Với các hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam.
- Bất chấp sự đầu hàng của triều đình, những cuộc đấu tranh của một số quan lại, văn thân, sĩ phu và nhân dân chống Pháp vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, Tôn Thất Thuyết (Thượng Thư bộ Hình) mạnh tay hành động. Họ phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên làm vua (Hàm Nghi); bí mật liên kết với sĩ phu,văn thân các nơi, xây dựng hệ thống sơn phòng, ra sức tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
- Hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp. Vì vậy, Pháp tăng cường lực lượng và tìm cách loại phe chủ chiến.
Trước sự uy hiếp ngày càng trắng trợn của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết và những cộng sự của ông đã quyết định nổ súng để giành thế chủ động. Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ.
- Sáng 5/7, quân Pháp phản công, đánh thẳng vào nội thành. Chúng cướp bóc, tàn sát nhân dân. Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng rời lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết nhân dân vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.
- Chiếu Cần Vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, kéo dài liên tục trong 10 năm mới chấm dứt.