Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao cần phải quan tâm tới cơ cấu dân số theo giới và cơ cấu dân số theo tuổi?

Tại sao cần phải quan tâm tới cơ cấu dân số theo giới và cơ cấu dân số theo tuổi? Tại sao tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng số dân ngày càng tăng lên?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
2.057
0
2
kiki
03/08/2021 23:50:24
+5đ tặng

Cơ cấu dân số theo độ tuổi là gì?
Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Trong dân số học, cơ cấu dân số theo độ tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
Trên thế giới người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi:
        Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi.
        Nhóm tuổi lao động: 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi).
        Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên.
Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi).
Nhìn chung có ba kiểu tháp dân số cơ bản:


+ Kiểu mở rộng: đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
+ Kiểu thu hẹp: tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp ; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
+ Kiểu ổn định: tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất từ thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm, già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.
=> Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.
     Vậy hiện nay Việt Nam đang thuộc kiểu tháp tuổi nào?
Tính đến đầu năm 2017 theo ước tính của chúng tôi, Việt Nam có phân bố các độ tuổi như sau:Số liệu dân số theo độ tuổi (ước lượng):

  • 23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)
  • 65.823.656 người từ 15 đến 64 tuổi (32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)
  • 5.262.699 người trên 64 tuổi (2.016.513 nam / 3.245.236 nữ)

==> Vậy hiện nay Việt Nam đang thuộc kiểu tháp tuổi thu hẹp
Tìm hiểu về Nhật Bản
_ Theo thống kê hiện nay tỉ lệ về dân số già ở Nhật Bản đang tăng đáng kể.
_ Hiện số người từ 65 tuổi trở lên tại Nhật Bản chiếm khoảng 25% dân số. Dự đoán rằng con số này sẽ tăng lên 40% vào năm 2050. 
Vậy nguyên nhân là do đâu? Tại sao ở một nước phát triển như Nhật Bản lại có cơ cấu dân số già cao đến như vậy?
 Nguyên nhân là do:
_ Khi một nước phát triển cũng đồng nghĩa với việc là công dân ở nước đó phải lao động và làm việc rất chăm chỉ để thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, thì người dân ở đây họ khá là bận rộn với công việc của bản thân lúc nào cũng
chỉ nghĩ đến công việc và công việc nên không có thời gian nghĩ đến chuyện lập gia đình sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống. => khiến nước đó có tỉ lệ dân số trẻ bị giảm => dân số già chiếm đa phần.
_ Diễn biến song song với việc người dân không kết hôn, theo chủ nghĩa độc thân là khi những nước này phát triển thì chất lượng và cơ sở về nền y học ở đó sẽ phát triển tốt hơn cũng đồng nghĩa với việc là người già ở đó sẽ sống thọ hơn => đó cũng là lí do người già chiếm đa phần.
_ Trường hợp khác là vì họ cống hiến khá nhiều cho công việc khiến họ bị căng thẳng và dẫn đến vô sinh => Không sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống=> Tỉ lệ người già chiếm nhiều hơn.
_ Khi 1 nước phát triển người dân ở nước đó chỉ chạy theo sự nghiệp và tiếng thân nên họ đã quên đi chuyện lập gia đình đến khi nhận ra chuyện đó thì đã quá muộn màn vì họ đã trở nên già yếu và không thể sinh con.
 Vậy cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế-xã hội?
·        Các nước có cơ cấu dân số trẻ:
_ Thuận lợi:
+ Có nguồn dự trữ lao động dồi dào, đảm bảo lực lượng lao động để phát triển kinh tế.
_ Khó khăn:
+ Nhu cầu về chăm sóc giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên lớn.
+ Nhóm người trong độ tuổi lao động lớn gây sức ép tới vấn đề giải quyết việc làm và đào tạo nguồn lao động có chất lượng.
+ Sức ép tới vấn đề nhà ở, môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các nước có cơ cấu dân số già:
_ Thuận lợi:
+ Trẻ em ít tỉ lệ dân số phụ thuộc không cao, có điều kiện tốt cho giáo dục chăm sóc trẻ em.
+ Chất lượng cuộc sống được đảm bảo.
_ Khó khăn:
+ Áp lực lên hệ thống lương hưu, chăm sóc sức khỏe người già, hệ thống an sinh xã hội.
+ Thiếu lao động phục vụ sản xuất phát triển kinh tế.
+ Đứng trước nguy cơ suy giảm dân số.
 Cơ cấu dân số vàng là gì?
- Cơ cấu dân số vàng, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc, chỉ có thể kéo dài tối đa là 40 năm. Cơ cấu “dân số vàng” đồng nghĩa với sự tập trung của một lực lượng lao động trẻ hùng hậu chưa từng có. Về lý thuyết, một khi lực lượng này được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động, sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, tạo ra giá trị tích luỹ lớn cho tương lai, đảm bảo an sinh xã hội khi đất nước bước vào giai đoạn dân số già.
Cơ cấu dân số vàng mang lại rất nhiều thuận lợi:
- Tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc giảm tỷ số giữa học sinh và giáo viên.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương lai.
- Cơ hội dịch chuyển lao động thông qua di cư, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. 
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những thách thức: 
- Biểu hiện dễ thấy và rõ nhất là ở Việt Nam của chúng ta do không tận dụng được cơ hội dân số vàng nên Việc Nam đã và đang gặp nhièu thách thức và gần như chuyển sang cơ cấu dân số già. 
- Thực trạng ở Việt Nam cho thấy, số người lực lượng lao động đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao do thiếu lao động có tay nghề cao, sức bền còn hạn chế, kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2009, chỉ có 13,4% dân số 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật (con số này ở thành thị là 25,4% và nông thôn là 8%). Trong nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên thì chỉ 18,9% đạt được trình độ học vấn bậc trung và chưa đầy 5,5% dân số trong độ tuổi trên đạt trình độ học vấn bậc cao. 
- Hơn nữa, chất lượng giáo dục, đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của thanh niên gia tăng trong điều kiện thị tường lao động ngày càng cạnh tranh. Mặt khác, lao động di cư thanh niên tăng nhanh song các chính sách lao động, việc làm và các dịch vụ xã hội liên quan còn nhiều bất cập.

Vậy nếu Việt Nam không giải quyết tình trạng dân số già song song đó là việc không đáp ứng được nhu cầu an sinh xã hội khi đó nước Việt Nam sẽ đi xuống.


Biện pháp khắc phục cho Việt Nam là:
Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm quá trình “già hóa dân số”; tăng cơ hội việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá trị gia tăng cao dựa trên năng suất lao động, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, các ngành sử dụng nhiều lao động; mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động… Đặc biệt, tận dụng và phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng” thông qua các chương trình phối hợp liên ngành.
Tìm hiểu về tháp dân số Việt Nam (năm 1989 và năm 1999) và 2015
 Năm 1989 và năm 1999

+ Về hình dạng :
_ Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có đáy rộng và đỉnh nhọn, đặc trưng của cấu trúc dân số trẻ.
_  Khác nhau: Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 thu hẹp ở nhóm tuổi 0 – 4 tuổi, cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.
+ Về cơ cấu dân số theo độ tuổi:
 _ Giống nhau: Đều có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số dưới và trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động thấp.
_  Khác nhau: So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số nắm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn, tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động ít hơn.
+ Về tỉ lệ dân số phụ thuộc:
_  Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn (ở tháp dân số năm 1989 là 46,2%, ở tháp dân số năm 1999 là 41,6%).
_  Khác nhau: tỉ lệ dân số phụ thuộc ở tháp dân số 1999 ít hơn ở tháp dân số 1989.
Tháp dân số năm 2015

o   0-14 tuổi: 24.1% (11,948,130 nam / 10,786,381 nữ).
o   15-24 tuổi: 17.22% ( 8,411,108 nam/ 7,833,327 nữ).
o   25-54 tuổi: 45.05% ( 21,358,647 nam/21,145,416 nữ).
o   55-64 tuổi: 7.81% (3,376,706 nam/3,995,035 nữ).
o   65 trở lên: 5.82% (2,115,057 nam/3,379,028 nữ).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư