Cô kia xách giỏ đi đâu, Cho tôi gửi trầu cô xách giùm tôi, Trầu anh trầu đắng trầu nồng, Em không dám nhận sợ chồng em ghen..phân tích các nhân tố giao tiếp trong ca dao trên
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Mục đích của những cuộc giao tiếp trong ca dao tình yêu là nhằm bộc lộ những tình cảm, thái độ của con người, xác lập và củng cố những mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp. Những mục đích này có thể được thể hiện một cách trực tiếp nhưng cũng có thể được thể hiện một cách gián tiếp thông qua mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp khác như: không gian giao tiếp, nội dung giao tiếp và nhân vật giao tiếp.
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động quan trọng, là nhu cầu thiết yếu của con người. Hoạt động này diễn ra trong xã hội loài người nhằm trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm giữa người với người. Đồng thời hoạt động giao tiếp còn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Vì vậy có thể nói giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong xã hội loài người cũng như trong cuộc sống con người. Trong đó “giao tiếp bằng ngôn ngữ là một lẽ sống còn của xã hội”.[23;10].
Tuy nhiên, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ với một người nào đó thì những câu hỏi như: Người giao tiếp với mình nói cái gì? Họ nói như thế nào? Tại sao lại nói như vậy mà không nói khác đi?…luôn đặt ra trong những suy nghĩ của ta. Đây là những vấn đề thuộc về nhân tố giao tiếp mà ngữ dụng học quan tâm và tìm cách giải quyết. Nó được xem là một trong ba khái niệm nền tảng của ngữ dụng học- một ngành khoa học rất mới mẻ nghiên cứu “quan hệ giữa tín hiệu với người lí giải chúng” (Charles William Morris). Chúng luôn có mặt trong các cuộc giao tiếp và chi phối cuộc giao tiếp đó về nội dung và hình thức. Vì vậy mà cuộc giao tiếp thành công hay thất bại là tùy thuộc người giao tiếp có ứng xử phù hợp với các nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp ấy không?
Nghiên cứu nhân tố giao tiếp sẽ giúp cho ta hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về giao tiếp, các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp và chi phối cuộc giao tiếp đó để biết cách điều chỉnh hoạt động giao tiếp của mình nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao. Cũng như khi xem xét một phát ngôn nào đó ta cũng cần phải biết được phát ngôn đó do ai nói, nói trong hoàn cảnh nào, nói cái gì và nói để làm gì? Nếu trả lời được những câu hỏi trên là ta đã có thể hiểu được điều mà người phát ngôn muốn nói. Vì vậy khi xem xét bất cứ một phát ngôn nào ta cũng cần phải chú ý tới các nhân tố chi phối phát ngôn đó.
Hơn nữa trong một xã hội văn minh tiến bộ thì giao tiếp bằng ngôn ngữ không chỉ là hoạt động sống mà còn là văn hóa của con người. Xác định được tầm quan trọng đó, Bộ giáo dục đã đưa vào sách giáo khoa (lớp 10 tập 1 chương trình mới) để giảng dạy cho học sinh phổ thông với tựa bài viết “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” để giúp cho các em có những hiểu biết cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người.Vì vậy chúng tôi nhận thấy tìm hiểu nhân tố giao tiếp không chỉ thiết thực về mặt cuộc sống mà còn cần thiết cho việc giảng dạy sau này.
2- Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao dân ca là một trong những sáng tác được phổ biến rộng rải và có sức sống lâu bền vào bậc nhất. Nó là tiếng nói của cảm xúc, của tình cảm, là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn dân tộc. Ý nghĩa cơ bản của thơ ca trữ tình dân gian là biểu đạt những tư tưởng, tình cảm của người bình dân. Đó là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm là “tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng”. [29;5]
“Giá trị về nhiều mặt đã đưa những câu hát dân gian này vượt qua thử thách thời gian hàng ngàn năm…Sự trường tồn của những bông hoa hương sắc này trong vườn hoa văn nghệ dân tộc sẽ mãi mãi là niềm tự hào của mọi người dân việt” [6;32]. Từ tình cảm đẹp đó, việc tìm hiểu nghiên cứu ca dao- dân ca dưới nhiều góc độ khác nhau càng trở nên cần thiết vì nó sẽ giúp cho chúng ta hiểu đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về dân tộc mình cha ông mình. Điều đó đã được khẳng định bằng biết bao công trình nghiên cứu say mê về ca dao từ việc sưu tầm biên soạn đến việc tìm hiểu, nghiên cứu ở nhiều phương diện khác nhau từ nội dung cho đến nghệ thuật.
Trong ca dao dân ca trữ tình thì phong phú nhất, sâu sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu nam – nữ. Trai gái gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi lao động, hội hè đình đám, vui xuân. Họ có thể thổ lộ với nhau bằng câu “ví”, bằng hình thức giao duyên trong những cuộc hát đối đáp nam – nữ. Mặc dù là sản phẩm của văn hóa dân gian nhưng nếu nhìn dưới góc độ của ngữ dụng học thì rõ ràng bài viết ca dao là một cuộc giao tiếp bởi nó có cả lời trao và lời đáp. Hơn nữa, qua phát ngôn ta còn thấy có đầy đủ các nhân tố cơ bản của một cuộc giao tiếp như nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp. Các nhân tố này luôn có mặt trong một cuộc giao tiếp và chi phối cuộc giao tiếp đó. Vì vậy ngoài được nghiên cứu dưới góc độ thi pháp thì những bài viết ca dao này còn có thể được nghiên cứu dưới góc độ của ngữ dụng. Nay chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu ca dao dưới góc độ mới – giao tiếp.
Trên đây là tất cả những lí do để chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu các nhân tố giao tiếp trong ca dao tình yêu”.
II- Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1- Ngữ dụng học là một nghành khoa học mới mẻ nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh. Trong đó nhân tố giao tiếp là một trong những khái niệm nền tảng. Nó không chỉ được những chuyên gia về ngữ dụng học quan tâm mà còn thu hút các nhà ngôn ngữ học tìm hiểu nghiên cứu.
Đỗ Hữu Châu có công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhân tố giao tiếp trong “Đại cương ngôn ngữ học”. Đây là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về nhân tố giao tiếp. Theo ông nhân tố giao tiếp gồm ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. Các nhân tố này luôn có mặt trong cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng như nội dung.
Nhân tố ngữ cảnh là một tổng thể gồm hai hợp phần: một là nhân vật giao tiếp với vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân, hai là hiện thực ngoài diễn ngôn với hiện thực – đề tài của diễn ngôn, thế giới khả hữu và hệ qui chiếu; hoàn cảnh giao tiếp, thoại trường và ngữ huống giao tiếp.
Nhân tố ngôn ngữ gồm các phương diện: đường kênh thính giác và thị giác, các biến thể của ngôn ngữ và loại thể.
Nhân tố diễn ngôn gồm: câu, phát ngôn, diễn ngôn; chức năng của giao tiếp và các thành tố nội dung của diễn ngôn.
Ngoài ra, Bùi Minh Toán còn có công trình nghiên cứu về nhân tố giao tiếp dưới dạng ứng dụng là “Giản yếu về hoạt động tiếng Việt và từ” trong “Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt”. Trước khi tìm hiểu về sự chi phối của các nhân tố giao tiếp đối với việc dùng từ, Bùi Minh Toán đã trình bày sơ lược về giao tiếp và vai trò của nó trong xã hội cũng như hai quá trình trong hoạt động giao tiếp vì đó là cơ sở để tìm hiểu về sự chi phối của nhân tố giao tiếp đối với từ trong hoạt động.
Trong công trình này, Bùi Minh Toán đã chọn khảo sát bốn nhân tố giao tiếp thường xuyên có mặt trong một cuộc giao tiếp là: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp. Trước tiên, trong mỗi phần ông trình bày những hiểu biết về các nhân tố giao tiếp một cách khái quát, ngắn gọn sau đó tác giả đưa ra một số ví dụ minh họa rồi phân tích và chỉ rõ sự chi phối của từng nhân tố đối với từ trong từng ví dụ cụ thể.
Bên cạnh đó, Đinh Trọng Lạc có công trình nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt cũng có đề cập đến “Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp và các nhân tố ngoài ngôn ngữ qui định sự lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ”. Đầu tiên tác giả tóm lược một số nhân tố giao tiếp: người nói, người nghe, đối tượng được đề cập hay phản ảnh, ngôn ngữ, đường kênh giao tiếp và văn bản sau đó ông cũng chọn tìm hiểu một số nhân tố: hoàn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích của diễn ngôn: đối tượng tham dự giao tiếp. Theo nhà nghiên cứu đây là căn cứ để sử dụng phương tiện ngôn ngữ này hay phương tiện ngôn ngữ khác, hoặc để lựa chọn sử dụng các phương tiện ngôn ngữ thuộc các phong cách chức năng khác nhau.
Trong đó, Đinh Trọng Lạc đặc biệt coi trọng vai và quan hệ vai của những người tham gia giao tiếp ông xem nó là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng quyết định đến việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ trong giao tiếp. Ngoài ra Đinh Trọng Lạc còn xem xét hoàn cảnh theo nghi thức và hoàn cảnh không theo nghi thức trong mối quan hệ với nhân tố vừa nêu trên (vai và quan hệ vai). Tác giả này cho rằng quan hệ cùng vai có cả hoàn cảnh theo nghi thức và hoàn cảnh không theo nghi thức và đây là nhân tố thứ hai có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp. sau cùng là mục đích thực tiễn trong giao tiếp. Đây là những nhân tố quyết định có tác dụng tốt trong việc rèn luyện sử dụng ngôn ngữ theo phong cách. Mỗi người trong những trường hợp giao tiếp khác nhau phải luôn luôn tự hỏi mình: Nói, viết đây là với tư cách gì, trong quan hệ thế nào với ai, giao tiếp theo nghi thức hay không theo nghi thức, nhằm mục đích gì.
2- Ca dao dân ca được sưu tầm, biên soạn và nghiên cứu từ rất sớm với biết bao những công trình nghiên cứu lớn, nhỏ về thể loại này. Người ta nghiên cứu về ca dao với tất cả các góc độ có thể tìm hiểu, khám phá được như: kết cấu, ngôn ngữ, thể thơ, không gian, thời gian nghệ thuật…Song tùy vào từng lỉnh vực nghiên cứu, mục đích của từng bài viết viết mà các tác giả đi vào khai thác những vấn đề ấy theo những cách thức và mức độ khác nhau.
Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu có xu hướng đi vào tìm hiểu ca dao dưới góc độ thi pháp còn dưới góc độ của ngữ dụng thì chưa được quan tâm và chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào, đặc biệt là ở ca dao tình yêu theo lối đối đáp.
Tuy nhiên qua tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi cũng tập hợp được một số bài viết viết về ca dao tình yêu. Tuy không được nhìn nhận dưới góc độ của ngữ dụng nhưng nó cũng ít nhiều có liên quan đến vấn đề mà chúng tôi sẽ tìm hiểu trong đề tài như: không gian, thời gian và các phương tiện xưng hô.
Trần Thị Kim Liên có công trình nghiên cứu về “Cách sử dụng từ xưng hô trong ca dao tình yêu”. Trong bài viết này tác giả đã chỉ ra các cung bậc tình cảm thể hiện qua một số cặp từ xưng hô: anh – cô; anh – nàng; anh – em và một số phương tiện xưng hô khác. Trong đó tác giả đặc biệt chú ý đến sự khác nhau ở cách dùng các đại từ xưng hô trong ca dao tình yêu ba vùng Bắc, Trung, Nam. Tác giả cho rằng trong xưng hô các chàng trai, cô gái Bắc bộ “thường chọn cách diễn đạt bóng gió, xa xôi” còn “trai gái Trung bộ, Nam bộ ưa cách nói bộc trực , thẳng thắn, mạnh mẻ”. Qua đó giúp cho người đọc thấy được cái chung và nét riêng của thơ ca dân gian từng vùng đất nước.
Về thời gian nghệ thuật, Trần Thị An trong bài viết “Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu” cho rằng “thời gian là một vấn đề được tác giả dân gian quan tâm trong mảng ca dao tình yêu” và “đặc điểm bao trùm của dòng thời gian trong ca dao tình yêu là tính ước lệ”, ước lệ ở “những công thức thời gian”, ở “cách tính thời gian”. Tác giả chỉ ra nhờ tính ước lệ mà thời gian trong ca dao tình yêu phục vụ được hai mục đích: một là “ước lệ hóa để thời gian trở thành khái quát, phổ biến cho mọi đối tượng, hoàn cảnh, thời điểm”. Hai là “ hiện tại hóa mọi biểu hiện thời gian để nó trở thành hiện tại cụ thể của mọi người vào thời điểm diễn xướng”. Còn Bùi Mạnh Nhị trong công trình “Thời gian nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình” cho rằng: “thời gian nghệ thuật trong thể loại này (ca dao trữ tình) là thời gian tâm lý” nhằm “để thể hiện những suy nghĩ, những rung động của tình yêu, những nhớ thương hạnh phúc và đau khổ của con người”.
Bên cạnh đó Phạm Thu Yến cũng có công trình nghiên cứu về “Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao”. Trong công trình này tác giả phân chia thời gian ra làm hai mảng: là thời gian sự kiện và thời gian tâm lý. Tuy nhiên tác giả cho rằng thời gian sự kiện chiếm số lượng tương đối ít và không điển hình. Trong công trình này tác giả đã chú ý khảo sát các công thức chỉ thời điểm và chỉ ra ý nghĩa của một số công thức như: “chiều chiều”, “đêm qua”, “đêm trăng thanh”. Ngoài ra Phạm Thu Yến còn chỉ ra một số công thức miêu tả thời gian như: “Thời gian để chỉ các trạng thái tình cảm thay đổi thường được miêu tả đối lập quá khứ và hiện tại”; “thời gian là phương tiện biểu hiện lời thề nguyền ước hẹn hoặc ước mơ cháy bỏng của tình yêu hoặc lời đùa vui đố hỏi”.
Nhìn chung hầu hết các công trình nghiên cứu đều thống nhất ý kiến cho rằng thời gian trong ca dao tình yêu thời gian ước lệ, tượng trưng, thời gian tâm lý.
Về không gian nghệ thuật thì trong công trình nghiên cứu của mình Phạm Thu Yến chia không gian ra làm hai mảng: là không gian vật lý và không gian tâm lý. Trong đó tác giả chủ yếu khảo sát không gian tâm lý. Ở phần này nhà nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm và ý nghĩa của một số không gian nghệ thuật trong ca dao mà chủ yếu là ca dao trữ tình. Tác giả cho rằng “không gian là cái cớ để nhân vật giả bày tâm trạng, không gian trong ca dao được miêu tả thường là không gian gần gũi, bình dị mang đặc điểm của làng quê Việt Nam”. Ngoài ra, “không gian còn là phương tiện để nhân vật thề nguyền, ước hẹn”
Như vậy các công trình nghiên cứu về ca tình yêu cũng khá nhiều nhưng các nhà nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu dưới góc độ của thi pháp còn dưới góc độ của ngữ dụng thì chưa được sự quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là hướng ứng dụng lý thuyết về nhân tố giao tiếp vào khảo sát ca dao tình yêu theo lối đối đáp thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Chúng tôi nhận thấy đây là một mảnh đất mới đầy tiềm năng chưa được khai phá. Cho nên trên cơ sở những lý thuyết đã có và tiếp thu thành tựu của các công trình nghiên cứu về ca dao, chúng tôi mong muốn được góp phần nghiên cứu ca dao dưới góc độ mới- ngữ dụng học.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |