Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
Câu 1: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Al. B. KMnO4. C. Cu(OH)2. D. Ag.
Câu 2: Dung dịch HCl là tác dụng được với kim loại nào sau đây?
A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. Au.
Câu 3: Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 và dung dịch HCl tạo ra cùng một muối là
A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Ag.
Câu 4: Khí HCl có thể được điều chế bằng cách cho tinh thể muối ăn tác dụng với chất nào sau đây?
A. H2SO4 loãng. B. HNO3.
C. H2SO4 đậm đặc. D. NaOH.
Câu 5: Khí HCl khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. Axit clohiđric khi tiếp xúc với quỳ tím làm quỳ tím
A. chuyển sang màu đỏ. B. chuyển sang màu xanh.
C. không chuyển màu. D. chuyển sang không màu.
Câu 6: Trong phân tử HCl, giữa hai nguyên tử H và Cl có liên kết
A. cộng hóa trị không cực. B. ion.
C. cộng hóa trị có cực. D. hiđro.
Câu 7: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohiđric?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3. B. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2.
C. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2. D. Fe2O3, KMnO4, Fe, CuO, AgNO3.
Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
A. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2. B. Cu + 2HCl CuCl2 + H2.
C. CuO + 2HCl CuCl2 + H2O. D. AgNO3 + HCl AgCl + HNO3.
Câu 9: Phản ứng hóa học nào không đúng?
A. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HCl.
B. 2NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) Na2SO4 + 2HCl.
C. 2NaCl (loãng) + H2SO4 (loãng) Na2SO4 + 2HCl.
D. H2 + Cl2 2HCl.
Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3
(mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NaCl, Cu(OH)2. B. HCl, NaOH.
C. Cl2, NaOH. D. HCl, Al(OH)3.
Câu 11: Nung 17,55 gam NaCl với H2SO4 đặc, dư thu được bao nhiêu lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn (biết hiệu suất của phản ứng là H= 90%)?
A. 0,672 lít. B. 6,72 lít. C. 6,048 lít. D. 5,6 lít.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 55,5 gam. B. 91,0 gam. C. 90,0 gam. D. 71,0 gam.
Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 28,4 gam hỗn hợp 3 kim loại hoá trị I và II bằng dung dịch HCl, thu được dung dịch X và V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 49,7 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là
A. 8,96. B. 5,6. C. 6,72. D. 3,36.
Câu 14: Cho 6,05 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng (dư), thu được 0,1 mol khí H2. Khối lượng của Fe trong 6,05 gam X là
A. 1,12 gam. B. 2,80 gam. C. 4,75 gam. D. 5,60 gam.
Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là
A. Li và Na. B. Na và K. C. Rb và Cs. D. K và Rb.
Câu 16: Cho 0,03 mol hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là hai halogen thuộc chu kì kế tiếp) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 4,75 gam kết tủa. Công thức hai muối trên là:
A. NaBr, NaI. B. NaF, NaCl. C. NaCl, NaBr. D. NaCl, NaI.
Câu 17: Cho lượng dư PbO2 vào 25 ml dung dịch HCl 8M. Thể tích khí Cl2 sinh ra (đktc) là
A. 1,34 lít. B. 1,45 lít. C. 1,12 lít. D. 1,4 lít.
Câu 18: Muốn điều chế được 3,36 lít khí Cl2 (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiểu cần lấy để cho tác dụng với dung dịch HCl đặc là
A. 13,2 gam. B. 13,7 gam. C. 14,2 gam. D. 14,7 gam.
Câu 19: Đốt cháy hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Zn, Cu thu được 34,5 gam hỗn hợp rắn Y gồm các oxit kim loại. Để hòa tan hết hỗn hợp Y cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl. Khối lượng hỗn hợp X là
A. 31,3 gam. B. 24,9 gam. C. 21,7 gam. D. 28,1 gam.
Câu 20: Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị m là
A. 33,3. B. 15,54. C. 13,32. D. 19,98.
mình đang cần gấp
3 Xem trả lời
1.582