LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy lập dàn ý chi tiết cho các đề bài sau

3 trả lời
Hỏi chi tiết
253
4
4
Thời Phan Diễm Vi
09/08/2021 07:35:21
+5đ tặng

1. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

  • “Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gì hết
  • “Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dùng để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

⇒ Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

b Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

c. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

3. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
5
Nguyễn Nguyễn
09/08/2021 07:35:30
+4đ tặng

I. Mở bài

- Dẫn dắt: đạo lý nhớ về cội nguồn, nhớ ơn những người đã giúp đỡ chúng ta là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

- Giới thiệu câu tục ngữ: truyền thống đó được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn.”

II. Thân bài

1. Giải thích

*Nghĩa đen:

- “Uống nước”: hưởng dòng nước mát.

- “Nguồn”: nơi khởi đầu của dòng nước

=> “Uống nước nhớ nguồn”: được hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó.

* Nghĩa bóng:

- “Uống nước”: hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra.

- “Nhớ nguồn”: nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó.

=> “Uống nước nhớ nguồn”: lời răn dạy khi chúng ta nhận những thành quả lao động của người khác tạo ra thì cần có thái đó ghi nhận, biết ơn những công lao, nỗ lực của họ.

2. Biểu hiện của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

- Câu chuyện “Cây khế”: chú chim phượng hoàng ăn khế của anh nông dân nghèo nên đã đền ơn anh bằng cách chở anh tới đảo lấy vàng. Từ đó, vợ chồng anh ta sống ấm no, thoát cảnh nghèo khổ.

- Bác Hồ từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói đó thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với những hy sinh của thế hệ trước mà cụ thể là vua Hùng để từ đó rút ra trách nhiệm của bản thân, của thế hệ sau với tương lai đất nước.

- Hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đền ơn đáp nghĩa tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập nước nhà.

3. Tại sao ta cần “Uống nước nhớ nguồn”?

- Vạn vật tồn tại trên trái đất này đều có nguồn cội của nó, hoặc được tạo ra bởi sức lao động của ai đó. Vậy nên, “Uống nước nhớ nguồn” là một đạo lí tất yếu của con người.

- Chính sự nuôi dưỡng của bố mẹ, sự chỉ bảo của nhà trường và sự cố gắng giữ gìn độc lập nước nhà không tiếc máu xương của thế hệ trước mà chúng ta được hưởng cuộc sống hòa bình ngày hôm nay nên cần có thái độ biết ơn, thành kính với những giá trị ta được hưởng.

- Có đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, chúng ta sẽ là những con người có tình có nghĩa - một đức tính mà xã hội nào cũng cần để tạo ra khối đoàn kết lớn mạnh.

4. Bài học tu dưỡng truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

- Tự hào với truyền thống vẻ vang của nước nhà, có thái độ trân trọng với những hy sinh của các vị anh hùng dân tộc.

- Biết ơn những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho mình vượt qua khó khăn.

- Rèn luyện bản thân về cả thể lực và trí lực, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững chắc.

5. Phản đề

- Phê phán những con người không biết trân trọng cuộc sống, lãng phí thành quả sức lao động của người khác.

- Phê phán những cá nhân có thái độ sống “sùng ngoại”, hòa nhập mà hòa tan cả những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc.

- Có những người không biết cố gắng trong học tập và cuộc sống, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị tốt đẹp của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”

- Liên hệ bản thân để vận dụng tốt đạo lí vào cuộc sống.

1
5
Bee
09/08/2021 07:35:43
Câu 1b: * Nghĩa bóng: - “Uống nước”: hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra. - “Nhớ nguồn”: nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. => “Uống nước nhớ nguồn”: lời răn dạy khi chúng ta nhận những thành quả lao động của người khác tạo ra thì cần có thái đó ghi nhận, biết ơn những công lao, nỗ lực của họ.

Chúc bạn học tốt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư