Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau: “Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn có trách nhiệm với bản thân mình và với quê hương, đất nước”

Viết một đoạn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau: “Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn có trách nhiệm với bản thân mình và với quê hương, đất nước”.

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.347
1
0
dogfish ✔
24/07/2021 09:45:44
+5đ tặng

Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung. Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim…

Điều đáng trân trọng ở đây là người cống hiến không coi đó là sự hy sinh, mà xem đó như là việc phải làm, là “nghĩa vụ” và “nhu cầu” để được hành động, san sẻ…

Có thể thấy, trong đời sống, ở đâu, lĩnh vực nào, bao giờ cũng có sự cống hiến với vô vàn hình thức, cách thức… hiến dâng. Có người dành cả đời mình cho nghệ thuật. Người cống hiến cho thể thao; người trọn đời cống hiến cho khoa học. Người hết lòng vì Tổ quốc thiêng liêng… Có những cống hiến dễ nhận thấy, được ngợi ca, nhưng cũng có những cống hiến thầm lặng, lắng sâu tự đáy lòng… Điểm chung nhất, đó là sự hy sinh - sự hy sinh cao cả… “Ba lần tiễn con đi - hai lần khóc thầm lặng lẽ”… Và “nước mắt Mẹ không còn vì khóc những đứa con, lần lựa ra đi, đi mãi mãi…”.

Có lẽ không có sự hy sinh, mất mát và nỗi đau nào lớn bằng những đứa con - khúc ruột do mẹ mang nặng, đẻ đau… đã hiến dâng cho Tổ quốc và mãi mãi không về.

Và đây nữa, những người trẻ anh hùng - những người con áo vải “ra đi từ mái tranh nghèo”, từ đồng quê mộc mạc… đã nặng lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”! Họ đã xả thân mình không một chút do dự, nao núng… Ai cũng hừng hực khí phách của “người lính đi đầu” suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Trong thời bình hôm nay, chính những người trẻ đã noi theo các thế hệ đi trước, đã tự dặn lòng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”… Và họ tự đặt cho mình nhiệm vụ ra sức học tập, trau dồi kiến thức mọi mặt; không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân, tích cực tiếp cận những tiến bộ của thời đại, đem hết tinh thần và nhiệt huyết cống hiến cho quê hương, đất nước ngày một “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”… Chính tuổi trẻ đã góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước mà như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vai trò, vị trí cao như ngày nay”!

Chúng ta tự hào khi có nhiều người trẻ là những giáo sư, tiến sĩ, những nhà khoa học, nhà sáng chế… ở tuổi thanh niên. Ở đó có những nhà lãnh đạo trẻ tài năng, những nhà kinh doanh vươn tầm quốc tế. Trong họ luôn mang đến tư duy mới, cách mạng, sáng tạo không ngừng và luôn khát vọng, hoài bão để thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh xã hội. Có thể thấy thế hệ trẻ luôn là “nguyên khí quốc gia”, là niềm tin, là hy vọng. Dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, vai trò của thế hệ trẻ vẫn luôn góp công, góp sức quyết định tương lai dân tộc… Sự cống hiến tài năng, trí tuệ của tuổi trẻ luôn là sức mạnh nội sinh, độc lập, tự chủ làm nên lịch sử…

Bản thân người trẻ đã tự xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu và lối sống lành mạnh, đúng đắn, văn minh về sự cống hiến. Gạt bỏ những lợi ích cá nhân, vị kỷ, tầm thường, hy sinh “cái tôi” của bản thân, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực của mình đóng góp cho đất nước, quê hương.

Quê hương, đất nước luôn tự hào và hạnh phúc khi sự cống hiến vẫn luôn hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi - nhất là khi “Đất nước chìm trong giông bão” thì lại trỗi lên tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” với một sức trẻ tràn đầy nghĩa khí…

Sự cống hiến không chỉ ở “đầu sóng ngọn gió” mà có ở mọi lúc mọi nơi, mọi ngõ ngách của đời sống và cả “trong sâu thẳm trái tim mình”… Tất cả, tất cả đã và đang sẵn sàng vào cuộc với một tâm thế… hiến dâng trong kiêu hãnh, tự hào!

Tuy nhiên, đời sống luôn có hai mặt, trái chiều. Bên cạnh sự xả thân cũng lộ diện sự lười nhát, vụ lợi, sống cho riêng mình; có cả sự “ung dung” hưởng thụ trong… lười biếng!

Một dạng khác nữa là luôn tỏ ra xông xáo, tích cực… hiến kế, hiến tài… nhưng thực chất là “làm màu” để lấy lòng cấp trên, vì những hành vi “múa rìu” của họ rất khó tìm thấy… “cái tâm” trong ấy!

Đó là những hiện tượng lệch lạc, cần lên án, chấn chỉnh, bài trừ… Có như thế mới đem lại sự “công bằng” và khích lệ tinh thần cống hiến của tuổi trẻ; để mọi người cùng ý thức hiến dâng (dù ít dù nhiều) luôn là hành động, là nghĩa cử cao đẹp trong tâm mỗi con người.

“Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp” - Bác Hồ kính yêu luôn mong mỏi, luôn kỳ vọng, gửi gắm niềm tin - nhất là thế hệ trẻ nước nhà…

Chúng ta tự hào khi cách đây chưa lâu, trong Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc (giai đoạn 2015 - 2020) đã có trên 2.000 đại biểu là những đại diện xuất sắc nhất trên các lĩnh vực - là những bông hoa trong vườn hoa đẹp của dân tộc. Họ là những con người dâng hiến tài năng, trí tuệ, sức lực của mình cho làng xóm, quê hương, cộng đồng, dân tộc. Ở đó có những câu chuyện, những sẻ chia với những nỗi đau quặn thắt lòng người… Ở đó có cả sự hy sinh tính mạng mình một cách vô tư, hồn nhiên như “chuyện phải làm”!

Chúng ta tự hào với 4 nhân vật truyền cảm hứng trong năm 2020 - bốn “nhân vật cống hiến của năm” được báo chí bình chọn: Đó là cô giáo vùng cao Trương Thị Nhượng (tỉnh Hà Giang) - người đã tận tụy suốt nhiều chục năm ở vùng đất chỉ có núi và… núi. Mong mỏi lớn nhất của cô là có được ngôi trường đàng hoàng để tập hợp trẻ mồ côi; học sinh miền núi có thêm miếng thịt trong bữa ăn, có chiếc áo ấm để mặc…

Đó là Hoàng Tuấn Anh - “cha đẻ” ATM gạo miễn phí trong đại dịch COVID-19. Anh vẫn tự dặn lòng: “Sẽ nỗ lực để làm được những điều mới mẻ khác nữa, đem lại lợi ích cho cộng đồng”!

Đó là cậu sinh viên Ngô Minh Hiếu - chàng trai khiến ta cảm mến với câu chuyện tử tế: 10 năm cõng bạn đến trường… xem đó như một lẽ tự nhiên vì bạn!

Và nhân vật đặc biệt: Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch (tỉnh Quảng Bình) - Phan Thanh Miên, người đã qua đời trong trận lũ miền Trung mới đây khi dầm mình trong nước lũ, đưa người dân đến nơi an toàn, còn anh thì… ra đi mãi mãi!

Hết lòng vì người khác, xả thân đời mình, bất chấp hiểm nguy, đem hết tài năng, trí tuệ dâng hiến cho người, cho đời là tinh thần thiêng liêng của sự cống hiến…

Để kết thúc mấy dòng suy ngẫm này, xin được mượn lời của triết gia ở đầu bài: “Con người sẽ trở nên hạnh phúc và thành công nhất khi được cống hiến” - đó không phải là triết lý mà là sự chân tình giữa con người với con người trong cuộc sống!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Bngann
24/07/2021 09:47:49
+4đ tặng
0
0
Cục Kít
16/05/2023 21:57:16

Là con người, ai cũng có quê hương. Hướng về quê hương, nguồn cội không chỉ có ở con người mà cả loài vật cũng có bản năng ấy. Có một loài lươn sinh ra ở Bắc âu, khi lớn lên chúng tìm đến những vùng nước ấm áp ở khu vực Đông Nam Á để sinh sản. Những con lươn con khi chúng lại tìm về vùng Bắc Âu giá rét, nơi mà cha mẹ chúng đã đến. Bởi thế, nói về quê hương, Raxun Gamzatov đã cho rằng: "Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người".

Vậy rốt cuộc quê hương là gì? Quê hương là nơi tổ tiên, ông bà, cha mẹ và ta đã được sinh thành, có một thời gian dài sinh sống và gắn bó qua nhiều thế hệ. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, quê hương là nói về một đất nước mà trong đó có quê (làng, cái nhà) mà mình đã được sinh ra, được dưỡng nuôi và thụ hưởng một nền văn hóa của làng quê, đất nước đó. Bởi thế giữa quê hương và con người có một mối liên hệ bền chặt, không thể tách rời.

Tại sao không thể tách quê hương ra khỏi con người? Câu nói của Raxun Gamzatov đã khẳng định mạnh mẽ sợi dây liên kết giữa quê hương và con người. Con người có thể rời xa quê hương vì nhiều lí do. Có thể là để học tập vì quê nhà không có trường, không có ngành nghề mình yêu thích, hoặc chọn nơi có hiệu quả giáo dục cao hơn. Có thể là do hoàn cảnh kinh tế, chính trị, đoàn tụ gia đình phải sinh cơ lập nghiệp nơi khác. Cũng có thể là do điều kiện công tác hoặc do những lí do cao đẹp hơn: tìm đường cứu nước, khai khẩn đất hoang…

Trong số họ có thể từ lâu đã không trở lại hoặc không còn nhớ gì về nơi chôn nhau cắt rốn nhưng quê hương sẽ mãi mãi ở bên họ, tồn tại trong họ trong văn hóa ứng xử hay trong nguồn gốc bản thân. Không thể tách quê hương ra khỏi con người bởi quê hương đã gắn bó máu thịt với con người. Quê hương hiện diện trong trí nhớ, trong tâm tư, tình cảm con người. Những hình ảnh thân quen, những kỉ niệm thân thiết, những tháng ngày gắn bó sẽ trở thành kỉ niệm hay hồi ức sống mãi trong lòng chúng ta.

Quê hương hiện diện trong tình cảm mỗi người. Đây là tình cảm thiêng liêng cũng như mọi thứ tình yêu khác, không thể lí giải nổi nhưng ăn sâu trong tâm khảm mỗi người. Tình yêu quê hương gắn liền với những hình ảnh thân thuộc khác.

Quê hương là những giá trị văn hóa, là bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán được hiện diện trong lối sống hằng ngày. Đó là sở thích, lối ăn mặc, những thói quen, văn hóa ứng xử, ngôn ngữ, giọng điệu, trong câu hát, lời ru…

Không ai có thể từ bỏ hoàn toàn quê hương. Bởi những giá trị vô hình của quê hương đã ẩn sâu trong tâm hồn họ không thể nào họ có thể phủ nhận được. Cho đến khi họ không còn được nhìn thấy mặt trời thì những giá trị ấy lại tiếp tục nảy nở, tồn sinh trong các thế hệ sau.

"Cáo chết còn quay đầu về núi", con người có quê hương, là nơi để trở về sau những bôn ba trên cuộc đời. Trở về nguồn cội vốn là một truyền thống văn hóa đã trở thành triết lí sống của dân tộc ta từ bao đời nay.

Con người không nghĩ gì về quê hương thì tâm hồn sẽ khô cạn, cuộc sống sẽ tẻ nhạt, luôn cảm thấy cô đơn, trống vắng, không thể tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc đời. Bất hạnh lớn nhất của đời người là không biết mình đã đến từ đâu và khi rời khỏi cõi đời này linh hồn sẽ về đâu trong bao la vũ trụ.

Ngày nay, có nhiều người đã phủ nhận quê hương, phủ nhận nguồn cội, coi thường hoặc sỉ nhục các giá trị tốt đẹp của quê hương mà bản thân họ cũng có một phần ở trong đó. Họ chấp nhận sống lai căng, mất gốc, vui vẻ với một thứ văn hóa pha tạp, khiến họ trở nên lố lăng, kịch cỡm. Đó là sự khiếm khuyết về nhân cách. Những người như thế thật đáng chê trách.

Ý kiến của Raxun Gamzatov là một sự đúc kết sâu sắc mỗi quan hệ giữa con người và quê hương; là lời nhắc nhở, là bài học quý giá cho mỗi người trong thời buổi toàn cầu hóa, khi mà con người phải thường xuyên rời xa quê hương mình. Nhận thức được điều đó, mỗi chúng ta phải luôn xây dựng một tình cảm gắn bó cụ thể và tha thiết đối với quê hương. Tình cảm ấy phải trong sáng, vững mạnh và tiến bộ. Có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Biết tiếp thu cái đẹp, cái hữu ích, cái phù hợp của quê hương, đất nước trong thời đại mới chứ không nên bảo thủ một cách mù quáng. Xây đắp, bảo vệ quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.

Từ lâu, tình yêu quê hương đất nước vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Trong mấy nghìn năm qua, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc lại kết tinh thành sức mạnh vô biên quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, làm nên biết bao trang sử vẻ vang. Người Việt Nam dù đi đâu về đâu đều hướng về nguồn cội. Câu nói của Raxun Gamzatov càng khẳng định sâu sắc sự đúng đắn của tinh thần thiêng liêng ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×