I. Dàn ý nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc1. Mở bài
- Dân tộc ta có truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"
- Đây là một đạo lý tốt đẹp dạy con cháu ghi nhớ công ơn của thế hệ trước, khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn.
2. Thân bài
- Giải thích câu tục ngữ:
+ "Uống nước": Hành động hưởng thụ -> hưởng thụ thành quả, kết quả người khác tạo ra mà không phải làm gì cả.
+ "Nguồn": Nơi ngọn nguồn xuất phát của dòng nước -> chỉ những con người, tập thể tạo nên thành quả cho người khác hưởng thụ
+ Nghĩa đen: Thiên nhiên ban tặng cho con người nước, con người phải ghi nhớ, biết ơn
+ Nghĩa bóng: Khuyên răn chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết ơn công lao người tạo ra thành quả đó.
- Tại sao phải "Uống nước nhớ nguồn"?
+ Các thành quả không tự có mà được tạo dựng từ bàn tay lao động của con người.
+ Trong gia đình, cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người, tạo ra của cải vật chất nuôi ta -> biết ơn cha mẹ
+ Ngoài xã hội, các thành quả có được đều do lớp người đi trước tạo nên, hi sinh cả xương máu -> biết ơn những người thầm lặng.
+ Lòng biết ơn là một đức tính tốt đẹp, nền tảng đạo đức con người trong xã hội.
+ Dẫn chứng: Những người lính hi sinh, thương binh trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ
+ Các thầy cô giáo dạy ta tri thức, bác nông dân làm ra hạt gạo....
- Phải làm gì để "Uống nước nhớ nguồn"?
+ Luôn tự hào về truyền thống dân tộc, có lòng tự tôn dân tộc
+ Ra sức bảo vệ, học tập, lao động đóng góp cho quê hương
+ Giữ gìn bản sắc dân tộc, không để bị lai căng, đồng hóa
+ Trong gia đình: Luôn nghe lời ông bà, cha mẹ, cố gắng học tập tốt
+ Sống có ý thức, có trách nhiệm với gia đình, xã hội
- Phản đề:
+ Vẫn còn những người đánh mất đạo lý này
+ Dẫn chứng: Con đánh chết cha ở Thái Nguyên do mâu thuẫn đất đai
+ Dẫn chứng: Hội Việt Tân
- Kết luận chung: Đây là truyền thống tốt đẹp cần phải giữ gìn, phát huy
3. Kết luận
- Khẳng định lại vấn đề