Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ôn tập học kì 1 GDCD 10: Tinh thần quốc tế vô sản trong sáng đoàn kết thủy chung với bạn bè quốc tế của quân đội nhân dân Việt Nam?

Câu 1: Tinh thần quốc tế vô sản trong sáng đoàn kết thủy chung với bạn bè quốc tế của quân đội nhân dân Việt Nam?
Câu 2: Trách nhiệm của học sinh trong giờ phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
Câu 3: Nêu quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến ( từ thế kỉ XIX đến 1945 )
Câu 4: Trình bày quá trình phát triển và chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống pháp (1945->1954)
Câu 5: Truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh sáng tạo bằng nghệ thuật quân sự độc đáo ?
Câu 6: Sự hình thành và trưởng thành của lịch sử công an nhân dân trong kháng chiến chống Pháp(1945->1954)
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.453
1
1
Trịnh Quang Đức
23/12/2017 19:20:19
Câu 2:
​Trách nhiệm của học sinh trong việc phát huy truyền thống đánh giạc giữ nước trong sự nghiệp xayy dựng và bảo vệ tổ quốc là :
- Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời ông bà cha mẹ. Phấn đấu học tập tốt để có thể cùng nhau đưa đất nước ta trở thành một cường quốc về tri thức.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, khoa học công nghệ để có thể theo kịp thời đại, tránh để đất nước bị tụt lại phía sau
- Am hiểm tốt lịch sử, hiểu được truyền thống để có thể hiểu rõ được trước đây ông cha ta đã dành độc lập như thế nào và sau này chúng ta cần gi gin ra sao.
- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.
- kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta
- luôn luôn nổ lực không ngừng phấn đấu để xây dựng đất nước ngày càng phát triển và vững mạnh, phát triển đất nước để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu trong sự nghiệp phát triển và hội nhập quốc tế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trịnh Quang Đức
23/12/2017 19:21:11
Câu 3:
* Những cuộc đấu tranh giữ nước đầu tiên :
- Cuộc kháng chiến chống quân Tần 214 TCN do vua Hùng
- Cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà do An Dương Vương
* Những cuộc chiến tranh giành độc lập : (TK 1 đến TK 10 )
- Hai Bà Trưng năm 40 chống Đông Hán
- Bà Triệu 248
- Lí Bí 542
- Triệu Quang Phục 548
- Mai Thúc Loan 722
- Phùng Hưng 766
- Khúc Thừa Dụ 905
- Hai cuộc chiến chống quân Nam Hán năm 931 do Ngô Quyền
* Cuộc đấu chiến tranh giữ nước từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 19
- Chống quân Tống 981 do Lê Hoàng
- TK 11 , Nhà Lý chiến thắng quân Tống ( 1075 - 1087 )
- TK 13 , 3 lần thắng quân Mông - Nguyên ( 1258 - 1288 )
- Chiến thắng ở Đông Bồ Đầu , Hàn Tử , Chương Dương , Tây Kết , Vạn Kiếp
- Chống quân Minh , nhà Hồ thất bại nhưng khởi nghĩa Lam Sơn do Nguyễn Trãi chiến thắng bằng trận Chi Lăng , Xương Giang 1427
- Chống quân Xiêm ở Rạch Gầm Xoài Mút và Mãn Thanh ở Ngọc Hồi Đống Đa do vua Quang Trung lãnh đạo
* Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ chế dộ nửa Thực dân nửa phong kiến :
- Các cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực , Đinh Công Tráng , Phan Đình Phùng ...
- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ( 1930 - 1931 ) , phong trào dân chủ ( 1936 - 1936 ) , phong trào phản đế quốc và phát động Tổng khởi nghĩa ( 1939 - 1945 ) và CMT8 ( 1945 ) => Lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
23/12/2017 19:21:44
​Trách nhiệm của học sinh trong việc phát huy truyền thống đánh giạc giữ nước  trong sự nghiệp xayy dựng và bảo vệ tổ quốc là : 
- kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta
- luôn luôn nổ lực không ngừng phấn đấu để xây dựng đất nước ngày càng phát triển và vững mạnh, phát triển đất nước để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu trong sự nghiệp phát triển và hội nhập quốc tế.
0
0
....^_^....
23/12/2017 19:21:45
Câu 3:
* Những cuộc đấu tranh giữ nước đầu tiên :
- Cuộc kháng chiến chống quân Tần 214 TCN do vua Hùng
- Cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà do An Dương Vương
* Những cuộc chiến tranh giành độc lập : (TK 1 đến TK 10 )
- Hai Bà Trưng năm 40 chống Đông Hán
- Bà Triệu 248
- Lí Bí 542
- Triệu Quang Phục 548
- Mai Thúc Loan 722
- Phùng Hưng 766
- Khúc Thừa Dụ 905
- Hai cuộc chiến chống quân Nam Hán năm 931 do Ngô Quyền
* Cuộc đấu chiến tranh giữ nước từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 19
- Chống quân Tống 981 do Lê Hoàng
- TK 11 , Nhà Lý chiến thắng quân Tống ( 1075 - 1087 )
- TK 13 , 3 lần thắng quân Mông - Nguyên ( 1258 - 1288 )
- Chiến thắng ở Đông Bồ Đầu , Hàn Tử , Chương Dương , Tây Kết , Vạn Kiếp
- Chống quân Minh , nhà Hồ thất bại nhưng khởi nghĩa Lam Sơn do Nguyễn Trãi chiến thắng bằng trận Chi Lăng , Xương Giang 1427
- Chống quân Xiêm ở Rạch Gầm Xoài Mút và Mãn Thanh ở Ngọc Hồi Đống Đa do vua Quang Trung lãnh đạo
* Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ chế dộ nửa Thực dân nửa phong kiến :
- Các cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực , Đinh Công Tráng , Phan Đình Phùng ...
- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ( 1930 - 1931 ) , phong trào dân chủ ( 1936 - 1936 ) , phong trào phản đế quốc và phát động Tổng khởi nghĩa ( 1939 - 1945 ) và CMT8 ( 1945 ) => Lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
* Cuộc kháng chiến chống Pháp
- Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông ( 1947 ) , chiến thắng Biên Giới ( 1950 ) , tây Bắc ( 1952 ) , Đông Xuân ( 1953 - 1954 ) . Đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ
* Cuộc kháng chiến chống Mỹ
- 1961 - 1965 , đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt
- 1965 - 1968 đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ
- 1968 - 1972 đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
- Đánh bại chiến lược tập kích thả bom B52 của Mỹ
- Đại thắng mùa xuân 1972 , chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc
1
0
Trịnh Quang Đức
23/12/2017 19:22:50
Câu 5:
- Nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc của ta là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang, đồng thời chỉ đạo hoạt động quân sự của nhân dân cầm vũ khí đứng lên đánh địch, kết hợp chặt chẽ quân sự với chính trị, tác chiến với binh vận, kết hợp tiêu diệt địch và phát động quần chúng giành quyền làm chủ.
- Nghệ thuật quân sự của ta phải chỉ đạo hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực, đồng thời phải chỉ đạo hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, phối hợp chặt chẽ tác chiến của ba thứ quân, của các binh chủng, quân chủng, kết hợp đánh du kích và đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
23/12/2017 19:23:48
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, trong mỗi thời kỳ cách mạng, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng cộng sản, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chứng minh tính tiên phong và lực lượng nòng cốt của kháng chiến. Đặc biệt ngày từ những ngày đầu thành lập, đội quân non trẻ ấy đã tham gia ngay vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược khi đất nước lâm nguy, gặp nhiều biến cố.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi phải một lúc đối phó với 3 loại giặc “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Trong điều kiện ta từng bước thực hiện các chính sách, biện pháp để đối phó chống thù trong giặc ngoài, giải quyết những khó khăn trước mắt, cải thiện đời sống nhân dân thì đến cuối tháng 9 cùng năm, Thực dân Pháp núp bóng quân Anh quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, nước ta bắt đầu bước vào trường kỳ kháng chiến chống chế độ thực dân xâm lược.
Tháng 11/1946, thực dân Pháp tăng thêm quân, đổ bộ lên Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà. Để thực hiện chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh”, sau khi nổ súng ở Hải Phòng và Lạng Sơn (20/11/1946), chúng ráo riết chuẩn bị lực lượng hòng đánh úp các cơ quan đầu não của ta tại thủ đô Hà Nội, tiêu diệt bộ đội Vệ Quốc quân và Tự vệ tại các thành phố lớn, đồng thời đánh chiếm những địa bàn chiến lược ở Trung Bộ và Bắc Bộ.
Ngày 19/12/1946, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, ta đã tổ chức chiến đấu ở Thủ đô Hà Nội, Nam Định, Huế, Đà Nẵng và một số thành phố, thị xã đã làm tiêu hao, tiêu diệt và giam chân một lực lượng lớn quân địch, tạo điều kiện cho cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài.
Ngày 7/10/1947, thực dân Pháp huy động hơn 2 vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, mở cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta bằng chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Thế nhưng sau hơn hai tháng chiến đấu (7/10 - 20/12/1947), quân ta đã liên tiếp phản công tiêu diệt hàng nghìn tên địch, bắn rơi 18 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 50 tàu, ca nô, phá hủy 255 xe cơ giới, thu hàng nghìn súng các loại, làm nên thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc, phá sản chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ của cả nước, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển sang thời kỳ mới. Thắng lợi trong trận này đã tạo đà thắng lợi về sau, khẳng định chiến tranh chính nghĩa nhất định thắng lợi, tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng. Bộ đội ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, vùng giải phóng được mở rộng, lực lượng địch ngày càng tiêu hao
Sau chiến dịch Việt Bắc, để đánh bại âm mưu “bình định” của địch, ta chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng khắp và thực hiện “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, vừa đẩy mạnh chiến tranh du kích, vừa học tập tác chiến, tập trung củng cố xây dựng lực lượng và từng bước tiến lên đánh những trận phục kích, tập kích lớn hơn, tạo tiền đề của chiến tranh chính quy sau này. Qua hơn hai năm chiến đấu (1948 - 1950), quân đội ta đã tiến bộ nhiều về phương diện tác chiến và xây dựng lực lượng. Cuối năm 1949 đầu năm 1950, trước tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ tích cực chuẩn bị lực lượng để chuyển sang tổng phản công.
Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, quân đội ta không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Tháng 8 năm 1949, sau nhiều lần tổ chức thất bại, Đại đoàn quân chủ lực đầu tiên ra đời, Đại đoàn 308 đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp sau đó ta thành lập thêm các đại đoàn 304, 312, 316, 320, 325, 351 trở thành đội quân chủ lực, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong vũ trang, chiến đấu.
Tháng 6/1950, ta mở chiến dịch Biên Giới, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa. Trên đà thắng lợi, một loạt các chiến dịch vừa và nhỏ cũng được tiến hành như chiến dịch Trung du (Đông - Xuân 1950 - 1951), Đường số 18 (chiến dịch Hoàng Hoa Thám Xuân - Hè 1951), chiến dịch Hà Nam Ninh (chiến dịch Quang Trung 1951) đã liên tiếp gây cho Pháp thêm những thất bại chiến lược. Cho đến lúc này, Pháp đã nhiều lần thay Chỉ huy tại Đông Dương nhưng không cứu vãn được tình thế. Chính phủ Pháp đang cố kéo dài cuộc chiến một cách mệt mỏi, chờ thời cơ để có thể thay đổi cục diện chiến tranh.
Đầu tháng 11/1951, Tổng Quân uỷ mở chiến dịch Hoà Bình, làm phá vỡ phần lớn kết quả “bình định” đồng bằng Bắc Bộ trong cả năm 1951 của địch.
Tại Trung Bộ và Nam Bộ, sau một thời gian củng cố, bộ đội ta đã đứng vững trên các địa bàn, cùng du kích chống càn quét và tiến công các căn cứ địch; góp phần tiêu hao, tiêu diệt, kiềm chế một bộ phận quan trọng lực lượng quân sự của địch, bồi dưỡng và phát triển lực lượng ta, mở rộng nhiều vùng căn cứ, đánh bại âm mưu “bình định” của địch.
Đầu tháng 9/1952, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Tây Bắc, nối thông được vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào. Ta giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của địch.
Trước những thay đổi trong cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9/1953, ta mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Với 5 đòn tiến công chiến lược, quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nắm quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương và làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của Navarre, buộc chúng phải căng ra đối phó trên khắp các chiến trường. Kế hoạch Navarre dần dần bị phá sản. Cho tới lúc này cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã bước sang năm thứ 9. Về cơ bản chưa bao giờ ta có một đội quân chủ lực hùng hậu như lúc này. Sự phát triển của các lực lượng vũ trang tại chỗ, du kích tại các địa phương càng củng cố các lực lượng chiến đấu, phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ sau khi Pháp bắt đầu xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ tại đây. 13/3/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu và kéo dài 56 ngày đêm ác liệt gian khổ. Trong trận chiến này, bằng sức mạnh tổng hợp của quân, dân; bằng ý chí kiên cường và quyết tâm tiêu diệt địch sắt đá với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về “đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20, làm "chấn động" toàn cầu, nức lòng nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Tiếp tục trường kỳ kháng chiến trong hơn 21 đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Đến nay, trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
2
0
Bạch Ca
09/01/2018 11:45:40
Câu 1
ĐND - Cách đây 65 năm, ngày 30-10-1949, thực hiện chủ trương tăng cường và đẩy mạnh hoạt động của các lực lượng quân sự Việt Nam tại Lào, đồng thời đáp ứng sự nghiệp cách mạng Lào trong tình hình mới, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định: “Các lực lượng quân sự của Việt Nam chiến đấu và công tác giúp Lào tổ chức thành hệ thống riêng và lấy danh nghĩa là Quân tình nguyện”. Đây là mốc lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu giữa Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào.
Quán triệt sâu sắc đường lối thống nhất giữa hai Đảng và hai Nhà nước Việt Nam-Lào, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam ở Lào sát cánh chiến đấu và công tác, giúp bạn xây dựng lực lượng chính trị, quân sự theo quan điểm “Cách mạng Lào phải do nhân dân Lào tự làm lấy. Việt Nam giúp Lào là tạo điều kiện để từng bước bạn đảm nhận được sứ mệnh lịch sử của đất nước”, phải “thực sự tôn trọng quyền làm chủ” của bạn, giúp bạn theo phương châm “Cơ bản, toàn diện, liên tục và hiệu quả”.
Sau khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam và Lào lần thứ hai, để bảo vệ nền độc lập non trẻ và giữ vững thành quả cách mạng vừa giành được, ngày 30-10-1945, Hiệp định thành lập liên quân Lào-Việt được ký kết. Trên cơ sở pháp lý của hiệp định, trong những năm 1948-1950, do yêu cầu phát triển ngày càng cao của cuộc kháng chiến, các đơn vị tình nguyện của Liên khu 3, Liên khu 4, Liên khu 5 và Liên khu 10 (Việt Nam) được cử sang các mặt trận Thượng, Trung, Hạ Lào giúp bạn xây dựng cơ sở, tổ chức lực lượng, thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển. Với sự giúp đỡ tích cực, hiệu quả của Quân tình nguyện Việt Nam, ngày 20-1-1949, Quân đội Lào Ít-xa-la ra đời; tiếp đó, tháng 8-1950, Chính phủ Kháng chiến Lào và Mặt trận Lào Ít-xa-la được thành lập. Đó là những sự kiện tiêu biểu và cũng là những dấu ấn lớn đầu tiên của Quân tình nguyện Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào trong những năm đầu chống thực dân Pháp xâm lược.
Trên cơ sở kết quả giúp bạn những năm đầu kháng chiến, nhằm đưa cách mạng Lào phát triển mạnh mẽ, hòa vào dòng chảy chung của cách mạng Đông Dương, tháng 4-1951, Bộ tư lệnh Quân tình nguyện mặt trận Thượng Lào được thành lập, nhằm thống nhất các Đoàn 80, 81, 82, 83 cùng lực lượng cách mạng Lào xây dựng khu giải phóng Thượng Lào thành căn cứ địa chính của cả nước.Tiếp đó, thực hiện phương châm “giúp bạn là mình tự giúp mình”, Quân tình nguyện Việt Nam đã cùng quân dân Lào kiên cường bám trụ địa bàn, chống địch càn quét, phối hợp với chiến trường chính Việt Nam tiến lên tiêu diệt quân thù. Trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, để chia lửa với mặt trận Tây Bắc (Việt Nam), Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với quân-dân Lào tổ chức các đòn tiến công chiến lược ở Thượng, Trung, Hạ Lào, vừa tiêu hao, tiêu diệt, vừa phân tán lực lượng cơ động của địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, củng cố vững chắc vùng giải phóng Lào; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho quân-dân Việt Nam tiến lên tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc sự nghiệp kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài suốt 9 năm ròng.
Thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương theo tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954), Mỹ nhảy vào thế chân Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam và Lào bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xác định: “Đông Dương là một chiến trường” và tiếp tục cử các đoàn Quân tình nguyện cùng Chuyên gia quân sự sang giúp cách mạng Lào trong giai đoạn cách mạng mới. Phát huy tinh thần đoàn kết chống thù chung, trong những năm 1960-1962, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân-dân Lào tiến công Sầm Nưa (1960), giải phóng Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng (1961) và giành thắng lợi quan trọng trong Chiến dịch Nậm Thà (1962), buộc Mỹ và chính quyền Phái hữu phải ký Hiệp định Cánh đồng Chum (tháng 6-1962) và Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7-1962), tạo ra bước phát triển nhảy vọt cho cách mạng Lào.
Những năm sau đó, cùng với việc cử các đoàn chuyên gia quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục cử các đoàn Quân tình nguyện: 335, 763, 766, 866 và 968 sang giúp cách mạng Lào xây dựng lực lượng, chiến đấu bảo vệ căn cứ Trung ương và vùng giải phóng Lào. Trên tinh thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, Quân tình nguyện Việt Nam đã sát cánh cùng quân-dân Lào mở Chiến dịch 128, Chiến dịch 74A (1964) và Chiến dịch Nậm Bạc (1968) thắng lợi, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Lào.
Trong những năm 1969-1972, cùng với việc triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” đối với Lào. Hơn lúc nào hết, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Lào đứng trước những thử thách ngặt nghèo nhất. Trước yêu cầu mới của cách mạng Lào, Quân tình nguyện Việt Nam đã sát cánh cùng quân-dân nước bạn đánh bại các cuộc hành quân càn quét của địch; đồng thời, mở các chiến dịch tiến công và phòng ngự thắng lợi như: Mường Sủi (1969), Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng (1969, 1971), Đường 9-Nam Lào (1971) và Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, qua đó đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, buộc Mỹ và Phái hữu Lào phải ký Hiệp định Viêng Chăn (tháng 2-1973).
Sau khi Hiệp định Viêng Chăn ký kết, theo yêu cầu của Lào, một bộ phận Quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục ở lại sát cánh cùng quân-dân Lào xây dựng vùng giải phóng, củng cố lực lượng, ra sức đấu tranh chính trị-pháp lý đòi Mỹ và chính quyền Viêng Chăn nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Viêng Chăn. Khi thời cơ cách mạng chín muồi, Quân tình nguyện Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ bạn kết hợp đấu tranh giành chính quyền bằng “ba đòn chiến lược” và mũi “đấu tranh pháp lý”, kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào vào năm 1975.

* * *
Như vậy, nắm vững quy luật đoàn kết, liên minh chiến đấu và hợp tác chặt chẽ giữa quân đội hai nước là một tất yếu khách quan, một nội dung cơ bản trong mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt-Lào. Đảng và Nhà nước ta luôn coi đoàn kết, phối hợp chiến đấu, giúp đỡ quân đội và nhân dân Lào anh em là một nhiệm vụ quốc tế quan trọng và đã kiên trì thực hiện, giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Có thể nói, trong sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc Lào, ở chiến trường nào ác liệt nhất, nhiệm vụ cách mạng nào quan trọng nhất thì ở đó đều có dấu ấn Quân tình nguyện Việt Nam. Và đúng như đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản, cố Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, từng khẳng định: “Họ đã nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, yêu nhân dân Lào như bố mẹ, anh em ruột thịt của mình, đồng cam, cộng khổ, hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa, nhận khó khăn về mình, dành thuận lợi cho bạn. Kề vai sát cánh chiến đấu, sống chết bên nhau trong từng chiến hào, trên khắp chiến trường trong cả nước, với tinh thần anh dũng tuyệt vời. Trên mọi chiến trường của Tổ quốc thân yêu của chúng tôi đều có xương máu của các chiến sĩ quốc tế Việt Nam hòa lẫn với xương máu của các cán bộ và chiến sĩ nhân dân Lào chúng tôi”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×