VÌ TÌNH HÌNH DỊCH ĐANG DIỄN BIẾN PHỨC TẠP
NÊN TỚ MONG MUỐN HỌC LỚP ONLINE CHO TIỆN VÀ ĐANG TÌM HỆ TRUNG CẤP
CÁC BẠN BIẾT TRƯỜNG NÀO ĐANG DẠY CHỈ TỚ VỚI
THANK YOU
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, ngành Giáo dục đã triển khai đồng bộ các giải pháp về dạy và học phù hợp với tình hình thực tế, trong đó, giải pháp dạy học qua internet, trên truyền hình đã được thực hiện trên toàn quốc và bước đầu có kết quả.
Tại tỉnh Điện Biên, đến nay đã có khoảng 73% học sinh bậc THPT được học từ xa, qua internet, trên truyền hình hoặc giao bài tập trực tiếp. Theo ông Cù Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở GDĐT Điện Biên, đây là nỗ lực rất lớn, bởi Điện Biên là tỉnh miền núi với 40% hộ nghèo, rất nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa chưa có mạng internet, sóng điện thoại tới nơi.
Để triển khai được việc dạy học từ xa, ngành Giáo dục Điện Biên đã tổ chức rà soát tới từng học sinh để nắm được khả năng tiếp cận việc học của các em, với những trường hợp học sinh không thể học qua internet hay truyền hình, các trường học sẽ phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để chuyển tải nội dung, phát phiếu học tập trực tiếp đến các em.
Với đặc thù một tỉnh với trên 2000 cơ sở giáo dục, 11 huyện miền núi, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã có rất nhiều giải pháp để triển khai dạy học từ xa đạt hiệu quả. Ông Hoàng Văn Thi, Phó Giám đốc Sở GDĐT Thanh Hóa cho biết, ngay từ cuối tháng 2, đầu tháng 3, ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã triển khai việc ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh qua hình thức trực tuyến.
Đối với việc dạy học qua truyền hình, ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ, tỉnh Thanh Hóa thành lập nhóm giáo viên, tổ chức bài giảng và cho 2 khối lớp 9 và 12 trên Đài Truyền hình Thanh Hóa. “Đối với các khối khác, ở những nơi có điều kiện ngành Giáo dục triển khai dạy học trực tuyến, phối hợp với phụ huynh tăng cường quản lý hỗ trợ học sinh tự học, kể cả bậc mầm non cũng có hướng dẫn cho phụ huynh cách chăm sóc trẻ” - Ông Thi nói.
Đến thời điểm này, 100% các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã triển khai dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, theo ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam, tùy vào vùng miền mà việc học trực tuyến đạt hiệu quả khác nhau. Tại các địa bàn thuận lợi, số học sinh tham gia học trực tuyến bình quân đạt trên 80%.
Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam cho rằng, học trực tuyến hiệu quả ở mức độ nào là do nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Những nơi nào Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, phụ huynh lo việc học cho con, nơi đó sẽ hiệu quả.
Vẫn biết là còn khó khăn nhưng nếu nhìn khó khăn mà nhận xét dạy học trực tuyến không hiệu quả là không công bằng. “Việc dạy học trực tuyến trong thời gian qua là có hiệu quả” - ông Quốc khẳng định.
Huy động mọi nguồn lực dạy học qua interner, trên truyền hình
Đánh giá cao chỉ đạo của Bộ GDĐT, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An cho rằng, những chỉ đạo kịp thời, rõ ràng của Bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương triển khai thực hiện dạy học trực tuyến.
Theo Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An, triển khai dạy học trực tuyến đạt được 3 hiệu quả: Duy trì việc học, phần nào đó tạo được cho học sinh ý thức học tập, và thực hiện được mục tiêu “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.
“Tỉnh Nghệ An đã huy động tất cả các nguồn lực địa phương để tổ chức dạy học qua internet, truyền hình. Đến nay, ở cấp THPT đã có gần 80%, THCS 70% tham gia học tập theo các hình thức này” - Ông Thành thông tin.
Tại tỉnh Đắk Lắk, ngay từ đầu mùa dịch, ngành Giáo dục địa phương đã triển khai dạy học qua internet, từ ngày 1/4 triển khai dạy qua truyền hình với 3 môn Toán, Văn, Tiếng Anh.
Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GDĐT Đắk Lắk cho biết, ở Đắk Lắk có nhiều học sinh sinh sống ở vùng sâu, vùng xa nên ngoài dạy học qua internet, trên truyền hình, các giáo viên còn đến tận nơi giao bài trực tiếp cho học sinh, nhất là với cấp tiểu học.
“Giáo viên rất nỗ lực, tinh thần trách nhiệm rất cao. Ngoài ra còn có sự phối hợp của cán bộ đoàn, phụ huynh để hỗ trợ học sinh học tập trong thời gian ở nhà. Tuy nhiên, Đắk Lắk đang vào mùa phát nương làm rẫy, các em học sinh phải tham gia lao động cùng gia đình, do đó việc triển khai học từ xa gặp không ít khó khăn” - Ông Khoa nói.
Giám đốc Sở GDĐT Đắk Lắk đề nghị, Bộ GDĐT tiếp tục có những hỗ trợ địa phương về hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống học liệu, nhất là các bài giảng mới để triển khai dạy học qua internet, truyền hình. “Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk mới triển khai giai đoạn 1 dạy học trên truyền hình, giai đoạn 2 sẽ mở rộng dạy thêm các môn thi THPT quốc gia đối với lớp 12 và 3 môn đối với lớp 9. Vì vậy, rất cần Bộ hỗ trợ bài giảng để địa phương thuận lợi trong thực hiện”.
5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, đặc biệt trong triển khai dạy học qua internet, trên truyền hình, đáp ứng mục tiêu “tạm dừng đến trường, không dừng học”. Theo Thứ trưởng, ở bậc đại học, dạy học trực tuyến đã được tiếp cận từ lâu, nhưng với bậc phổ thông đây là việc mới; và dù là giải pháp tình thế trong tình hình dịch bệnh, nhưng quá trình triển khai đã bước đầu có kết quả, đáp ứng được yêu cầu.
“Các địa phương, nhất là địa phương khó khăn đã thể hiện quyết tâm rất lớn, tiếp cận nhanh với yêu cầu mới, 70-80% học sinh bậc THPT ở các địa phương khó khăn được học trực tuyến, học qua truyền hình là con số cho thấy nỗ lực lớn của các địa phương, cơ sở giáo dục, giáo viên và học sinh”.
Có 5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến được Thứ trưởng đưa ra, trong đó trước hết là cơ sở hạ tầng, từ máy tính, phần mềm, đến đường truyền. Về vấn đề này, Bộ GDĐT đã làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông để có hỗ trợ địa phương. Các địa phương cần rà soát, phân loại học sinh để đưa ra những phương án dạy và học phù hợp, học sinh nào được học trực tuyến đều đặn, chưa đều hoặc chưa được học thì phải có phương án án dạy bù khi các em quay lại trường học.
Yếu tố thứ hai là công tác quản lý chỉ đạo. Theo Thứ trưởng, sự quyết liệt trong quản lý, theo dõi, động viên, ghi nhận trong thời điểm khó khăn sẽ tạo động lực cho học sinh, giáo viên. Lãnh đạo sở GDĐT và hiệu trưởng nào tâm huyết sẽ triển khai thành công. “Hiệu trưởng cần quán triệt đây là nhiệm vụ để không có tâm lý vì nghỉ dạy mà làm việc với tinh thần không cao” - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng thứ ba trong triển khai dạy học trực tuyến. Để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến, Thứ trưởng đề nghị các địa phương tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Bộ GDĐT sẵn sàng giới thiệu và hỗ trợ đội ngũ chuyên gia để bồi dường trực tuyến cho giáo viên các địa phương.
Có hạ tầng tốt, người quản lý quyết liệt, giáo viên chất lượng, tâm huyết nhưng học sinh thiếu động lực học tập, phụ huynh thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ thì quá trình triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình không thể thành công. Đây cũng hai yếu tố cuối cùng được Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề cập. “Học sinh phải có ý thức tự học, nhất là các em cuối cấp. Phụ huynh học sinh cần động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các em học tập” - Thứ trưởng nói.
Địa phương đề xuất đi học trở lại từ đầu tháng 5; giữ kỳ thi THPT quốc gia
Tại cuộc họp, nhiều địa phương thông tin dự kiến đề xuất cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 5. Ông Vũ Văn Dương, Giám đốc Sở GDĐT Cao Bằng cho biết, dự kiến sẽ tham mưu UBND tỉnh cho học sinh đi học trở lại vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, thầy cô giáo, một số giải pháp được Sở GDĐT tính đến, như phân chia khối lớp học khác buổi, ví dụ học sinh khối 9, 12 học sáng; các khối khác học buổi chiều… để học sinh không đến trường một lúc quá đông.
Tương tự Cao Bằng, Đắk Lắk hiện nay chưa có dịch và được xếp vào nhóm nguy cơ thấp. Bởi vậy, thông tin từ ông Phạm Đăng Khoa, giám đốc Sở GDĐT, nếu không có chuyển biến bất thường, Sở cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh cho học sinh đi học lại vào đầu tháng 5 tới. Tại Nghệ An, Quảng Nam thời điểm mở cửa trường học cũng dự kiến vào thời điểm này. Thanh Hóa dự kiến đề xuất UBND tỉnh cho học sinh THCS, THPT đi học lại vào đầu tháng 5; các cấp học thấp hơn trở lại trường học sau đó khoảng từ 1-2 tuần…
Với Yên Bái, ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GDĐT cho biết đã chủ động đưa ra 5 kịch bản tương ứng với 5 mốc thời gian dự kiến học sinh đi học trở lại, mốc sớm nhất là 20/4 và mốc muộn nhất là 15/6; kịch bản tương ứng với mỗi mốc thời gian đều tính đến đầy đủ các yếu tố, từ thực hiện chương trình đến ôn tập, đội ngũ, kinh phí kèm theo…
Ông Đỗ Minh Tâm, Phó giám đốc Sở GDĐT Lào Cai cho biết đang cố gắng để học sinh có thể đi học lại vào đầu tháng 5. “Sở đang xây dựng 2 phương án. Phương án 1, dự kiến học sinh khối THPT và GDTX đi học trước, sau 1 tuần đến các khối còn lại. Phương án 2 dự kiến chỉ khối lớp 9 và lớp 12 đi học lại từ đầu tháng 5, sau đó đến các khối lớp khác” - ông Tâm chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề học sinh đi học trở lại, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, đây là việc cần được tính toán, xem xét rất kỹ dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên. Thứ trưởng gợi ý, các địa phương nằm trong nhóm có nguy cơ cao theo khuyến nghị của Thủ tướng Chính phủ, cần xem xét, cân nhắc; địa phương nguy cơ thấp có thể xem xét đề xuất UBND tỉnh cho học sinh đi học trở lại.
“Học sinh đi học phải an toàn, trường học có an toàn mới cho học sinh đi học. Các địa phương có thể tính toán để học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trước, các lớp khác học sau; cũng không nhất thiết phải xếp lịch học cả tuần mà có thể xếp lịch học đan xen các khối lớp 3 buổi/tuần. Ở mỗi lớp học cũng có thể tách đôi số lượng học sinh để bố trí giảng dạy; kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến…” - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng lưu ý, trên tinh thần nội dung dạy học đã tinh giản, các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo đúng thời gian và chương trình đã tinh giản, đồng thời tổ chức dạy học và ôn tập sao cho phù hợp. Quyết tâm để có thể hoàn thành chương trình trước 15/7, đặc biệt với học sinh khối 12.
Với kỳ thi THPT quốc gia, tại cuộc họp, nhiều lãnh đạo sở GDĐT nêu mong muốn vẫn tổ chức thi. Việc giữ ổn định kỳ thi tránh được nhiều xáo trộn, đặc biệt với học sinh. Hiện nay, số lượng học sinh có nhu cầu thi đại học rất lớn. Nếu không tổ chức thi THPT quốc gia, các em sẽ phải đến thành phố lớn để dự thi tại các trường đại học, như vậy áp lực, căng thẳng và tốn kém. Về nội dung này, Thứ trưởng cho biết, Bộ GDĐT tính toán để có phương án phù hợp cho mọi tình huống.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |