Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài trình bày suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn khoảng 2 trang giấy

Viết bài trình bày suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn ( ko chép mạng copy ) khoảng 2 trang giấy 
5 trả lời
Hỏi chi tiết
192
2
0
dogfish ✔
15/08/2021 15:57:51
+5đ tặng

Không phải tự nhiên mà Karl Marx đã từng nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều”. Thế mới biết lòng khiêm tốn trong cuộc sống thật quan trọng đến nhường nào.

Lòng khiêm tốn là một phẩm chất tốt mà chúng ta cần phải có trong văn hóa ứng xử hàng ngày. Ấy chính là một lối sống không kiêu căng tự mãn, không tự đề cao mình lên hay hạ thấp người khác xuống, không khoe khoang thành công và không ngừng lòng ham học hỏi ở những người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện một thái độ hòa nhã, nhún nhường trong cách ứng xử. Trong công việc và trong cuộc sống, những người khiêm tốn thường không dễ dàng thỏa mãn với những gì mình đã đạt được, thỏa hiệp với cuộc sống hiện tại mình đang có mà ngược lại, họ luôn luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể bước lên những nấc thang cao hơn nữa. Chính vì thế mà người có lòng khiêm tốn lại thường gặt hái được nhiều kết quả đáng kinh ngạc.

Con người  ta là một sinh thể không toàn vẹn trong cõi đất trời, không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, huống chi trí tuệ của mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn, là một giọt nước giữa đai dương mênh mông.  Lòng khiêm tốn sẽ giúp chúng ta có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiếu biết của mình hơn. Có thể bạn sẽ vỗ ngực tự hào và nói rằng: Tôi có tài năng, tôi nhận thwusc được tài năng của tôi, vậy tôi có quyền tự hào. Tất nhiên, bạn có quyền tự hào, nhưng tự hào không có nghĩa là tự mãn. Chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Hãy nhìn xem Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn. Bác có tài giỏi không? Bác có ý chí và tâm hồn thanh sạch không? Bác có phải một hiền nhân của đất nước không? Tất nhiên là có. Thế nhưng suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc mạc.

Khiêm tốn giúp con người ta thắng không kiêu, bại không nản, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công cùng thất bại đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước. Ngược lại, những kẻ tự mãn, ngu ngốc đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập những thành quả mới.Cuộc sống là một sự vận động và biến đỏi không ngừng, thành công hôm nay là vinh quang nhưng đối với ngày mai chỉ là quá khứ. Chỉ có khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, khẳng định được tài năng và giá trị của chính mình. Một kẻ tự phụ về tài năng học thức của mình, không chịu học hỏi bất kì ai, không tiếp thu những cái mới thì một ngày nào đó, kiến thức của họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu, không theo kịp được sự phát triển của xã hội.

Thế nhưng, trong cuộc sống ngày nay con người quá coi trọng danh tiếng, đẳng cấp và quyền lợi, họ sẵn sàng giành giật những điều tốt đẹp về mình mà sẵn sàng đụng chạm đến những ham muốn của người khác. Đôi khi chỉ là một lời khen, một danh hiệu trong lớp nhưng vì nhiều người cùng ham muốn đạt được, chẳng ai biết khiêm nhường, chẳng ai chịu lùi ra sau mà gây nên bao tranh giành, thù oán và chia rẽ. Thế nên mỗi người trong chúng ta cần phải biết học tập, rèn luyện và trau dồi để hoàn thiện đức tính tốt đẹp này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
+4đ tặng

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống. 

1
0
Long
15/08/2021 15:59:03
+3đ tặng

Trong xã hội ngày nay, có không ít người với bước thành công ban đầu đã khoe khoang này nọ đủ thứ để chứng tỏ mình tài giỏi, hiểu biết. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng phải "phô” ra cho người khác xem như thế, vì lòng khiêm tốn trong mọi trường hợp chưa bao giờ là thừa.

Lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn chính là một lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi ở những người khác. Lòng khiêm tốn là một đức tính đáng quý, cần phát huy của mỗi con người. Nó sẽ giúp cho bạn thành công một cách vững chắc nhất.

Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người tài giỏi, vì thế không nên khoe khoang, khoác loác rằng mình làm được cái này cái nọ, mình hiểu được điều này biết được điều kia. Đó sẽ chỉ là trò cười cho thiên hạ mà thôi. Bản thân mình năng lực như thế nào mọi người sẽ có thể thấy được qua hành động của bạn chứ không phải qua lời nói.

Như chúng ta đã biết, thành công luôn là thành quả của một quá trình gian nan, vất vả mới có được. Khi thời gian đủ chín và mọi việc đủ thành thì bạn sẽ nắm trong tay phần thắng. Nếu như lúc đó bạn không khiêm tốn, không biết cách kiềm chế cảm xúc thì có lẽ bạn sẽ chìm ngập trong “mùi vị” vinh quang mà quên mất rằng thực tế bên ngoài còn nhiều điều chưa biết. Những người biết phân biệt đâu là cái danh, đâu là cái mình cần mới thực sự cân bằng được cuộc sống này. Bởi vậy, trong những lúc thế chúng ta mới thấy được lòng khiêm tốn quan trọng như thế nào.

Trong xã hội phong kiến có rất nhiều bậc danh nhân vì chán ghét cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở ẩn. Họ luôn giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao. Đấy mới là điều đáng quý. Hay như Hồ Chí Minh, một con người vĩ đại lập được bao nhiêu công lao nhưng người chưa bao giờ nói rằng tôi đã làm được cái này, tôi đã làm được cái kia. Người tự cho rằng sự học không bao giờ là thừa, và lòng khiêm tốn cũng vậy. Chúng ta thành công như thế này, có người khác còn thành công hơn chúng ta. Xã hội không thiếu những người tài giỏi mà mình phải ngưỡng mộ học giỏi,.

Tuy nhiên hiện nay có một số người với chút công lao ban đầu đã to tiếng rằng mình là người tài giỏi thì thực sự công danh ấy có tồn tại được lâu. Khi tự nhận mình tài giỏi thì họ sẽ tự thỏa mãn rằng như thế là đủ, không cần cố gắng thêm. Như thế là quá sai lầm.

Khiêm tốn sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra rằng còn điều gì thiếu sót mà mình phải hoàn thiện, học hỏi được từ người khác nhiều điều mà mình không có. Lòng khiêm tốn sẽ khắc phục được rất nhiều nhược điểm đang tồn tại trong bạn, ngày càng hoàn thiện được bản thân mình. Lòng khiêm nhường luôn đi liền với sự hòa nhã, hòa đồng với mọi người, vì tinh thần không ngừng cố gắng học hỏi. Còn đối với những kẻ tự thỏa mãn bản thân thì luôn thấy người khác là thấp hơn mình, không đáng học hỏi. Vậy là tự họ tạo nên khoảng cách cho mình với mọi người. Họ thành kẻ cô lập.

Bởi vậy lòng khiêm tốn đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng, giúp cho mỗi con người chúng ta có thể thấy được rằng không có điều gì là đủ, là thừa. Càng khiêm tốn, chúng ta sẽ học hỏi thêm nhiều điều. Nhất là đối với thế hệ trẻ ngày nay.

Bài nghị luận về lòng khiêm tốn mẫu 2:

Louisa May Alcott đã từng nói: “Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn”. Đúng là như vậy, sự quyến rũ lớn nhất của con người chính là lòng khiếm tốn, đó là thứ nâng tầm con người lên và đức tính quyết định sự vĩ đại của con người.

Khiếm tốn là sự khiêm nhường, người khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ. Trong cuộc sống, biểu hiện của lòng khiêm tốn rất rõ ràng và đáng được khen ngợi. Thường thì ai khi nhận ra tài năng của bản thân hoặc được công nhận một điều gì đó hơn người thì nhất định sẽ tự hào về điều đó và không ít trường hợp dẫn đến lòng kiêu căng tự phụ. Họ đã tự đánh giá quá cao bản thân mà không biết được rằng họ đã đánh giá sai lầm về bản thân họ. Họ dễ bị những lơi khen chê mờ phán đoán, dễ trở nên khinh thường và coi nhẹ người khác. Lòng khiêm tốn có biểu hiện ngược lại, người khiêm tốn sẽ từ chối những lời khen dành cho họ và không lấy những lời khen đó để tự cho mình là tài giỏi. Họ luôn cảm thấy mình chưa đủ sự tài năng hay hơn người như lời ngợi ca và cần cố gắng hết sức vì lời khen đó.

Câu hỏi đặt ra là tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống? Trong cuộc đời rộng lớn, vũ trụ bao la, mỗi con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ và vô cùng bình thường như những hạt cát trên sa mạc. Nếu xét về tài năng, chúng ta có xuất phát điểm giống nhau và đều mang trong mình những tài năng khác nhau cùng khả năng chưa bao giờ bộc lộ hết, mỗi chúng ta đều có một con người phi thường đang say ngủ. Tuy vậy, chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Cho dù là là người tài năng đến mấy thì cũng không phải là duy nhất.

Trước ta, đã có bao nhiêu người đi trước, ngay trong cuộc sống của ta đã có biết bao nhiêu người tài giỏi hơn ta gấp nhiều lần chỉ là ta chưa từng biết đến, sau ta sẽ còn nhiều còn người vĩ đại hơn. Vậy thì ta có lí do gì để tin rằng ta được quyền tự hào thái quá về tài năng của mình khi mà ta chẳng qua chỉ là một phần nhỏ bé trong rất nhiều con người tài giỏi và chắc gì ta thực sự đã có tài đến mức được tôn vinh. Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng có thể không biết gì về một lĩnh vực khác, một chuyên viên máy tính tài giỏi chưa chắc có thể tự hào về tài nghệ nấu ăn của anh ta. Đó là lí do để ta phải tin rằng tài năng của mình hiện có không phải là vĩ đại. Còn xét về vật chất của cải hay những điều ta may mắn có được hơn người khác như là ngoại hình, sắc đẹp, thì càng có lí do để ta trở thành những con người khiêm tốn thay vì tự phụ bởi những điều phù phiếm như vật chất hay sắc đẹp chỉ là phù du, có thể phai mờ theo năm tháng và thậm chí mất bất cứ lúc nào.

Ta phải hiểu quy luật đó và hiểu rằng những điều ta có không phải là vĩnh cửu, đừng lấy những điều đó để tự cho mình được quyền hơn người khác, làm người phải hiểu mình là ai và biết khiêm tốn đúng mực. Mặt khác, con người phải biết sống khiêm tốn mới là một con người hòa đồng, dễ gần và gây thiện cảm cùng sự yêu mến từ mọi người. Người khiêm tốn sẽ không chê bai người khác và khiến họ tổn thương về sự thiếu sót của bản thân mình. Điều này không chỉ có ý nghĩa cho chính người đó mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử tưởng tượng một xã hội toàn là sự tự phụ của những kẻ phù phiếm thì đó nhất định là một xã hội ngột ngạt đáng chê.

Khiêm tốn thì không thể tạo ra con người vĩ đại nhưng nếu không có khiêm tốn, mãi mãi sẽ không thể vĩ đại. Lòng khiêm tốn khiến cho người ta không chỉ được yêu quý mà còn được tôn trọng bởi xã hội công nhận lòng khiêm tốn như là một trình độ văn hóa học thức cao siêu. Giống như Ngạn Ngữ Anh có câu: “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo”. Chỉ những người có trình độ mới có thể tỏ ra khiêm tốn đúng mực khi được người khác rất mực ca ngợi. Đặc biệt hơn, những người khiêm tốn luôn có tư tưởng muốn tiếp tục phấn đấu để được trở nên hoàn thiện hơn vì với họ, mọi điều vẫn là chưa đủ tốt, họ biết mình chưa hoàn hảo và cần tiếp tục bồi đắp. Nếu một xã hội toàn những con người như vậy thì sẽ là một xã hội liên tục phát triển và đi lên.

Nhưng sự khiêm tốn phải xuất phát từ sự chân thành tự trong tim, không phải là vỏ bọc bên ngoài cho sự khoe mẽ về trình độ hay sự kiêu căng. Đồng thời, mọi người cũng cần phân biệt rõ ràng khiêm tốn và tự ti, khiêm tốn là sự khiêm nhường biết mình biết ta còn tự ti chỉ là sự hèn nhát, yếu đuối và không thể hiểu rõ về bản thân mình.



-/-
0
0
Trần Hà
15/08/2021 15:59:07
+2đ tặng
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện chính mình và hoà nhập với cộng đồng, vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hội nhập, hoà đồng và có được mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh đó là lòng khiêm tốn. Khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật mà còn là nền tảng đi đến thành công trong cuộc sống. Vậy ta hiểu “khiêm tốn” là như thế nào?

Quả đúng như vậy, khiêm tốn là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, khiêm tốn là không tự đề cao chính bản thân, đánh giá đúng mực về bản thân, phải luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm tốn thường rất hoà nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đạt được.

Tại sao chúng ta phải có đức tính “khiêm tốn”? Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn, khiêm tốn sẽ giúp ta có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiếu biết của mình hơn. Cũng như Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc mạc.

Còn đối với những người không có đức tính khiêm tốn thì sẽ ngủ quên trên vinh quang. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân minh, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ rất khó thành công trong công việc. Từ đó đế lại những hậu quả rất lớn đó là vốn kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị dẫn đến thất bại.

Và ngược lại với đức tính khiêm tốn là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu căng thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.

Đối với tôi, những đức tính tốt như đức tính khiêm tốn nên là thứ cần thiết ở mọi người, giúp cho tôi nhận thấy đúng đắn hơn về bản thân mình, hoàn thiện mình
hơn trong cách ứng xử của cuộc sống thường ngày. Tóm lại, khiêm tốn thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân và không tự mãn trước thành quả mà ta đạt được.
1
0
Tâm Như
15/08/2021 17:33:11
+1đ tặng

Một bông hoa đẹp không chỉ đơn giản là cần có sắc mà cũng cần đến hương, con người chỉ thực sự đẹp khi mang trong mình những đức tính tốt đẹp hơn là xấu.

Khiêm nhường được hiểu là đức tính tốt đẹp của con người, một con người không khoe khoang, đố kỵ, biết nhường nhịn và lắng nghe. Khiêm ở đây trong khiêm tốn, nhường tức nhường nhịn. Cho nên khiêm nhường chính là sự khiêm tốn, nhẫn nhịn, không khoe khoang hay tự đánh giá cao bản thân.

Trong cuốn sách "Nhật ký về lòng thương xót" của Thánh Nữ Faustina Kowalska thì chúa Giêsu có nói với Thánh Nữ về đức tính khiêm nhường, thấy rằng đức tính khiêm nhưỡng không chỉ thời hiện đại bây giờ cần mà nó đã tồn tại từ nhiều đời trước, đã từ rất lâu con người đã ý thức được ý nghĩa của đức tính khiêm nhường.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khiêm nhường được thể hiện ra như thế nào? Để biết được người ta có khiêm nhường hay không thì hãy nhìn vào tính cách hoặc ngay chính mối quan hệ của họ. Người khiêm nhường luôn mang trong mình chút gì đó hòa nhã, biết nhường nhịn và lắng nghe câu chuyện của người khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những hiện tượng tự mãn, khoe khoang kiến thức của bản thân, khinh thường người khác. Tự cho rằng bản thân là vô địch, chỉ ra lỗi sai thì không tiếp thu, cho rằng những người đóng góp cho mình chẳng là gì.

Nhưng khiêm nhường không có nghĩa là chịu cảnh tự hạ thấp mình, tự ti. Mỗi người chúng ta ở những trường hợp nhất định phải biết cách phản đáp lại, giải thích cho người chưa hiểu, có như vậy mới là ý nghĩa của đức tính khiêm nhường.

Suy cho cùng ta thấy được sự quan trọng của đức tính khiêm nhường là vô cùng quan trọng. Đem những điều mình biết đi giúp cho người chưa biết, như vậy chẳng là thừa cùng chẳng là thiếu. Con người càng tiến bộ bao nhiêu thì các phải học được đức tính khiêm nhường bấy nhiêu. Nhất là đối với những thế hệ mới hiện nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư