Nếu xem tác phẩm như một lời phát biểu trước cuộc sống thì phần đề tài, chủ đề có thể xem như là “chủ ngữ”, còn phương diện chủ quan của nội dung có thể xem là “vị ngữ”.
Em hiểu như thế nào về nhận định trên? Từ “chủ ngữ” mà em yêu thích, hãy làm rõ những phương diện độc đáo, đặc sắc của “vị ngữ” trong một vài tác phẩm của chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Để hiểu được ý nghĩa câu nói trên chúng ta cần hiểu vai trò, chức năng của “chủ ngữ” và “vị ngữ” trong câu. Trong một câu (phát ngôn), chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu lên đối tượng, chủ thể còn vị ngữ nêu hành động, trạng thái,… của chủ thể được nêu ở vị ngữ.
Một tác phẩm văn học luôn phản ánh cái nhìn, cách đánh giá, tâm trạng, cảm xúc của tác giả về hiện thực cuộc sống. Chính vì vậy, đề tài, chủ đề của tác phẩm chính là chủ thể, là đối tượng phản ánh (chính là chủ ngữ). Tâm trạng, cách nhìn, cảm xúc của tác giả thể hiện trong tác phẩm chính là phần “vị ngữ” để thể hiện cách nhìn cuộc sống, cách nhìn hiện thực của tác giả.
Do đó, đề tài, chủ đề, chủ đề chính là “chủ ngữ” còn nội dung của tác phẩm chính là phần “vị ngữ” thể hiện cách nhìn của mỗi nhà văn về đề tài, chủ đề ấy. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
Lão Hạc của Nam Cao đề cập đến đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm phản ánh cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người nông dân thông qua hình ảnh Lão Hạc. Lão Hạc là hiện thân của những đau khổ, cô đơn, tủi nhục và bế tắc mà người nông dân Việt Nam phải chịu đựng trong chế độ thực dân, phong kiến. Dường như tất cả những đau khổ ở cuộc đời này dồn cả lên đôi vai gầy guộc của lão Hạc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |