LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn Bài Thơ về tiểu đội xe không Kính

4 trả lời
Hỏi chi tiết
534
1
1
Corgi
08/08/2021 18:36:54
+5đ tặng

Bố cục:

- Phần 1 (2 khổ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe

- Phần 2 (4 khổ tiếp) Sự ngang tàng, lạc quan của lính lái xe Trường Sơn

- Phần 3 (còn lại): Ý chí chiến đấu vì miền Nam

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Nhan đề bài thơ có sự độc đáo, đặc biệt:

- Nhan đề dài, sự độc đáo

- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh chiếc xe không có kính, phát hiện, sáng tạo của tác giả

- Thể hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn

- Từ “bài thơ” đầu tiên nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy

→ Nhan đề là sự sáng tạo của tác giả

Câu 2 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn là những con người có tư thế đường hoàng.

- Tư thế ung dung, lạc quan trước tình thế nguy nan càng tô đậm phẩm chất can trường của người lính lái xe

    + Mặc kệ gió vào xoa mắt đắng

    + Mưa tuôn mưa xối

    + Bụi phun tóc trắng như người già

- Các hình ảnh tạo cảm giác ấn tượng, vừa quen, vừa lạ

- Tinh thần người lính vẫn vượt lên, vẫn yêu đời

    + Phì phèo châm điếu thuốc

    + Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

- Tiếng “ừ” đời thường và ngang tàng chất lính, cũng là lời thách thức gian khó

- Tình cảm đồng đội thân thiết như gia đình “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”

- Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

→ Hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn gan dạ, kiên cường, luôn giàu tinh thần lạc quan trước hiểm nguy của trận chiến vì miền Nam.

Câu 3 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn

- Giọng điệu ngang tàng có chất nghịch ngợm đúng với chất trẻ trung, can trường của những người lính

- Giọng điệu làm cho thơ gắn với lời văn xuôi, tự nhiên gắn với lãng mạn

Câu 4 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ:

- Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, luôn chiến đấu vì mục đích, lý tưởng cao đẹp

- Yêu mến tính sôi nổi, vui nhộn, lạc quan, dễ gần, dễ mến giữa những người lính trong chiến tranh

Luyện tập

Bài 1 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Học thuộc lòng bài thơ

Bài 2 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Ấn tượng của người lái xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn giả cụ thể, sinh động

- Chiếc xe không có kính ra mặt trận tạo ra những cảm giác, đặc biệt, thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ hai

- Những khó khăn, nguy hiểm mà người lái xe phải đối diện:

    + Gió vào xoa mắt đắng – Hiện thực, cảm giác được vị giác hóa chân thực

    + Đường chạy thẳng vào tim

    + Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

- Phép phóng đại, ẩn dụ: chạy thẳng vào tim, như sa như ùa vào buồng lái

⇒ khiến người đọc cảm nhận được sự khó khăn, nguy hiểm người lính phải đối mặt

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Unnie
08/08/2021 18:37:59
+4đ tặng
1Tìm hiểu chung tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

a/ Tác giả

- Phạm Tiến Duật (14/1/1941 - 4/12/2007).

- Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

- Cuộc đời:

+ Ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Là nhà thơ xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

+ Thơ của ông tập trung thể hiện hình ảnh của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong.

+ Thơ mang giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

b/ Tác phẩm

- Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 và đưa vào tập thơ "Vầng Trăng - quầng lửa".

- Bài thơ khắc họa những chiếc xe không kính. Khắc họa những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm.

2/ Đọc hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính

a/ Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính

- Hai chữ "Bài thơ" nói lên cách khai thác hiện thực.

- Bài thơ không phải là một bài viết về những chiếc xe không kính mà là một bài thơ, tác giả muốn thể hiện chất thơ về một hiện thực khốc liệt của chiến tranh chống Mĩ.

→ Chất thơ về những chiếc xe không kính, vút lên từ cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.

- "Không có kính không phải vì xe không có kính": Thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo.

- Chiếc xe không kính là hình ảnh có thật, thật đến trần trụi."Bon giật bom rung kính vỡ đi rồi".

→ Do chiến tranh làm cho chiếc xe không có kính, không có mui xe, thùng xe xước,… làm cho chiếc xe bị biến dạng.

- Hình ảnh xe không có kính không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm mới nhận ra được vẻ khác lạ của nó.

⇒ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thể hiện chất thơ vút cao lên từ trong cuộc sống chiến đấu gian khổ thể hiện bởi những dấu tích trên những chiếc xe không kính, không mui, không thùng.

b/ Hình ảnh những chiến sĩ lái xe hiện lên với những phẩm chất cao đẹp

Tư thế hiên ngang "ung dung, nhìn đất, nhìn trời"

"Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng,

Như sa như ùa vào buồng lái"

- Điệp từ, so sánh.

→ Người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, họ cảm nhận được những cảm giác, từng vẻ đẹp của thiên nhiên ùa vào trong buồng lái. Đó là cảm giác mạnh đột ngột khi xe chạy nhanh trên đường bằng, khi trời tối thì trước mắt là sao trời.

"Không có kính ừ thì có bụi,

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc.

Không có kính ừ thì ướt áo,

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa."

- Cấu trúc câu thơ được lặp lại.

→ Thái độ ngang tàng, bất chấp khó khăn, hiểm nguy. Tác phong sống nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, tinh nghịch, ấm áp tình đồng đội.

- Khẳng định quyết tâm giải phóng Miền Nam không lay chuyển, tình yêu Miền Nam là sức mạnh vô song.

- Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trẻ trung tinh nghịch, ngang tàng mà kiên định, lạc quan, yêu đời.

⇒ Khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn dân toàn quân ta, khẳng định con người mạnh hơn sắt thép. Lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, của những người con đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc.

Tổng kết

Nội dungBài thơ ca ngợi sự dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ xâm lược.

Nghệ thuật

- Hình ảnh đậm chất hiện thực lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính phát hiện.

- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.

0
2
Trần Hà
08/08/2021 18:40:49
+3đ tặng

Các hình ảnh sau đây nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe:

Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Không có kính ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời.

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.

Câu 2

Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?

Phương pháp giải:

Con đọc khổ thơ cuối cùng.

Lời giải chi tiết:

Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ sau:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Câu 3

Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì?

Phương pháp giải:

- Những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận có nguy hiểm gì cho người lái không? Điều gì khiến họ có được dũng khí làm việc đó?

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận gợi cho em cảm nghĩ:

Các chiến sĩ lái xe của ta vô cùng dũng cảm. Họ bất chấp bom đạn của kẻ thù. Không đòi hỏi phải có những chiếc xe hoàn hảo, họ vẫn hăng hái lái xe ra trận. Đó chính là vì họ có lòng yêu nước, căm thù giặc, có ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Họ xứng đáng là những người lính Cụ Hồ: trung với nước, hiếu với dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Câu 4

Nêu ý nghĩa của bài thơ:

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ gì về những người chiến sĩ lái những chiếc xe không kính ra mặt trận giữa bom rơi bão đạn.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ ca ngợi các chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng lái xe chở vũ khí, lương thực ra tiền tuyến phục vụ kháng chiến.

Bài đọc

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

               (trích)

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

 

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.

 

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

                                     PHẠM TIẾN DUẬT



 
1
1
Tâm Như
08/08/2021 18:49:46
+2đ tặng

Bố cục:

   - Phần 1 : Hình ảnh chiếc xe không kính.

   - Phần 2 : Hình ảnh người lính lái xe.
tác giả: phạm tiến duật
- Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Bài thơ được viết năm 1969, trong thời kì cuộc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, lấy cảm hứng từ hiện thực những chiếc xe tải ngày đêm vận chuyển nhu yếu phẩm chi viện cho miền Nam ruột thịt trên tuyến đường Trường Sơn bị bom giật, bom rung khiến ...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư