Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuông sông tự vẫn. Theo em, khi kể chuyện tác giả còn hé mở chi tiết nào trong truyện để tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương

Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuông sông tự vẫn. Theo em, khi kể chuyện tác giả còn hé mở chi tiết nào trong truyện để tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương.

3 trả lời
Hỏi chi tiết
594
1
2
Nguyễn Nguyễn
27/07/2021 08:43:19
+5đ tặng

Nghi ngút dầu ghènh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” được Nguyễn Dữ viết lên từ một câu chuyện có thật trong xã hội bất công phong kiến. Câu chuyện hòa trong cái thực và cái hư với hai cảnh sống khác nhau của Vũ Thị Thiết người con gái Nam Xương. Một cảnh trần gian và một ở thủy cung. Tuy đó là hai cảnh đời khác nhau nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một câu chuyện hay đúng với tựa đề của tập truyện: “Truyền kì mạn lục”. Đây là một tập truyện ngắn viết bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam vào thế kỉ mười sáu.

Vũ Thị Thiết là người con gái đức hạnh, con nhà Nho giáo, có học lại xinh đẹp. Còn Trương Sinh vốn là con nhà giàu nhưng không có học, tính tình đa nghi nóng nảy. Với sự chủ hôn của hai gia đình, Vũ Thị Thiết và Trương Sinh nên duyên chồng vợ với tính tình trái ngược nhau. Biết chồng có tính đa nghi, nàng càng giữ gìn khuôn phép, yêu thương chiều chuộng chồng để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhưng chiến tranh xảy ra, triều đình bắt lính, Trương Sinh phải tòng quân xa mẹ, xa vợ. Nàng ở nhà với bụng mang dạ chửa, và phải chăm sóc mẹ già luôn đau ốm. Nỗi xa chồng chưa dứt nàng phải mang thêm một niềm đau khác là mẹ chồng mất. Nàng lo cho mẹ chồng mồ yên mả đẹp chẳng khác mẹ mình. Và nàng còn phải vất vả nuôi dạy con thơ. Thiết tưởng tấm lòng ấy nàng sẽ được đền bù thỏa đáng. Nhưng nào ngờ khi Trương Sinh trở về sum họp gia đình thì đứa con không nhận là bố. Nó nói: “ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít... Trước đây thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cùng đi, mẹ Đản ngồi cùng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

Nghe thế tính đa nghi của Trương Sinh nổi dậy, làm cho chàng trở nên mù quáng. Chàng nghĩ rằng vợ mình đã làm một việc mà không một ai có thể tha thứ được đó là tội ngoại tình. Thế là chàng ruồng rẫy đánh đuổi nàng đi. không chịu nghe những lời nàng nói. Với nỗi oan ức đó nàng đã gieo mình xuống sông tự vẫn.

Cái chết của Vũ Nương gây cho người đọc nhiều thương tiếc, thương cho người phụ nữ đức hạnh phải chết oan. Tiếc cho kiếp đời ngắn ngủi của người con gái đảm đang, thủy chung. Bên cạnh đó còn có sự tức giận đối với tính tình của Trương Sinh. Tuy nhiên, truyện khỏng phải không có hé mở các khả năng tránh được tấm thảm kịch bi thương của Vũ Nương. Nhưng thật đáng tiếc Trương Sinh không tận dụng được các cơ hội đó. Có thể nói đây là tài kể chuyện xuất chúng của tác giả đã kết thắt rồi mở gây được nhiều chú ý cho người đọc.

Trong nhân gian ta có câu “ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, câu nói ấy khẳng định được sự thật thà của những đứa trẻ. Nó phản ánh đúng sự việc xảy ra. Tuy nhiên cũng mang ít nhiều sự vô lí. Ở đây, bé Đản cũng vậy, bé nói nhiều câu nói rất vô lí nào là “cha nín thin thít “cha không bao giờ bế Đản cả” và khi “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Mặc dù vậy, Trương Sinh lại không nhận thức được dẫn đến cái chết của Vũ Nương, người vợ mà chàng không phải không có thương yêu. Câu chuyện có thể xảy ra theo một chiều hướng khác, nếu Trương Sinh kể chuyện con nói lại cho Vũ Nương nghe khi nàng hỏi... vả lại bố Đản đâu là người lớn hay xa lạ mà chàng phải giấu giếm. Nếu chàng nói thì bi kịch ấy loại bỏ, và sự thật sẽ phơi bày, nàng không tìm đến cái chết. Thế là Trương Sinh lại bỏ lỡ cơ hội để giải quyết tấn bi kịch từ sự chủ quan và đa nghi của mình. Chính vì vậy bi kịch vẫn xảy ra để cuốì cùng Trương Sinh phải chịu sự cắn rứt lương tâm và tự dằn vặt lấy mình.

Trở lại với lời nhận xét của vua Lê Thánh Tông, ta thấy đúng là Trương Sinh phũ phàng, chàng đã đem lấy uy lực nam nhi để giải quyết tấn bi kịch. Chàng cứ khư khư cho rằng mình đúng, không nghe lời nói của vợ. Còn Vũ Nương là người con gái ngoan hiền, đáng kính đáng trọng mà phải chết vì một chuyện không đâu. Nỗi oan của Vũ Nương còn hơn nỗi oan của Thị Kính. Thị Kính còn biết mình bị oan vì sao, còn Vũ Nương thì chí biết mình có tội chứ không biết được nguyên nhân. Câu chuyện tuy kể về gia đình nhưng nó vẫn vượt ra khỏi khuôn khổ ấy. Ở đây, ta thấy truyện đã mang tính xã hội: khi chế độ nam quyền đã đè nặng lên vai người phụ nữ, họ không có quyền sống tự do của mình. Và chế độ trọng nam khinh nữ ấy đã thấm sâu vào máu huyết của người đàn ông. Đằng sau cái chết, đằng sau sự khinh rẻ của mọi người và xã hội với Vũ Nương ta còn thấy hình ảnh của nhiều người phụ nữ khác. Những lời nói của Vũ Nương chẳng ai tin nữa, chỉ có cái chết mới có thể minh oan được. Nhưng cái chết ấy vẫn chưa đủ điều kiện để khẳng định sự chung thủy của nàng nếu không có lời nói của bé Đản lúc sau. Nhìn chung, cái chết của Vũ Nương do Trương Sinh trực tiếp gây ra nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là cái xã hội bất công, đầy ngang trái.

Nói tóm lại, câu chuyện đã phản ánh rất rõ nét về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tuy có nhiều khả năng tránh được thảm kịch nhưng những hủ tục cổ xưa lại làm cho thảm kịch xảy ra.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hiển
27/07/2021 08:44:20
+3đ tặng
Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kì hoặc có tính chất truyền kì song được tôn vinh là “thiên cổ kì bút” thì cho đến nay chỉ có một Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Chuyện người con gái Nam Xương được rút trong tập những câu chuyện kì lạ đó. Câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc bởi tấn thảm kịch bi thương về cái chết của Vũ Nương.

Truyện kể rằng, Vũ Thị Thiết là một phụ nữ đức hạnh ở Nam Xương, chồng là Trương Sinh, người nhà giàu nhưng không có học, tính lại đa nghi. Triều đình bắt lính, Trương Sinh phải tòng quân trong khi vợ đang mang thai. Chồng đi xa mới được mười ngày thì nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Năm sau, giặc tan, việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về thì con đã biết nói, nhưng đứa trẻ nhất định không nhận Trương Sinh là bố. Nó nói: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít”. Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”

Tính Trương Sinh hay ghen, nghe con nói vậy đinh ninh rằng vợ hư, đã vu oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Đứa trẻ nói thì Trương Sinh tin ngay, còn vợ than khóc giãi bày thống thiết thì nhất định không tin, họ hàng, làng xóm phân giải công minh cũng chẳng ăn thua gì. Vũ Nương bị oan ức đã nhảy xuống sông tự vẫn.

Đọc kĩ tác phẩm, ta sế thấy truyện không phải không hé mở khả năng có thể dễ dàng tránh được thảm kịch đau thương đó. Tài kể chuyện của tác giả là ở chỗ đó, cởi ra rồi lại thắt vào đẩy câu chuyện đi tới, khiến người đọc hứng thú theo dõi và suy nghĩ, chủ đề của tác phẩm từng bước nổi lên theo dòng kể của câu chuyện. Lời con trẻ nghe như thật mà chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được. Nếu Trương Sinh biết suy nghĩ về hình ảnh người cha kì lạ: “không biết nói, chỉ nín thin thít” chẳng bao giờ bế con mình, mà hệt như “cái máy” – “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, thiếu suy nghĩ, đã vô tình bỏ qua khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ mà chàng không phải không có tình yêu thương. Tất nhiên sự đời có thế mới thành chuyện, hơn nữa thói đời đã chứng minh rằng sự ghen tuông thái quá luôn khiến con người trở nên mù quáng. Chính sự ghen tuông mù quáng mới khiến cho nàng Si-ta của Ân Độ phải nhảy vào biển lửa, nàng Đêđêmôna của nước Anh bị bóp cổ chết và nàng Vũ Nương của Việt Nam phải tự vẫn…

Nhưng bi kịch cua Vũ Nương có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói thì mọi chuyên sẽ rõ ràng. Vũ Nương sẽ chứng minh cho chồng rõ ở một mình nàng hay đùa với con bằng cách trỏ vào bóng mình và nói là cha Đản. Mãi sau này, một đêm phòng không vắng vẻ, ngồi buồn dưới bóng đèn khuya, chợt người con chỉ vào bóng mình trên vách mà bảo đó là cha nó, Trương Sinh mới tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ thì mọi chuyện đã quá muộn màng. Vũ Nương không còn trên đời nữa.

Một phụ nữ; đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một lời không đâu của con trẻ! Một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thương, ai oán trong lòng sông thăm thẳm! Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình nhưng nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, nhất là ở thời nó đã suy vong. Xã hội đó đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng đầu óc “nam quyền”, chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Tính ghen tuông của cá nhân cộng vội tư tưởng “nam quyền” trong xã hội đã làm nên một Trương Sinh độc đoán gia trưởng. Đó cũng chính là nguyên nhân đẩy Vũ Nương đến chỗ phải lấy cái chết để minh oan cho tâm lòng trong sáng của nàng. 

​Cái chết của Vũ Nương là sự đầu hàng số phận nhưng cõng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, Vũ phu của đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, tối tăm. Sẽ còn mãi hình ảnh của Vũ Nương trong lòng mọi người như một lời nhắc nhở khôn nguôi về thân phận của người phụ nữ:

Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,
Cung nước chi lo lụy đến nàng.
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng mấy lọ đàn tràng.  
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,    
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
(Lê Thánh Tông)
chúc bn hc tốt^^
0
1
Hoàng Anh
27/07/2021 08:45:34

1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:

Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.

=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo