Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khi ta du hành quanh thế giới, dù là ở Ấn Độ hay Hoa kỳ, ở Âu Châu hay Úc Châu, ta đều nhận thấy có sự cực kỳ giống nhau của bản chất con người. Điều này đặc biệt đúng tại các trường Đại học và Trung học. Chúng ta thành ra, như thể qua một cái khuôn, một mẫu người mà điều chú tâm chính yếu là tìm kiếm sự bảo đảm an toàn, cốt để trở nên một con người quan trọng nào đó, hoặc để có được một thời gian vui chơi thỏa thích với ít suy nghĩ suy tư chừng nào hay chừng ấy.
Nền giáo dục theo tập quán đã làm cho việc suy tưởng độc lập chế độ khó khăn. Sự giống nhau đưa đến tầm thường. Khác biệt với đoàn nhóm hoặc chống lại hoàn cảnh chung quanh không phải dễ dàng gì và thường hay có nhiều hiểm nguy bao lâu mà chúng ta còn tôn sùng thành công. Sự thôi thúc để được thành công là việc chạy theo điều tưởng thưởng có thể nó ở trong vật chất hoặc trong cái gọi là lĩnh vực tinh thần, sự tìm kiếm điều bảo đảm an toàn bên trong hay bên ngoài, khát vọng cho sự an lạc - toàn thể tiến trình này đã che đậy cái tinh thần bất mãn bất bình, làm chấm dứt tính tự phát và làm nảy nở sợ hãi và sợ hãi làm bế tắc sự hiểu biết thông minh của cuộc sống. Với tuổi tác gia tăng, tâm trí và tâm hồn bắt đầu khô cằn.
Trong việc tìm kiếm điều an lạc, chúng ta thường hay tìm một góc xó lặng lẽ trong cuộc sống nơi ít có sự tranh chấp, và lúc bấy giờ chúng ta sợ bước ra ngoài nơi ẩn dật ấy. Điều sợ hãi cuộc sống này, sợ hãi tranh đấu và kinh nghiệm mới mẻ này đã hủy diệt cái tinh thần mạo hiểm của chúng ta: hết thảy sự dạy dỗ và giáo dục của chúng ta đã làm cho chúng ta sợ mình khác biệt với người lân cận của chúng ta, sợ việc suy nghĩ trái lại với cái khuôn mẫu đã được thiết lập của xã hội, kính trọng một cách lầm lạc quyền lực và cổ tục.
May mắn thay, còn có một số ít người nhiệt thành, họ sẵn sàng quan sát những vấn đề con người của chúng ta mà không có thiên kiến của phe tả hoặc cánh hữu nhưng trong tối đại đa số chúng ta, không còn có cái tinh thần bất bình, tinh thần phản kháng thực sự. Khi chúng ta đầu hàng một cách không thể lý giải được với hoàn cảnh chung quanh, thì bất cứ tinh thần phản kháng nào mà có thể là chúng ta có được đã lắng dần xuống, và khả năng của chúng ta chẳng bao lâu đi đến chỗ chấm dứt.
Phản kháng có hai loại: có loại phản kháng bạo động chỉ thuần bằng sức phản ứng, không hiểu biết, chống lại cái trật tự hiện tồn và có một loại phản kháng tâm lý sâu xa của trí năng. Có nhiều người phản kháng chống lại những quy tắc chánh truyền để chỉ lại rơi vào những quy tắc chính truyền mới, tạo thêm những ảo tưởng và chứa chấp sự tự khoan dung. Những gì thường xảy ra luôn là chúng ta ra khỏi một nhóm này hay hướng về những lý tưởng và gia nhập một nhóm khác, theo những lý tưởng khác, như vậy tạo ra một khuôn mẫu tư tưởng mới mà chúng ta lại sẽ phản kháng nữa. Sức phản kháng chỉ làm nẩy nở sự chống đối tương phản, và sự cải cách này cần sự cải cách khác nữa.
Nhưng có một sự phản kháng thông minh mà nó không phải là sự chống đối, và nó đến với sự tự hiểu biết qua việc nhận ra cảm giác và tư tưởng của mình. Chỉ khi nào chúng ta đương đầu với cái kinh nghiệm như nó xảy đến và không lẩn tránh điều quấy rối của nó thì khi ấy chúng ta mới đánh thức trí thông minh tột bậc và sự đánh thức trí thông minh tột bậc ấy là trực giác, nó là sự dẫn đạo thực sự duy nhất trong cuộc sống.
Vày thì đâu là ý nghĩa của cuộc sống? Chúng ta đang sống và chiến đấu cho cái gì? Nếu chúng ta được giáo dục chỉ cốt để đạt đến sự phân biệt ly cách, để chiếm một nghề nghiệp tối hơn, để được kết quả hơn, để chi phối trên các kẻ khác rộng rãi hơn, thì lúc bấy giờ cuộc sống của chúng ta sẽ nông cạn và trống rỗng. Nếu chúng ta được giáo dục chỉ cốt để trở nên những nhà khoa học, những nhà học giả kết hợp với những cuốn sách hoặc những nhà chuyên môn chăm chú vào kiến thức rồi thì chúng ta sẽ góp phần vào sự hủy hoại và nỗi thống khổ của thế giới.
Mặc dù có một ý nghĩa cao cả và rộng rãi hơn cho cuộc sống, nền giáo dục của chúng ta có giá trị gì nếu chúng ta không bao giờ khám phá ra nó? Chúng ta có thể được giáo dục tột bậc, song nếu chúng ta không hợp nhất sâu xa tư tưởng với cảm giác thì cuộc sống của chúng ta không hoàn toàn, mâu thuẫn với nhau và bị xâu xé với nhiều nỗi sợ hãi và bao lâu giáo dục không bồi bổ một viễn ảnh hợp nhất về cuộc sống thì nền giáo dục ấy rất ít có ý nghĩa.
Trong nền văn minh hiện thời của chúng ta, chúng ta đã phân biệt đời sống thành ra nhiều khu vực thế nên giáo dục có rất ít ý nghĩa ngoại trừ trong việc học một nghề hay một kỹ thuật đặc biệt nào đó. Thay vì đánh thức trí thông minh toàn vẹn của cá thể, giáo dục khuyến khích y làm đúng theo khuôn mẫu và như vậy là làm trở ngại cho sự hiểu biết của mình y như một tiến trình hoàn toàn. Để cố gắng giải quyết nhiều vấn đề sinh tồn ở những bình diện theo thứ tự của chúng, đã chia biệt ra khi chúng nằm trong những phạm trù khác biệt nhau, biểu thị một sự hoàn toàn thiếu thốn sự hiểu biết của nó.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |