LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách Kinh Tế Vĩ Mô của Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách Kinh Tế Vĩ Mô của Việt Nam giai đoạn 2017-2018
1 trả lời
Hỏi chi tiết
378
1
0
dogfish ✔
28/07/2021 05:49:36
+5đ tặng

Đà khởi sắc của kinh tế thế giới và sự cải thiện mạnh mẽ về thể chế và môi trường kinh doanh, Chính phủ kiến tạo, hành động, đồng hành cùng doanh nghiệp là những nền tảng thiết yếu tạo nên kết quả ấn tượng của kinh tế vĩ mô năm 2017. Và quan trọng hơn, niềm tin và sự hứng khởi đang lan tỏa trong người dân, doanh nghiệp, tế bào của nền kinh tế, mở ra kỳ vọng về một năm 2018 chất lượng và bền vững hơn. Sự năng động trong hội nhập kinh tế đưa Việt Nam vươn cao trên trường quốc tế, khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn của dòng thương mại đầu tư du lịch quốc tế. Bài viết tập trung đánh giá một số điểm nhấn ấn tượng của bức tranh kinh tế vĩ mô 2017, nhận diện những khó khăn, thách thức và dự báo năm 2018.

 

1. Điểm nhấn ấn tượng của bức tranh kinh tế vĩ mô năm 2017

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế bứt phá với sự khởi sắc đồng đều của các ngành, các khu vực: Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP năm 2017 ước đạt 6,81%, vượt mọi dự báo, vượt mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm và cao hơn tăng trưởng bình quân của ASEAN (khoảng 5,2%). Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng cao nhất 8% với sự tăng tốc mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 14,4%) - tăng cao nhất trong vòng 7 năm; dịch vụ tăng 7,4% và đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP (đóng góp 2,87 điểm %). Nền kinh tế bước đầu có sự dịch chuyển từ tăng trưởng phụ thuộc vào khai thác tài nguyên sang các ngành chế biến và dịch vụ, sản xuất có chiều sâu. (Hình 1, 2)

 

 

Hình 1: Tăng trưởng của các ngành kinh tế giai đoạn 2011-2017 (%)

 

Nguồn: TTHQ, TCTK, TTNC BIDV tổng hợp

Hình 2: Chỉ số CPI giai đoạn 2013-2017 (%)

 

 

 

Nguồn: TCTK, TTNC BIDV tổng hợp

 

Thứ hai, chất lượng tăng trưởng cải thiện khá: Hệ số ICOR ở mức khoảng 4,9 lần, giảm nhẹ so với năm 2016 (5,3 lần); năng suất lao động tăng 6% so với năm 2016 (cao hơn mức 5,3% năm 2016); đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt khoảng 30,5% (cao hơn mức trung bình giai đoạn
2011 - 2015 (25,8%).

Thứ ba, lạm phát được kiểm soát dưới 4% theo mục tiêu đề ra: Mặc dù chịu ảnh hưởng của giá dịch vụ y tế và nhu cầu mua sắm, đi lại của người dân tăng vào thời điểm lễ, tết cuối năm, chỉ số CPI tháng 12/2017 chỉ tăng nhẹ 0,21% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2016. Với sự kiểm soát và điều hành chặt chẽ của Chính phủ, các Bộ ngành, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% đảm bảo mục tiêu dưới 4%, góp phần ổn định vĩ mô.

Thứ tư, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư lớn nhất trong vòng hơn 2 thập kỷ qua: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 213,7 tỷ USD, tăng 21,1% so cùng kỳ 2016, là mức tăng cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây với 28/53 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (tăng 5 mặt hàng so với 2016). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2017 thặng dư 2,7 tỷ USD, là mức thặng dư lớn nhất trong vòng 24 năm trở lại đây.

Thứ năm, vốn FDI ghi nhận kỷ lục mới với sự bùng nổ của vốn góp vốn mua cổ phần: Nhờ thành công của năm APEC Việt Nam 2017, ước tính cả năm 2017, tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt 35,88 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2009, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2016 (Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Đáng chú ý, xu hướng góp vốn, mua cổ phần, M&A năm 2017 tăng mạnh 45,1% so với năm 2016 với 5.002 lượt góp vốn và giá trị đạt 6,2 tỷ USD cùng với tiến trình đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn các DNNN. Đáng chú ý là việc tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chế biến, chế tạo như Sabeco, Vinamilk, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh, CTCP FPT... Giải ngân vốn FDI cũng đạt mức cao kỷ lục (17,5 tỷ USD), gấp 2 lần tổng vốn giải ngân năm 2007 và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Thứ sáu, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới sáng tạo được quốc tế ghi nhận, góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư và doanh nghiệp: Con số kỷ lục về hoàn thiện thể chế (12 đạo luật và 12 nghị quyết), tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tháo gỡ những “nút thắt” trong nền kinh tế, khơi thông dòng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Trong đó, ngành ngân hàng đã nỗ lực và đạt kết quả ấn tượng về hoàn thiện thể chế: (i) đầu mối đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu, thông qua Luật sửa đổi một số điều Luật các TCTD; (ii) tiên phong xây dựng, trình Chính phủ ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg về cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020; (iii) một trong những cơ quan của Chính phủ đi đầu trong cải cách hành chính gắn với nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, thực thi; đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục liên quan đến hoạt động thanh toán, đảm bảo quyền lợi giao dịch cho khách hàng và doanh nghiệp...

Cùng với đó, chi phí hoạt động của doanh nghiệp đang được kiểm soát và giấy phép con giảm mạnh (năm 2017, giảm hơn 5.000 giấy phép con); lãi suất tín dụng giảm nhẹ và tỷ giá ổn định, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng kỷ lục; chỉ số PMI duy trì mức trên 51 điểm. Môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2017 đã tăng 14 bậc - mức tăng cao nhất kể từ năm 2011; năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc; chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc - là thứ hạng cao nhất từ trước đến nay và đứng đầu trong nhóm các nước thu nhập trung bình thấp (theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2017 - GII-2017).

Thứ bảy, sự phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng hơn giữa chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) góp phần ổn định lãi suất và tỷ giá, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Nhờ hoạt động bơm - hút trên thị trường mở được thực hiện nhịp nhàng, thanh khoản ngân hàng ổn định, lãi suất cho vay ổn định và thấp hơn 0,5 - 1% so với năm 2016 và chỉ bằng 40% năm 2011; tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 19% - là mức tăng trưởng cao so với giai đoạn 2011 - 2016 phù hợp với đà khởi sắc của các khu vực kinh tế. Với dự trữ ngoại hối quốc gia đạt mức kỷ lục (52 tỷ USD) và các biện pháp điều hành linh hoạt như hạ giá mua vào USD, chủ động mua vào ngoại tệ đồng thời tăng phát hành tín phiếu NHNN với kỳ hạn dài để hút tiền đồng, tỷ giá năm 2017 ổn định, mức giảm cả năm của VND so với USD chỉ khoảng 0,23%, góp phần ổn định vĩ mô, tăng niềm tin đầu tư. CSTT và CSTK phối hợp nhịp nhàng đảm bảo khối lượng và thời điểm phát hành trái phiếu Chính phủ, lãi suất trúng thầu giảm mạnh 0,2% so với năm 2016 phù hợp với định hướng giảm lãi suất và giảm chi phí vay nợ cho NSNN.

Thứ tám, thị trường chứng khoán tăng ấn tượng, hấp dẫn đầu tư quốc tế: Chỉ số chứng khoán Việt Nam lọt Top 6 chỉ số chứng khoán tăng điểm mạnh nhất thế giới, vượt mọi dự báo và xác lập kỷ lục mới: VNIndex đến 29/12 cán mốc 984 điểm, tăng 48% so với năm 2016 và là mức cao nhất kể từ năm 2007; vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 140 tỷ USD, tăng 75% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6%GDP vượt kế hoạch 70% đến năm 2020; quy mô thị trường trái phiếu chiếm 40%GDP. Chỉ số hoán đổi rủi ro Việt Nam (CDS) 5 năm giảm xuống thấp kỷ lục (120 điểm ngày 29/12/2017 kể từ mức đỉnh 575 điểm ngày 31/10/2008) và tiếp tục xu hướng giảm; lần đầu tiên phát hành thành công trái phiếu dài hạn (30 năm) là tín hiệu khẳng định niềm tin đầu tư tăng dần và rủi ro đang giảm.Tính chung cả năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1,770 tỷ USD (750 triệu USD trái phiếu, 1,02 tỷ USD cổ phiếu), tăng gấp 6 lần năm 2016.

 

2. Nhận diện một số khó khăn, thách thức

Thứ nhất, nút thắt giải ngân vốn đầu tư công: Giải ngân vốn đầu tư công chậm được coi là một trong những điểm nghẽn, thách thức đà tăng trưởng kinh tế. Ước tính giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2017 chỉ đạt 84% dự toán năm, trong đó, giải ngân vốn NSNN đạt 89% kế hoạch năm, vốn TPCP chỉ đạt 38,4% dự toán; giải ngân vốn ODA mới chỉ bằng 60% kế hoạch; chi đầu tư phát triển tăng thấp hơn so với 2016 (16,3% so với mức 17,6%).

Thứ hai, nợ công và cân đối NSNN còn khó khăn: Theo Bộ Tài chính, đến cuối năm 2017, tỷ lệ nợ công/GDP và nợ chính phủ/GDP còn ở mức cao (62,6% và 51,8%), áp lực trả nợ và khiến dư địa tài khóa cho đầu tư phát triển bị thu hẹp. Dự tính chi trả nợ nước ngoài và trong nước cả nợ gốc và lãi năm 2017 (khoảng 262.700 tỷ VND), cao gấp 1,7 lần so với năm 2016. Với chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn cộng với chi trả nợ tăng, chi đầu tư phát triển đang bị lấn át. Cân đối NSNN khó khăn do nguồn thu không ổn định trong khi áp lực tăng chi rất lớn; đòi hỏi phải quyết liệt cải cách bộ máy, qua đó giảm chi thường xuyên.

Thứ ba, tái cơ cấu nền kinh tế (các lĩnh vực ưu tiên, ngành và vùng) còn chậm, khiến việc đổi mới mô hình tăng trưởng chưa thực sự rõ nét: Do tiến trình tái cơ cấu đầu tư công, DNNN còn chậm và chưa đi vào thực chất; xử lý nợ xấu chưa triệt để; chưa tạo ra được sự chuyển biến về chất trong cơ cấu kinh tế, kết nối giữa các ngành, nội ngành; thiếu thể chế liên kết vùng… Vì vậy, hiệu quả đầu tư, chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động vẫn chậm cải thiện: hệ số ICOR (5 lần) còn ở mức cao so với tiêu chuẩn World Bank đối với nước đang phát triển ở mức 3 - 4 lần; mức đóng góp của TFP trong tăng trưởng (30,5%) còn thấp hơn các nước Ấn Độ (49%), Thái Lan và Philippines là 70%, Malaysia (64%); NSLĐ năm 2016 của Việt Nam (theo Tổ chức Lao động thế giới - ILO) vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước ASEAN và châu Á.

 

3. Chào 2018 với niềm tin chất lượng và bền vững hơn

Bước sang năm 2018, cùng với triển vọng tăng trưởng cao hơn của kinh tế thế giới và đà phục hồi của thương mại, đầu tư toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng và củng cố các yếu tố chất lượng, bền vững hơn: (i) GDP dự báo duy trì tốc độ tăng khoảng 6,5 - 6,7%; (ii) Lạm phát bình quân sẽ tiếp tục được kiểm soát ở mức 4%, góp phần tăng niềm tin tiêu dùng và sức cầu nội địa; (iii) Xuất khẩu dự kiến tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu (khoảng 10 - 12% so với năm 2017); cán cân thương mại dự kiến thặng dư 1 - 2 tỷ USD; (iv) Dòng vốn FDI tiếp tục tăng nhờ các FTAs và sự cải thiện tích cực của môi trường kinh doanh, FDI đăng ký dự kiến đạt mức 27 - 29 tỷ USD và giải ngân ước đạt 18 - 19 tỷ USD, trong đó, vốn góp vốn, mua cổ phần sẽ chiếm khoảng 25 - 30%;
(v) tín dụng tăng trưởng khoảng 16 - 18% trong điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế; mức độ giảm giá của VND so với USD không quá 0,5 - 1%. Đồng thời, hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng GDP cũng sẽ được cải thiện: Hệ số ICOR có thể thấp hơn mức 4,9 lần của năm 2017, năng suất lao động dự báo sẽ tăng 6,2 - 6,5% (cao hơn mức 6% của năm 2017) và mức đóng góp của TFP lên tới 32 - 35%, góp phần thu hẹp khoảng cách với các nước ASEAN. (Hình 3, 4, Bảng 1)

 

 

Hình 3: Dự báo về tăng trưởng GDP Việt Nam và các nước Châu Á giai đoạn 2018-2022 (%)

 

Nguồn: OECD, TTNC BIDV tổng hợp

Hình 4: Hệ số ICOR, tốc độ tăng NSLĐ, tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2018f (đơn vị:%)

 

Nguồn: TCTK, TTNC BIDV tính toán và tổng hợp.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2017 – Dự báo năm 2018

 

Các chỉ tiêu

Mục tiêu 2017

TH 2017

TH 2016

TH2017/TH2016 (%)

Dự báo 2018

TTNC BIDV

 

Tăng trưởng GDP (%)

6,7

6,81

6,21

+ 0,6

6,5-6,7

 

CPI (bình quân, %)

≤ 4

3,53

2,66

+0,87

͠ 4

 

Chỉ số SXCN (%)

-

9,4

7,4

+2

10-12

 

Cán cân TM (tỷ USD)  

-

2.7

2.68

+0,75

1-2

 

+ Xuất khẩu (tỷ USD)

178,3

213,7

175,9

+ 21,1

 

+ Nhập khẩu (tỷ USD)

-

211,1

173,3

+ 20,8

 

FDI đăng ký (tỷ USD)

-

35.9

24.4

+21

27-29

 

FDI giải ngân (tỷ USD)

-

17.5

15.8

+10,8

18-19

 

Tăng trưởng tín dụng (%)

18-20

19,3

>18,7

+0,6

16-18

 

Tăng trưởng bán lẻ và tiêu dùng* (%)

 

9,5

8,3

1,2

9-10

Nguồn: TCTK, NHNN, Bộ KHĐT, tổng hợp và dự báo của TTNC BIDV

(* Tăng trưởng bán lẻ và tiêu dùng đã loại trừ yếu tố giá)

 

Với 90% doanh nghiệp tin tưởng sự tốt lên của hoạt động kinh doanh năm 2018 và dài hạn, với sự cải thiện của môi trường kinh doanh và động lực công nghệ - sáng tạo 4.0, cánh cửa tiến vào kỷ nguyên bền vững của kinh tế Việt Nam đang rộng mở. World Bank và ADB cũng nâng dự báo tăng trưởng năm 2018 của Việt Nam lên mức 6,5% và 6,7% với những bước tiến vững chắc hơn về năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp. Với sự năng động trong hội nhập, Việt Nam sẽ là một trong những nước tăng trưởng mạnh nhất khu vực ASEAN và khu vực mới nổi châu Á giai đoạn 2018 - 2020 và là điểm đến hấp dẫn của dòng đầu tư, thương mại du lịch quốc tế.

Để có thể tăng trưởng chất lượng và bền vững hơn, một số giải pháp trọng tâm cần triển khai trong năm 2018 bao gồm: (i) Đẩy mạnh tái cơ cấu và 4 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, trong đó, xác định khoa học & công nghệ là một trong 4 đột phá chiến lược cùng với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - đây là điều kiện tiên quyết để bắt kịp với những bước tiến của cách mạng công nghiệp 4.0; hội nhập thành công; tập trung tái cơ cấu lĩnh vực, ngành gắn với vùng; (ii) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, chú trọng tăng năng suất lao động trong các ngành và toàn nền kinh tế; tập trung phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế cạnh tranh (du lịch, logistics, bán lẻ...), tạo động lực cho tăng trưởng; (iii) Điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, an toàn và hiệu quả, CSTK chặt chẽ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài khóa, phối hợp chặt chẽ giữa CSTT và CSTK; nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư