LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tả cảnh gia đình em sum vầy vào những ngày giãn cách xã Hội vì dịch Covid19 (12-15 câu)

Tả cảnh gia đình em sum vầy vào những ngày giãn cách xã Hội vì dịch Covid19 (12-15 câu)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.245
7
3
Thời Phan Diễm Vi
05/08/2021 07:46:48
+5đ tặng

Thật khó để có thể nói hết được ý nghĩa của mái ấm gia đình. Em luôn cảm thấy may mắn vì gia đình của em là một gia đình hạnh phúc. Dù ban ngày mỗi người một công việc ở những nơi khác nhau nhưng đến tối là tất cả đều tụ họp đông đủ sum vầy bên nhau.

Gia đình em gồm bốn thành viên: bố, mẹ, chị gái và em. Sau một ngày làm việc và học tập vất vả thì cũng là lúc mọi người trở về nhà. Mỗi người một công việc khác nhau. Bố thì tưới cây, chị thì quét sân, còn em phụ mẹ nấu cơm. Bữa cơm buổi tối luôn thịnh soạn nhất. Mẹ đã nấu rất nhiều món ngon mà ai cũng thích. Nhà em thường ăn cơm lúc bảy giờ tối, cả gia đình bên chiếc bàn tròn nhỏ ở giữa nhà bếp, mọi người ăn rất ngon miệng và vui vẻ. Sau khi ăn và dọn dẹp bát đĩa xong mọi người lại quây quần ở phòng khách. Em cùng chị gọt hoa quả mời bố mẹ ăn, vừa ăn vừa chuyện trò rất vui vẻ. Bố hỏi em và chị ngày hôm nay đi học như thế nào, dù có điểm thưởng hay không bố vẫn khen và tặng em một cái thơm. Công việc của bố mẹ tuy rất mệt và căng thẳng nhưng khi về nhà bố mẹ lại là những người tươi vui nhất, không hề than vãn dù nửa lời, chỉ lắng nghe lời kêu của con cái rồi mỉm cười động viên.

Em nhận ra dù chỉ là khoảnh khắc gia đình sinh hoạt ngắn ngủi buổi tối nhưng đó chính là thứ keo tốt nhất gắn kết tình cảm gia đình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
4
Nguyễn Hân
05/08/2021 07:48:06
+4đ tặng

Gia đình tôi ở huyện Thanh Hà, cách thành phố Chí Linh khoảng 35-40km, nơi đó được coi như là một trong những nơi phát hiện ra những ca dương tính Covid đầu tiên trong đợt dịch này. Tất nhiên cũng hơi bất ngờ nhưng thực ra người ta cũng ý thức rất tốt, nơi đó đang được phong tỏa và kiểm soát rất tốt. Nhưng trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì đợt dịch này. Người dân nói chung mong chờ rất nhiều vào dịp Tết. Đáng lẽ ra là rất tấp nập, sôi động nhưng năm nay lại rất khác. Đường sá rất vắng vẻ, mọi hoạt động thương mại diễn ra một cách trầm lắng, lặng lẽ hơn.

Người dân huyện Thanh Hà hoặc một số nhà vườn ở Chí Linh trồng đào, quất, hoa, rau để phục vụ Tết lại thất vọng. Bây giờ đào, quất, hoa rau bán ra với giá rất rẻ, nhiều nơi còn không bán được, bởi vì thương lái không đến mua được. Mặc dù đã đặt hàng rồi, nhưng họ lại không đến được vì mỗi địa phương đều có những trạm kiểm soát dịch bệnh và hạn chế việc đi lại. Mọi phương tiện công cộng như xe bus, xe liên tỉnh đều phải dừng hoạt động, nên việc đi lại của dân gặp khó khăn, họ chỉ biết sinh hoạt, đi lại trong địa phương mình đang sinh sống thôi.

Tất nhiên là những hoạt động mang tính chất tôn giáo, lễ hội, những thói quen sinh hoạt như tất niên, liên hoan cuối năm, tập trung ăn uống thì bị cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ. Họ khuyến cáo không đi chúc Tết, không đi lễ hội và sẽ không có bắn pháo hoa hay các hoạt động như mọi năm.

Mọi năm gia đình tôi đều có kế hoạch đi chơi xa nhưng năm nay thì mọi kế hoạch như thế không còn được nữa và dự định chỉ ăn Tết ở nhà, nhà nào biết nhà nấy

2
2
dogfish ✔
09/08/2021 09:17:02

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, trước đây vợ chồng anh chị Nguyễn Hồng Quang và Võ Thị Ngọc Huyền ở Khu đô thị Thanh Hà, quận Hà Đông (Hà Nội) thường có rất ít thời gian dành cho gia đình. Những chuyến công tác, những hợp đồng làm ăn... như cuốn họ đi và những bữa cơm gia đình thường ít khi có đủ cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, công ty điều chỉnh kế hoạch làm việc nên cách thức tổ chức cuộc sống cho gia đình nhỏ của anh Quang, chị Huyền cũng đã có nhiều thay đổi. Thực hiện hình thức làm việc trực tuyến (online), hai vợ chồng đã có nhiều thời gian ở nhà hơn trước. Chị Huyền chủ động sắp xếp để vừa làm được việc công ty giao, vừa có thời gian quan tâm, chăm sóc các con. Chồng chị cũng không còn phải đi công tác thường xuyên mà có thêm nhiều thời gian dành cho vợ con hơn; nhiều hôm, anh còn giành phần vào bếp để nấu ăn. Chị Võ Thị Ngọc Huyền chia sẻ: “Những tác hại tiêu cực của dịch COVID-19 là rất lớn, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Song bên cạnh những tiêu cực, chúng ta lại có nhiều thời gian hơn để dành cho gia đình, người thân. Cuộc sống gia đình vì vậy cũng ấm cúng, gắn bó hơn”.

Tương tự như vậy, cuộc sống gia đình chị Lê Thu Hà ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa (Hà Nội) cũng đã từng có khá nhiều xáo trộn khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Mọi hoạt động làm việc và học tập đều chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Thời gian đầu, các thành viên trong gia đình đều có cảm giác khác lạ nhưng rồi niềm vui, tình cảm gia đình đã trở nên khăng khít khi mọi người được ở bên nhau nhiều hơn. Chị Hà chia sẻ, ngoài những lúc giúp các cháu học online tại nhà, gia đình có thời gian gần gũi nhau hơn, cùng nhau nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa. Nhà tôi lại có khu vườn rau trên sân thượng; thực hiện khuyến cáo hạn chế ra ngoài để tránh nguy cơ dịch bệnh, tôi tranh thủ hướng dẫn con chăm sóc các loại rau, nhờ đó các con cũng có thêm hiểu biết và được trang bị những kỹ năng bổ ích.

Còn đối với chị Nguyễn Hà Thương ở huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), dịch bệnh COVID-19 đã cho chị cơ hội để “sống chậm” và gắn bó nhiều hơn với cha mẹ. Từng đi du học nước ngoài và đang làm việc cho một công ty du lịch nhưng khi dịch COVID-19 tái bùng phát, chị Thương quyết định tạm nghỉ việc và về quê ở cùng cha mẹ. Ở bên gia đình, người thân, chị Thương như được sống lại những tháng ngày thơ ấu và cảm nhận rõ hơn ý nghĩa của cuộc sống gia đình. “Nói thật, những năm trước khi chưa có dịch, tôi nghĩ cứ cố gắng đi làm rồi mỗi tháng gửi về cho cha mẹ vài triệu là đủ. Nhưng giờ có nhiều thời gian ở bên gia đình, tôi nhận ra một điều, cuộc sống không chỉ có công việc, cha mẹ không chỉ cần tiền mà quan trọng hơn đó là sự quan tâm, tình cảm của các con đối với những bậc sinh thành, nhất là khi họ đã ở tuổi xế chiều”, chị Nguyễn Hà Thương xúc động chia sẻ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư