Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu chuyện về học sinh chú ý học tập ở tiểu học

cau chuyện về học sinh chú ý học tập ở tiểu học 
 
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
108
1
0
Hiển
09/08/2021 10:00:36
+5đ tặng

Tôi đã công tác trên 12 năm, thời gian đó cũng đủ cho tôi học hỏi và đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong công tác, nhất là công tác chủ nhiệm. Câu chuyện sau đã trôi qua 2 năm nhưng hình ảnh của một em học sinh làm cho tôi thay đổi cách nhìn về học sinh. Các em đã thật sự lớn khôn mà tôi không biết, nhân cách của các em đã được hình thành từ lâu mà bản thân tôi cứ nghĩ các em đang là một đứa trẻ. Câu chuyện như sau:

Năm học 2012 – 2013 đã đi được ¼ chặng đường, lớp tôi chủ nhiệm là lớp 5, tôi được phân công dạy lớp có nhiều học sinh yếu, gánh nặng trên vai tôi là phải giúp đỡ các em hoàn thành chương trình, khi bàn giao học sinh lớp 5 với giáo viên THCS. Tôi lo lắng bức xúc muốn dồn ép các em học được thật nhiều kiến thức. Nhưng sự dồn ép của tôi chưa đưa lại kết quả tốt khi điểm kiểm tra định kỳ lần 1 quá thấp. Nhà trường cho phép giáo viên họp phụ huynh lần 2 để có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Sau buổi học hôm đó, khi tôi thông báo lịch họp phụ huynh và cũng là lúc trống đánh hết giờ. Tôi xách cặp lên văn phòng để ra về. Trên nữa quảng đường đi, tôi nghe tiếng chân nhỏ bé chạy theo và tiếng nói nhỏ nhẹ sợ sệt nói theo:

- Thưa cô, cho em gặp cô một tý.

Tôi dừng lại, người gặp tôi là em Kim Anh, học sinh của tôi, em là một trong số học sinh thuộc diện học sinh kém đang phải phụ đạo.

- Tôi hỏi em gặp cô có việc gì không?

Em ngập ngừng trong giây lát, rưng rưng nước mắt, miệng ấp úng không dám nói. Tôi gặng hỏi:

- Có chuyện gì vậy, em cứ mạnh dạn nói với cô nào!

Em lấy lại bình tĩnh, nói với tôi giọng lí nhí:

- Thưa cô, chiều nay họp phụ huynh, cô có thể nói với mẹ em điểm thi Toán và Tiếng việt của em đạt điểm trung bình được không cô?

Em Kim Anh điểm thi định kỳ lần 1 đều bị thiếu điểm. Em lo lắng và mạnh dạn xin tôi như vậy để mục đích gì đây? Tôi hỏi em:

- Tại sao em phải xin như vậy?

Em trả lời:

Em sợ mẹ buồn, em hứa với cô em sẽ cố gắng để vươn lên trong học tập.

Trước lời nói đó của một em học sinh 11 tuổi mà tôi cứ ngỡ là mình đang nói với một người bạn của tôi. Tôi cũng hứa với em: Cô sẽ suy nghĩ, xin ý kiến của Ban giám hiệu, nếu được cô sẽ giúp em nhưng phải có một điều kiện là: “Em phải cố gắng hơn nữa”.

Sau đó tôi lên văn phòng gặp cô hiệu phó trao đổi câu chuyện này, được sự nhất trí của hiệu phó, tôi làm theo lời xin của học sinh và gặp riêng phụ huynh em Kim Anh nhắc nhở nhẹ nhàng, tạo điều kiện cho con học thêm ở nhà.

Từ sau cuộc họp phụ huynh đó, không những em Kim Anh mà các bạn cũng tiến bộ hẳn lên. Từ những lời nói, suy nghĩ đó của em học sinh đã làm cho tôi thức tỉnh về sự nhìn nhận của các em, coi học sinh như bạn bè cùng chia sẽ, động viên các em cùng tiến bộ. Từ đó đến nay lớp tôi chủ nhiệm luôn dẫn đầu trong mọi phong trào nhờ vào việc nắm bắt tâm lý của các em, ta xem các con là bạn, là con để gần gũi với các em hon giúp các em có điều kiện tâm sự sẽ chia những lúc các em cần. Tôi được nhà trường bình chọn giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường và được đại diện cho tập thể giáo viên Trường Tiểu học Nga Lộc dự thi hôm nay.

Tuy câu chuyện rất đỗi bình thường nhưng đã có những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của tôi và để lại dấu ấn tốt đẹp cho tôi. Các bạn ạ : lòng bao dung, sự độ lượng của thầy cô sẽ giúp các em tiến bộ rất nhiều. Nếu ta làm được điều đó thì công tác chủ nhiệm của ta sẽ thành công

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
09/08/2021 10:01:02
+4đ tặng
Trong sự nghiệp trồng người thiêng liêng, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm lớp, chắc hẳn mỗi thầy cô giáo đều rút ra được những điều mình tâm huyết qua những việc làm cụ thể. Có những việc làm để lại cho mỗi thầy cô những ấn tượng sâu sắc. Và có những kỷ niệm sẽ mãi không thể quên, mà đọng lại trong tim, ẩn mình đâu đó nơi sâu thẳm tâm hồn. Và đó cũng là kinh nghiệm quý báu, là động lực to lớn để mỗi chúng ta vững bước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Sau đây tôi xin kể lại một câu chuyện cảm động về những kỉ niệm khó quên trong công tác chủ nhiệm lớp của tôi, một thầy giáo trẻ khi bước chân chập chững vào nghề.

Cách đây 27 năm, khi mới bước chân vào con đường giáo dục, tôi được phân công về một trường tiểu học ở một xã còn nghèo và khó khăn, Trường TH Phú Long, huyện Bình Đại.

Vừa nhận công tác, một sinh viên sư phạm, một chàng trai với lòng nhiệt huyết bừng bừng như tôi vì có ngày cũng được áp dụng những kiến thức ở trường vào trong thực tiễn. Trong ánh mắt của người thầy trẻ, chẳng có gì khó đối với một người được đào tạo bài bản như thế! Tôi tự tin bước lên lớp trong ánh mắt tò mò vốn rất đáng yêu và nghịch ngơm của học sinh lớp 5 - lứa tuổi tinh nghịch và đáng đáng yêu của cuối thời tiểu học. Lần đầu tiên lên lớp, con tim hồi hộp trong lồng ngực tôi làm lộ ra cái vẻ ngường ngượng, tôi nhanh chóng trấn an cho con tim trở về bình tĩnh, giống như những giáo viên mới lên lớp, sau lời giới thiệu về bản thân, tôi đưa ra những quy định của riêng tôi mà tôi đã chuẩn bị sẵn từ mấy ngày trước... Hơn một tháng trôi qua tôi vô cùng cảm thấy hãnh diện vì học sinh lớp mình chủ nhiệm cũng bắt đầu vào nền nếp, quy cũ theo ý đồ của mình. Nhưng đâu phải công việc suông sẻ như thế. Một hôm, tôi rất giận vì có một em học sinh nghỉ học mà không xin phép - tôi bắt đầu khó chịu và nhắc lại một lần nữa quy định của tôi. Đến ngày thứ 2, và ngày thứ 3, tôi đã quyết định đi mời phụ huynh đến. Sau khi tan học, tôi đã tìm đến nhà Nam theo địa chỉ mà tôi truy tìm từ các bạn trong lớp của Nam.
1
1
Anh Daoo
09/08/2021 10:02:17
+3đ tặng

Để học sinh chú ý việc học trên lớp,giáo viên cần

1. Nhớ tên học sinh và gọi tên chúng một cách thường xuyên nhất có thể.

2. Có kế hoạch chi tiết cho từng lớp học, đừng bao giờ để cho học sinh được tự ý làm những điều chúng thích.

3. Chú ý đến điểm mạnh và những giới hạn của học sinh. Khen thưởng những điểm mạnh và giúp học trò khắc phục những điểm yếu.

4. Nếu có thể hãy xếp lớp học theo hình chữ U để khuyến khích sự tương tác giữa các học sinh.

5.Đa dạng hóa các chiến thuật dẫn đắt: sử dụng lời giảng, thảo luận, nghiên cứu trường hợp, làm việc nhóm,…

6. Luôn nhắc lại mục tiêu bài học với học sinh. Chắc chắn rằng học sinh nhận thức rõ ràng điều mà chúng mong muốn được học, thực hành,…

7. Di chuyển khỏi chỗ ngồi (quanh lớp học) trong quá trình giảng dạy.

8. Biến lớp học của bạn trở nên sống động. Chắc chắn rằng học sinh nhận thức được các nội dung bạn dạy có liên quan như thế nào đến thế giới xung quanh chúng.

9. Tạo ấn tượng. Hãy cười khi có thể.

10. Hãy thể hiện sự hứng thú trong bài giảng, thay đổi giọng điệu, âm lượng, sắc thái ngôn ngữ,…

11. Đưa ra nhiều ví dụ cụ thể.

12. Khuyến khích học sinh chia sẻ quan điểm và nhận thức của chúng, thậm chí những quan điểm đó là chưa chính xác. Bạn sẽ không không bao giờ biết được những nội dung mà học sinh chưa hiểu cho đến khi bạn hỏi lại chúng.

13. Duy trì sự giao tiếp bằng mắt và hướng đôi mắt bạn đến học sinh khi bạn đang tương tác/ giao tiếp với chúng.

14. Tạo cơ hội để học sinh có thể nói trước lớp.

15. Luôn sẵn sàng mọi thời điểm: trước khi giờ học bắt đầu, trong giờ nghỉ và sau giờ học để trò chuyện, trao đổi với học sinh.

16. Chấm và trả bài kiểm tra cho học sinh sớm nhất khi bạn có thể. Đưa ra các phản hồi mang tính xây dựng.

17. Luôn kiên định và thống nhất trong cách đối xử với người học.

18. Đảm bảo bài kiểm tra bạn đưa ra cho học sinh phải có liên hệ với nội dung, mục tiêu của chủ đề/ khóa học mà học sinh được học.

19. Có kế hoạch để thay đổi hoạt động trong khoảng 15 – 20 phút. Học sinh sẽ cảm thấy khó khăn để duy trì sự tập trung chú ý trong một khoảng thời gian kéo dài.

20. Để học sinh tham gia vào quá trình giảng dạy của bạn. Luôn yêu cầu chúng đưa ra các phản hồi.

1
0
Tâm Như
09/08/2021 11:22:40
+2đ tặng
Thời gian trôi qua thật nhanh. Thấm thoắt mà đã kết thúc một kì học. Học kì 1 này,em học tương đối tốt. Về học tập, em được đánh giá hoàn thành xuất sắc tất cả các môn học. Về phẩm chất, năng lực em cũng đạt được mức tốt. Hai môn thi Tiếng Việt và Toán của em đều đạt điểm mười, thành tích này, em cần phải phát huy ở học kì 2. Để có được thành quả ấy, bản thân em đã cố gắng rất nhiều. Trên lớp, em chú ý nghe cô giảng bài. Về nhà, em luôn hoàn thành đầy đủ những bài cô giao và tự mình tìm tòi thêm những bài tập, những kiến thức hay trong sách tham khảo. Dù đã đạt được kết quả cao nhưng em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy hết khả năng học tập, hoạt động phong trào xã hội của trường và lớp. Với kết quả học tập này, em thật sự vui và bố mẹ cũng cảm thấy vô cùng tự hào vì em. Em mong học kì 2 mình sẽ học giỏi hơn nữa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×