhiều vùng dân cư có tập quán cho nam nữ kết hôn quá sớm hoặc hủ tục tảo hôn, dễ dẫn đến hậu quả xấu như nguy hại cho sức khỏe của phụ nữ vì sinh nở quá sớm... Tuy nhiên, nam nữ dưới 21 tuổi sẽ không thể kết hôn nếu không được sự ưng thuận của cha mẹ.

• Sự ưng thuận của hai bên: là điều kiện cốt yếu cho việc lập hôn thú.

• Không thuộc một trong những trường hợp bị cấm kết hôn sau: những người có quan hệ trực hệ về huyết thống hay do hôn nhân (không kể thứ bậc), kể cả con nuôi được lập hợp pháp; hoặc có quan hệ bàng hệ gồm những người trong phạm vi bốn đời gồm: anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha (kể cả con nuôi); anh chị em con chú, con bác, con cậu, con cô, con dì; anh chị em cháu chú, cháu bác, cháu cậu, cháu cô, cháu dì; cháu với chú, bác, cậu, cô, dì hoặc với ông chú, ông bác, ông cậu, bà cô, bà dì; đặc biệt, bác gái, thím, mợ với cháu chồng, dượng với cháu vợ, bà bác, bà thím, bà mợ với cháu chồng, ông dượng với cháu vợ; chị dâu, em dâu với anh chồng, em chồng, anh rễ, em rễ với chị vợ, em vợ cũng không được lấy nhau.

• Người đã kết hôn phải ly hôn xong thì mới được lấy vợ (hoặc chồng) khác.

Lễ kết hôn

Hôn lễ chỉ được cử hành trong thời hạn sau mười ngày đến hết một năm, kể từ khi viên chức hộ tịch đã niêm yếu về việc kết hôn. Lễ kết hôn sẽ được cử hành công khai tại trụ sở cơ quan đăng ký hộ tịch. Viên chức hộ tịch phải đọc những giấy tờ liên quan đến thân trạng của các đương sự cùng những thể thức của hôn lễ trước mặt các đương sự và hai người làm chứng.

Sau đó, viên chức hộ tịch sẽ hỏi hai đương sự có lập hôn ước (tức văn bản thỏa thuận về tài sản) không và có đồng ý kết hôn không (nếu các đương sự còn vị thành niên thì viên chức hộ tịch phải hỏi cha mẹ của hai bên về sự ưng thuận kết hôn). Nếu các bên đồng ý thì viên chức hộ tịch sẽ nhân danh luật pháp tuyên bố hai đương sự đã thành hôn và lập ngay chứng thư hôn thú. Trường hợp có sự cản trở lớn thì viên chức hộ tịch có thể đến tận nơi ở hoặc nơi tạm trú của bên nam hay bên nữ để cử hành hôn lễ.

Hôn thú vô hiệu

Hôn thú có thể bị vô hiệu trong những trường hợp sau:

- Không có sự ưng thuận của một hoặc hai bên. Nếu một bên đã ưng thuận vì bị nhầm lẫn về người hoặc về căn cước thì bên bị nhầm lẫn có thể kiện xin tiêu hôn. Tương tự, trường hợp bị cưỡng bức kết hôn cũng có hể xin tiêu hôn. Nếu người bị nhầm lẫn hoặc bị cưỡng bức còn vị thành niên thì cha mẹ của người đó có quyền khởi tố xin tiêu hôn. Quyền kiện xin tiêu hôn chỉ có giá trị trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày phát hiện sự nhầm lẫn, hoặc hết sự cưỡng bức.

- Hôn thú có thể bị kiện xin xử tiêu vì sự bất lực vĩnh viễn đã có trước khi lập hôn thú của một trong hai bên. Quyền kiện tiêu hôn trong trường hợp này chỉ có giá trị trong thời hạn một năm, kể từ khi khám phá ra sự bất lực.

- Nếu nam chưa đủ 18 tuổi, nữ chưa đủ 15 tuổi đã kết hôn mà không được đặc cách cho miễn tuổi thì cũng bị xử tiêu hôn. Tuy nhiên, đến thời điểm bị phát giác mà hai bên đã đủ tuổi kết hôn, hoặc người vợ đã thụ thai thì sẽ không bị tiêu hôn.

- Hôn thú của những người bị cấm kết hôn.

- Hôn thú cũng có thể bị tiêu hôn nếu sau khi ly hôn lần trước mà người vợ đã tái hôn trước mười tháng, kể từ ngày bản án có hiệu lực; hoặc khi quả phụ tái giá trước mười tháng, kể từ ngày chồng chết.

Con sinh trong các cuộc hôn thú bị tuyên là vô hiệu bị coi như con ngoại hôn. Nếu hôn thú bị vô hiệu do lỗi của một bên có gian ý thì người có gian ý có thể bị phạt giam từ ba tháng đến một năm và có thể bị phạt tiền từ một ngàn đến 100 ngàn đồng. Bên ngay tình có thể được tòa án truyền bên gian ý bồi thường thiệt hại một khoản tiền.

Song hôn

Những trường hợp lập hôn thú mới trước khi đoạn tiêu hôn thú cũ sẽ bị truy tố về tội song hôn. Người bị kết án về song hôn không thể đảm nhiệm một công vụ có quyền lực hoặc một ủy nhiệm công cử.

Quyền quyết định

Sau khi kết hôn, vợ chồng phải ở chung với nhau. Nếu hai bên bất đồng ý kiến trong việc lựa chọn nơi ở thì phải hỏi ý kiến của trưởng tộc hai bên. Nếu hai trưởng tộc không thể thỏa thuận được thì chánh án tòa án sẽ chỉ định nơi ở của vợ chồng.

Vợ chồng có thể có nghề nghiệp riêng. Nếu một bên phản đối mà có lý do chính đáng thì tòa án sẽ chấp nhận và buộc bên kia phải từ bỏ nghề nghiệp đó.

Tài sản

Hôn ước (còn gọi là hôn khế) phải được lập trước khi kết hôn và không thể thay đổi sau khi kết hôn. Hôn ước được ghi rõ ngay trong chứng thư hôn thú. Bản sao hôn ước phải được đính theo chứng thư hôn thú, viên chức hộ tịch sẽ cấp trích lục cả hai giấy tờ này cùng lúc cho những ai muốn xin.

Nếu không có hôn ước, vợ chồng sẽ được đặt dưới chế độ cộng đồng tài sản. Tất cả những tài sản riêng của vợ và chồng có khi lập hôn thú, hoặc vợ, chồng được hưởng trong thời gian hôn thú do thừa kế, được tặng cho đều được nhập vào tài sản chung, trừ khi người để di sản hoặc người cho có quyết định khác. Còn những kỷ phần, tài sản khác của vợ, chồng có được trong thời gian hôn thú đều thuộc khối tài sản chung. Vợ và chồng đều có quyền quản trị tài sản cộng đồng.

Khi vợ hoặc chồng mở tài khoản tại ngân hàng, cơ quan tín dụng hay xí nghiệp phát hành chi phiếu thì phải khai rõ tên tuổi của người hôn phối, địa chỉ cư sở của hôn nhân để các cơ quan trên gởi thông báo về việc mở tài khoản đó cho người hôn phối biết. Bất cứ lúc nào người hôn phối cũng có thể hỏi các cơ quan trên bảng đối chiếu của tài khoản. Nếu có lý do chính đáng, vợ hay chồng có thể xin phép tòa án ngăn cản không cho người kia rút tiền ra.
Nếu có duyên cớ chính đáng, vợ hay chồng có thể xin phép tòa án để truyền buộc nơi quản lý lương bổng, thù lao, lợi tức hoặc huê lợi của người hôn phối cắt một phần trong đó để cấp cho vợ hay chồng.

Các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay mượn trước khi lập hôn thù và trong thời kỳ hôn thú, hoặc do hành vi trái phép của một hoặc hai bên đều là nghĩa vụ chung mà tài sản cộng đồng phải đài thọ.

SẮC LUẬT 15/64

Sắc luật 15/64 ngày 23-7-1964 của chế độ cũ thay thế Luật I/59. Trong sắc luật này có nhiều điểm thông thoáng hơn, nhưng cũng có điểm hạn chế hơn Luật I/59.

Điều kiện kết hôn

Theo Sắc luật 15/64, nữ từ đủ 16 tuổi trở lên mới được phép kết hôn (thay vì từ đủ 15 tuổi trở lên). Ngoài ra, Sắc luật quy định sự đính hôn cũng có giá trị pháp lý. Về đối tượng cấm kết hôn, Sắc luật lại cho phép các đối tượng là bác gái, thím, mợ với cháu chồng, dượng với cháu vợ, bà bác, bà thím, bà mợ với cháu chồng, ông dượng với cháu vợ; chị dâu, em dâu với anh chồng, em chồng, anh rễ, em rễ với chị vợ, em vợ được lấy nhau. Ngay cả anh chị em con hoặc cháu của chú, bác, cô, cậu, dì, tuy bị cấm kết hôn nhưng nếu có lý do chính đáng thì sẽ được thủ tướng đặc cách cho kết hôn.

Hôn thú vô hiệu

Trường hợp hôn thú bị vô hiệu thì con trong thời kỳ hôn thú này vẫn được công nhận là con chính thức.

Quyền gia trưởng

 

Cấm báo chí không được tường thuật các vụ ly hôn và chỉ được đăng tin về kết quả các vụ kiện đó. Nếu vi phạm, cơ quan báo chí sẽ bị phạt từ một ngàn đến năm ngàn đồng (chưa kể tiền bồi thường cho các đương sự nếu có).

Trích Sắc luật 15/64

 

Người chồng có quyền gia trưởng. Theo đó, chồng có quyền lựa chọn chỗ ở cho gia đình, còn vợ có bổn phận phải ở chung với chồng. Trường hợp chỗ ở đó có hại cho gia đình về vật chất hoặc tinh thần thì người vợ có thể xin chánh án tòa án cho phép ở riêng một nơi khác với con cái. Ngay cả trong việc lựa chọn nghề nghiệp, người vợ cũng bị “ảnh hưởng” bởi quyền gia trưởng của người chồng. Nếu không được chồng đồng ý cho làm một nghề nghiệp gì thì người vợ phải xin chánh án tòa án sở tại cho phép mình được không tuân theo ý chồng. Ngược lại với quyền gia trưởng, Sắc luật cũng ràng buộc người chồng nhiều hơn trong nghĩa vụ đóng góp vào các khoản chi tiêu của gia đình. Tùy theo khả năng của mình, người chồng phải cung cấp cho vợ tất cả những gì cần thiết cho việc sinh sống.

Những bất động sản của vợ hoặc chồng có trước khi lập hôn thú, hoặc thừa kế, được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của mỗi người. Người chồng có quyền quản trị toàn bộ tài sản chung và riêng của hai người, nhưng chỉ được bán hoặc cầm cố tài sản quan trọng, tài sản riêng của vợ khi có sự ưng thuận của người vợ.

Căn cứ cho ly hôn

Ngoại trừ trường hợp giá thú bị mất giá trị khi một trong hai người chết, hay do tòa án tuyên bố vô hiệu, vợ hoặc chồng chỉ có thể xin ly hôn hoặc ly thân sau khi lập hôn thú ít nhất là hai năm. Ngoài ra, phải có một trong những lý do sau:

- Người phối ngẫu ngoại tình.

- Người phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội.

- Bị ngược đãi, bạo hành, nhục mạ một cách thậm từ và thường xuyên khiến hai người không thể chung sống với nhau được nữa.

- Có án văn xác định người phối ngẫu bị mất tích.

- Người phối ngẫu bỏ phế gia đình, sau khi có án văn xử phạt người phạm lỗi.

Thủ tục ly hôn

Tòa án phải tiến hành hòa giải hai lần (cách nhau ba tháng) trước khi xử ly hôn. Sau hai lần hòa giải bất thành, thẩm phán sẽ ra án lệnh cho phép nguyên đơn tiếp tục thủ tục ly hôn. Trong án lệnh, thẩm phán có thể quyết định về nơi tạm trú của vợ chồng trong thời kỳ giải quyết ly hôn, giao hoàn quần áo, đồ dùng riêng của mỗi người, việc tạm giữ, thăm viếng, cấp dưỡng con. Ngay từ lúc có án lệnh, một trong hai bên có quyền xin thi hành những  biện pháp để bảo quản quyền lợi, nhất là xin niêm phong tài sản chung. Mọi cam kết của người chồng có phương hại cho khối tài sản chung sau khi có án lệnh cho ở riêng sẽ vô hiệu, nếu đủ chứng cứ cho thấy sự cam kết đó là gian dối để làm hại quyền lợi của người vợ.

Án ly hôn phải được chuyển tả (ghi chú) vào bên lề giấy khai sinh của đương sự. Đồng thời án ly hôn phải được công bố trong một tờ báo xuất bản ở nơi tòa án tọa lạc hoặc nơi gần nhất.

Hậu quả

- Sau khi ly hôn, người vợ chỉ được tái giá sau khi bản án đã được ghi chú trong giấy khai sinh và quá 300 ngày, kể từ ngày có lệnh của thẩm phán cho phép ở riêng. Trường hợp trong thời gian đó người vợ sinh con thì người vợ vẫn được tái giá mà không cần chờ hết 300 ngày.

- Sau khi ly hôn, người vợ hoặc chồng sẽ lấy lại tên riêng của mình trước đây.

- Người phối ngẫu có lỗi trong việc ly hôn phải bồi thường cho người kia một số tiền do tòa án ấn định (chưa tính tiền cấp dưỡng nuôi con). Người phối ngẫu không có lỗi được nuôi giữ con chung. Nếu trẻ còn nhỏ thì được giao cho người mẹ. Nếu con đã đủ 16 tuổi thì có thể lựa chọn ở với mẹ hoặc với cha.

- Tài sản sẽ chia theo hôn ước (nếu có). Người phối ngẫu có lỗi sẽ mất quyền lợi nêu trong hôn ước. Nếu không có hôn ước thì tài sản chung sẽ chia đôi.

Ly thân

Thủ tục ly thân cũng tương tự thủ tục ly hôn. Án ly thân không đoạn tuyệt bổn phận vợ chồng, nhưng có thể căn cứ vào đơn xin của một trong hai bên mà thẩm phán cấm người vợ mang tên người chồng, hoặc cho phép người vợ không mang tên người chồng nữa (nếu có lý do chính đáng). Sự ly thân đặt vợ chồng vào tình trạng tài sản riêng biệt, việc nuôi con cũng được giải quyết như khi ly dị. Sau ba năm có án ly thân, mỗi bên đều có thể xin hoán cải thành án ly hôn và đương nhiên được cho ly hôn. Người có lỗi trong việc ly hôn phải chịu mọi án phí hoán cải. Nếu hai bên đều có lỗi thì mỗi bên chịu phân nửa án phí.

Con ngoại hôn

Con ngoại hôn là con của cha mẹ không có giá thú. Con ngoại hôn nếu được nhìn nhận thì chỉ được cấp dưỡng mà không được quyền thừa kế. Nếu sau khi người cha, hoặc mẹ chết mà không có con chính thức thì con ngoại hôn mới được thừa nhận được hưởng di sản.

Còn con do ngoại tình hoặc do loạn luân thì không được thừa nhận và không được phép truy tầm phụ hệ hay mẫu hệ. Tuy nhiên con ngoại tình hoặc do loạn luân vẫn được kiện đòi cha, mẹ cấp dưỡng.

• Chương Hộ Hôn của Quốc triều Hình luật (Bộ luật Hồng Đức) quy định chế độ hôn nhân và gia đình thời phong kiến có 58 điều. Trong đó có nhiều điều khá tiến bộ. Người nào lấy cô, dì, chị em gái, kế nữ (tức con riêng của vợ), người thân thích đều bị xử theo tội gian dâm. Không những thế, nếu là anh, em hoặc học trò mà lấy vợ của em, anh, thầy (dù họ đã chết) đều bị xử tội lưu; còn người đàn bà sẽ bị xử giảm một bậc; và đều phải ly dị. Người con gái được hứa gả (chưa thành hôn) mà người chồng tương lai bị ác tật, phạm tội hoặc phá tán gia sản thì người con gái được phép kêu đến quan để trả đồ lễ; trường hợp người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả đồ lễ; ai làm trái sẽ bị phạt 80 trượng.

Ngoài ra, ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì cũng bị xử phạt; hoặc vì quá say mê nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì bị xử tội biếm. Phàm là chồng mà bỏ vợ năm tháng không đi lại (vợ đã trình quan sở tại và xã quan làm chứng) thì sẽ bị mất vợ, người vợ được phép lấy chồng khác, ngoại trừ trường hợp chồng vì việc quan mà phải đi xa. Nếu vợ đã có con thì thời hạn trên là một năm. Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì cũng phải tội biếm.

Trường hợp cha mẹ vợ đã gả con gái rồi, sau thấy người chồng nghèo khó lại bắt con về thì sẽ bị phạt 60 trượng, biếm hai tư, còn cô con gái bị buộc phải trở về nhà chồng. Nếu người con rễ lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, vụ việc thưa lên quan thì quan sẽ cho vợ chồng được phép ly dị.

• Bộ luật Gia Long nhìn nhận quyền thừa kế ngang hàng của tất cả các con cùng cha khác mẹ, không phân biệt là con vợ cả, vợ thứ hay nàng hầu.

 


 

Phụ nữ ở nhiều nước tiến bộ cũng bị chồng hành hạ

Vào năm 2000, qua 500 cuộc khảo sát và thăm dò dư luận tại gần 200 quốc gia, tổ chức bảo vệ sức khỏe cộng đồng thuộc Trường đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã công bố một báo cáo làm chấn động dư luận thế giới: cứ ba người phụ nữ trong thế giới hiện đại có vấn đề về sức khỏe lớn do hậu quả của các hành vi xâm phạm thân thể như đánh đập, cưỡng hiếp, bị buộc nô dịch thì có một là do chồng họ gây ra. Tình trạng vi phạm nhân quyền của phái nữ tại các nước kém phát triển cũng tương tự như tại các nước công nghiệp hàng đầu thế giới.

Tại Mỹ và Canada, 30% số phụ nữ được hỏi ý kiến cho rằng họ là nạn nhân của chồng họ. Còn tại Nicaragua và Papua New Guinea, con số đó là 65%. Tại một số quốc gia khác, tỷ lệ phụ nữ bị bạc đãi về thể xác lẫn tinh thần lên đến 70%.

Tại Cu Ba, người đã bị kết án là thủ phạm, đồng thủ phạm hay tòng phạm giết vợ (hoặc chồng) của một người thì bị cấm kết hôn với chồng (hoặc vợ) của người bị giết.

1
0
Tâm Như
14/07/2021 18:47:49
+3đ tặng
a. Sự kết hợp hôn nhân không tự do
b. Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thể hiện nguyên tắc không tự do. 

c. Chấm dứt hôn nhân thể hiện nguyên tắc không tự do. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo