Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết giúp em một bài về việc đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát triển lễ hội Thác Bản Giốc

viết giúp em một bài về việc đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát triển lễ hội Thác Bản Giốc được 
không ạ. (cả mặt tích cực và tiêu cực)
em cảm ơn ạ
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
357
2
0
Vãn Dương
02/08/2021 21:39:51
+5đ tặng

Cao Bằng là vùng non nước tươi đẹp từ lâu đã nổi tiếng và được mọi người biết đến bởi câu ca: "Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng". Trải qua thời gian, thiên nhiên và lịch sử đã để lại cho Cao Bằng nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng. Điển hình là khu di tích lịch sử Pác Bó, một di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia, nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam; khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh vớ Chiến dịch biên giới 1950; di tích rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam; thành nhà Mạc, đền Vua Lê, đền Kỳ Sầm . . .

Đến Cao Bằng, ở đâu ta cũng thấy cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, thơ mộng và còn mang đậm nét hoang sơ rất hấp dẫn du khách. Tiêu biểu là thác Bản Giốc, một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam. Thác Bản Giốc nằm trên biên giới hai nước Việt - Trung, là lợi thế quan trọng để hợp tác với nước bạn Trung Quốc khai thác du lịch trong tương lai. Gần thác Bản Giốc là động Ngườm Ngao, cảnh đẹp như chốn non tiên trải khắp chiều sâu của động. Vào tham quan trong động, du khách sẽ ngỡ ngàng trước muôn dải thạch nhũ đẹp lung linh huyền ảo, có khối nhũ lớn như núi vàng, núi bạc, búp sen khổng lồ, cột chống trời. . . Khu du lịch sinh thái hồ Thăng Hen với 36 hồ đẹp trên núi, nhiều hang động kỳ vĩ với nhưng cảnh rừng nguyên sinh soi bóng xuống mặt hồ xanh ngát, khí hậu trong lành mát mẻ, là một điểm du lịch sinh thái, nghỉ mát, nghiên cứu lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước; khu du lịch sinh thái Phja Oắc – Phja Đén, nơi có những cánh rừng nguyên sinh, khí hậu quanh năm mát mẻ gần giống như Sa Pa, Tam Đảo, vào những ngày đông nắng nhẹ lên đỉnh núi Phja Oắc du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh băng tuyết rơi trắng núi rừng, tô điểm thêm nét độc đáo đa dạng của non nước Cao Bằng. Đặc biệt khi đến Phja Oắc, Phja Đén, du khách sẽ được tìm hiểu, khám phá bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc Dao Tiền.


Du khách đến Cao Bằng vào mùa xuân sẽ được tận hưởng không khí của các lễ hội mang đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc như lễ hội Pháo Hoa, hội Nàng Hai, hội Chọi Bò . . . Để rồi thưởng thức những món ăn ẩm thực mang đậm nét riêng có của Cao Bằng như lợn sữa quay, bánh cuốn trứng giò. . . và không quên mang về những đặc sản như hạt dẻ Trùng Khánh, bánh khảo chè lam, mật ong rừng, chiếu trúc. . . cho người thân.


Độc đáo của du lịch Cao Bằng còn hấp dẫn bởi sự phong phú của bản sắc văn hóa dân tộc tiềm ẩn trong mỗi nếp nhà sàn bằng gỗ, bằng đá có tuổi đến bách niên; trên những bộ trang phục dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô; trên khung cửi dệt thêu nên những tấm vải chàm, thổ cẩm rực rỡ; trong những làn điệu dân ca sli lượn, nàng ới, hát then cùng tiếng đàn tính ngân nga hòa quyện với suối ngàn gió núi đắm say lòng người...


Cao Bằng núi liền núi, sông liền sống với nhiều cửa khẩu giao thương với Quảng Tây - Trung Quốc. Trong xu thế hội nhập, du lịch Cao Bằng đang mở ra triển vọng mới hợp tác với nước bạn mở tuyến du lịch biên giới, "tuyến du lịch nhỏ" bằng đường bộ kết nối các điểm di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Trung Quốc về Cao Bằng nối liền với các tỉnh chiến khu Việt Bắc; kết hợp giữa du lịch về cội nguồn với danh lam thắng cảnh, giữa du lịch sinh thái và bản sắc văn hóa, du lịch cộng đồng tạo nên nét độc đáo riêng cho thế mạnh du lịch của một tỉnh miền núi, biên giới.


Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của việc phát triển du lịch, nhằm khai thác những thế mạnh tiềm năng du lịch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Nghị Quyết số: 976-NQITU ngày 8/6/2000 về một số định hướng phát triển du lịch thời kỳ 2000 - 2010 và chương trình số: 13/CTr-TU ngày 9/6/2006, chương trình phát triển các khu du lịch trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010, mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong khu vực dịch vụ, góp phần thúc đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp ở địa Trung ương và địa phương, du lịch Cao Bằng đã có nhiều khởi sắc. Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao, dự án bảo tồn tôn tạo khu đi tích lịch sử Pác Bó đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng; đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số khu du lịch, dịch vụ như khu du lịch động Ngườm Ngao, khu du lịch sinh thái hồ Thăng Hen. Hệ thống các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí thể thao phát triển khá nhanh, đã có trên 50 cơ sở lưu trú được thẩm định, xếp hạng, xếp lại hạng. Nhiều lễ hội truyền thống, di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị từng bước đưa vào phục vụ thu hút ngày càng nhiều khách đến tham quan du lịch. Năm 2009 số lượt khách, doanh thu du lịch tăng trưởng 16% so với năm 2008.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trên đây, nhìn chung tiến độ triển khai thực hiện chương trình phát triển các khu du lịch trọng điểm quá chậm. Đến nay, chưa có khu, điểm du lịch nào được đầu tư hoàn thiện có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao, nên kết quả thu được chưa tương xứng với tiềm năng; hiện tại nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu nhất là đội ngũ cán bộ sử dụng thành thạo ngoại ngữ, hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tìm kiếm mở rộng thị trường, thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế, đường giao thông đến một số cửa khẩu, khu du lịch đang trong quá trình thi công. Đó là những trở ngại lớn làm giảm sức hấp dẫn của du lịch Cao Bằng, đặc biệt là việc thu hút khách từ thị trường Trung Quốc giảm nhiều so với những năm trước.


Trong những năm tới, để khai thác thế mạnh tiềm năng du lịch phục vụ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương xin đề xuất thực hiện một số giải pháp sau đây:


1. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch: Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương tạo sự thống nhất, chuyển biến nhận thức về phát triển du lịch.


2. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch:


-Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, cộng đồng dân cư đối với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; giữ gìn, bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc phục vụ phát triển du lịch.


- Trong những năm tới cần tập trung khai thác thị trường khách nội địa, liên kết hợp tác phát triển du lịch với các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh; hợp tác phát triển du lịch bốn tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang kết nối các tour, tuyến đưa khách đến Cao Bằng và ngược lại.


- Đối với nguồn khách quốc tế hướng mạnh vào thị trường Trung Quốc, tăng cường giao lưu hợp tác phát triển du lịch với Cục du lịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây – Trung Quốc; tổ chức tốt việc đón khách du lịch Trung Quốc qua cửa khẩu Cao Bằng đi sâu vào nội địa Việt Nam tham quan du lịch; khẩn trương xúc tiến việc hợp tác khai thác du lịch khu vực thác Bản Giốc sau khi Chính phủ hai nước Việt – Trung ký kết Hiệp định hợp tác khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc - Đức Thiên.


- Hợp tác xây dựng ấn phẩm quảng bá du lịch; các chương trình, tour tuyến du lịch tập trung vào các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử; du lịch cộng đồng, gắn du lịch với việc đáp ứng các nhu cầu về tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, ẩm thực, mua sắm. . . hợp tác tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch tại tỉnh Vân Nam, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây – Trung Quốc; liên kết tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên tiếng Trung Quốc.


- Tổ chức triển khai thực hiện dự án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững tại bản Pác Rằng, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên; dự án bảo tồn làng văn hóa truyền thống dân tộc Tày Khuổi Ky, huyện Trùng Khánh đạt hiệu quả tạo sức lan tỏa phát triển du lịch cộng đồng ở Cao Bằng.


3. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch:


- Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công hai tuyến đường giao thông quốc lộ 4a Cao Bằng - Lạng Sơn và đường Hồ Chí Minh đoạn Pác Bó - Cao Bằng. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư tôn tạo khu di tích Pác Bó tương xứng với ý nghĩa của khu di tích đặc biệt này; xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc để vừa góp phần bảo vệ đường biên, mốc giới, vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


- Đối với tỉnh Cao Bằng cần xác định trọng tâm, trọng điểm, tập trung nguồn lực, chỉ đạo đầu tư xây dựng hoàn thiện 3 khu du lịch, tạo được thương hiệu sản phẩm du lịch độc đáo, có tính cạnh tranh cao để tạo được điểm nhấn thu hút khách bao gồm: Khu du lịch di tích lịch sử Pác Bó; khu du lịch sinh thái hồ Thăng Hen; khu du lịch thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao. Đồng thời quan tâm đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng, dịch vụ 3 khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hòa; Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh; Sóc Giang, huyện Hà Quảng. Tập trung nâng cấp hiện đại hóa cửa khẩu, áp dụng các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ hiện đại, cải tiến rút ngắn thời gian làm thủ tục xuất nhập cảnh, tạo điều kiện thu hút khách du lịch Trung Quốc vào Cao Bằng.


- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sớm hoàn thành quy hoạch xây dựng khu du lịch thác Bản Giốc, khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén. Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, công khai quy hoạch, tuyên truyền vận động, kêu gọi thu hút đầu tư, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian phục vụ khách du lịch, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa để phát triển du lịch.


4. Giải pháp về cơ chế chính sách, đa dạng hóa sản phẩm du lịch:


- Các cấp, các ngành cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân phát triển du lịch. Đặc biệt là việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch các loại hình dịch vụ; nghiên cứu xây dựng các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thổ cẩm, đồ chơi dân gian, tổ chức dạy nghề cho dân, nâng cao chất lượng sản phẩm lưu niệm của du lịch Cao Bằng.


- Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, lồng ghép giữa tổ chức lễ hội và phát triển loại hình du lịch văn hóa; quan tâm quy hoạch bảo tồn phát triển làng nghề thủ công truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa với phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phương.


5. Về đào tạo nhân lực:


- Đẩy mạnh việc liên kết với một số trường đại học, cao đẳng hàng năm thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, ngoại ngữ. . . nhằm củng cố lực lượng làm du lịch cả về lượng và chất, không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ.


- Với cộng đồng dân cư, phải tuyên truyền giáo dục du lịch cộng đồng, mở lớp về văn minh giao tiếp, ứng xử với khách du lịch; tăng cường nhận thức của người dân đối với lợi ích phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch của địa phương.


Tiềm năng du lịch Cao Bằng là rất lớn, để khai thác phát huy được còn nhiều việc phải làm, nhiều khó khăn phải vượt qua. Vì vậy, du lịch Cao Bằng đang rất cần sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ giúp đỡ của các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp. . . nhất là đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo nhân lực du lịch.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Unnie
02/08/2021 21:45:10
+4đ tặng

Thuộc hệ thống danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, thác Bản Giốc là một trong những thác nước tự nhiên đẹp, hùng vĩ nhất Đông Nam Á; thác tự nhiên lớn thứ 4 thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới quốc gia; top 5 thác nước mang nhiều huyền thoại do tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn. Nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, thác Bản Giốc như chốn bồng lai tiên cảnh gồm 2 thác với tổng chiều rộng lên tới 200m. Thác chính ở phía Bắc rộng khoảng 100m, cao 70m, gồm 3 tầng thác chênh nhau 34m. Thác phụ ở phía Nam ít nước hơn thác chính. Nhìn từ xa, từng dòng thác cuồn cuộn đổ xuống tạo nên những đám bọt trắng xóa, tựa như những dải lụa trắng mềm mại vắt ngang lưng đồi.

Thác Bản Giốc vào mùa khô và mùa mưa đều có những nét đẹp riêng thu hút du khách đến đây. Mùa mưa thác nước chảy mạnh, mang theo phù sa, lúc này thác Bản Giốc trông thật hùng vĩ. Mùa khô, thác mang một vẻ thanh bình, yên ả. Ngày đêm, thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng khiến vô vàn hạt bụi nước li ti tung lên, tỏa mờ cả một vùng rộng lớn. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Vào những ngày nắng, trên mặt sông, hơi nước tạo một khoảng sương mù soi rọi dưới ánh nắng mặt trời tạo nên những cầu vồng lung linh, huyền ảo.

Đến với Bản Giốc, ngoài ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của thác, du khách có thể đi thăm động Ngườm Ngao ở ngay cạnh thác, dài khoảng 3km, là một hang động tuyệt đẹp, được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm. Động thu hút du khách bởi những hình thù nhũ đá tự nhiên. Du khách cũng có thể đi thăm bản người Tày với những nếp nhà sàn truyền thống để nghe những điệu hát lượn, hát then bên ánh lửa bập bùng hoặc thưởng thức những sản vật phong phú và độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa, ẩm thực của dân tộc thiểu số như: Cá trầm hương có thịt thơm như mùi trầm và hạt dẻ Trùng Khánh thơm ngon nổi tiếng. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo