Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích Tiếng đàn và Niêu cơm thần trong truyện 'Thạch Sanh'

Phân tích Tiếng đàn và Niêu cơm thần trong truyện 'Thạc Sanh'
3 trả lời
Hỏi chi tiết
630
2
0
Nguyễn Hoài Dương
16/08/2021 07:58:20
+5đ tặng

văn.

Hình tượng tiếng đàn và niêu cơm trong truyện cổ tích Thạch Sanh

Truyện cổ dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời này sang đời khác bởi sự li kì hấp dẫn của nó. Thật vậy, Thạch Sanh một câu chuyện truyền thuyết ca ngợi chàng dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, dùng tài năng của mình cứu người bị hại, câu chuyện cũng muốn lên án tố cáo những kẻ vong ân bội nghĩa, những kẻ cướp công người khác, xuyên suốt câu chuyện nổi bật lên là hình ảnh tiếng đàn và nồi cơm niêu với biểu tượng của sự hóa giải, tình nhân nghĩa trong nhân gian.

Tiếng đàn hóa giải đưa người đọc qua nhiều suy nghĩ, mỗi người một cách cảm nhận tiếng đàn theo cách riêng của mình, nhận được cây đàn tri kỉ từ vua Thủy Tề trở về với cuộc sống thực tại, tiếp tục với cuộc đời lam lũ mình, con người chân chất thật thà đó coi cây đàn như vật kỉ niệm mà chàng luôn giữ gìn mang theo bên mình, cũng từ đây mà tiếng đàn đã nhiều lần giúp Thạch Sanh giải oan. Khi bị bắt giam vào ngục tiếng đàn cất lên thật thánh thót, như lời ai oán của Thạch Sanh khi những gì mình làm đều bị cướp công, tận sâu đáy lòng chàng chẳng muốn được đền đáp, bởi lòng nhân nghĩa của mình mà chàng ra tay cứu giúp nhưng tại sao chàng phải chịu sự tù đày khổ cực.

 

Nhân danh công lý tiếng đàn thay lời muốn nói, tiếng vang bênh vực người có công, kẻ vụ lợi cướp công lao của người khác. Qua văn thơ tiếng đàn đanh thép vô cùng, như một vị quan tòa phân xử công bằng cho những gì mà Thạch Sanh đã làm và những gì mà Thạch Sanh không đáng phải chịu. Không chỉ có vậy, tiếng đàn giúp nàng công chúa trước đây chỉ im lặng thẫn thờ nay cười nói vui vẻ, tiếng đàn đưa chàng trai tới gặp nhà vua, từ đây mà những bi kịch mà chàng phải chịu đựng đều được hóa giải. Là tiếng đàn thần kì bởi nó cho thấy công lí luôn tồn tại, tiếng đàn biết nói, nói một cách thấu tình đạt lí, nói lên sự thật.

Ngoài ra tiếng đàn còn giúp chàng trai đánh giặc, đại diện cho một quốc gia, một đất nước, một dân tộc đứng lên cất cao tiếng đàn như lời nói nhân nghĩa, căm thù chiến tranh, ưa chuộng hòa bình. Tiếng đàn giúp chàng hóa giải oan khuất của bản thân, rồi hóa giải khó khăn của cả một dân tộc, sự kì diệu đó là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng thành công truyện, ngoài tiếng đàn còn có hình ảnh nồi cơm niêu vô cùng đặc sắc.

Nồi cơm niêu mang biểu tượng của sự nhân nghĩa, chiến thắng Thạch Sanh qua tiếng đàn chỉ là bước đầu, nồi cơm niêu đã giải tỏa được nỗi lo của nhà vua, của nhân dân khi dùng nồi cơm nhỏ bé vừa chiêu đãi quân địch vừa đưa ra bài toán không có lời giải khiến chúng bội phục ngậm ngùi rút quân về nước, nồi cơm niêu nhỏ bé mà sao kì lạ đến vậy, nồi cơm mà bất cứ gia đình nào trong thời đại đó cũng có thể có được, nhưng không đơn giản như vậy, ẩn sâu phía bên trong hình ảnh nồi cơm niêu là bản chất từ xa xưa của người dân đất Việt, những người mang trong mình tinh thần nhân đạo sâu sắc, sự nhân đạo thể hiện giữa người với người không kể ai, thể hiện trên cả những kẻ muốn cướp nước, trong lòng luôn thể hiện sự thân thiện, mong muốn hòa bình, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Hai hình ảnh nhỏ bé, thân thuộc với người dân nhưng qua tài năng trí tuệ tâm hồn người Việt đã xây dựng lên câu chuyện vừa độc đáo vừa mang đậm tính nhân văn, mang thông điệp vô cùng ý nghĩa lưu truyền trong nhân gian tới những thế hệ sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vkiu Byeon Woo Seokk
16/08/2021 07:58:32
+4đ tặng

Bài Văn Mẫu Phân Tích Ý Nghĩa Của Tiếng Đàn Và Niêu Cơm Trong Truyện Thạch Sanh (Chuẩn)
Truyện cổ tích "Thạch Sanh" là câu chuyện quen thuộc trong văn học dân gian Việt Nam. Truyện không chỉ hấp dẫn bởi những tình huống độc đáo, nội dung tư tưởng sâu sắc mà còn cuốn hút bởi nhiều chi tiết li kì, trong đó, tiếng đàn và niêu cơm thần là những chi tiết đắt giá nhất.

Tiếng đàn xuất hiện trong văn bản hai lần. Lần thứ nhất là khi Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng quay về báo thù, chàng bị bắt vào tù, trong ngục tù vì buồn bã và cô đơn, Thạch Sanh đem cây đàn ra gảy. Tiếng đàn cất lên trong chốn ngục tù tăm tối là "liều thuốc" chữa căn bệnh câm cho công chúa, nhờ tiếng đàn mà chàng được giải oan và trở thành vị hôn phu của công chúa. Như vậy, tiếng đàn ở đây là tiếng đàn minh oan cũng là tiếng đàn đoàn tụ, là những khát khao của hạnh phúc đôi lứa tốt đẹp. Tiếng đàn còn mang sức mạnh của công lý, đứng về lẽ phải, về phía những người lương thiện. Tiếng đàn được vang lên từ bàn tay của một người có tài năng với tấm lòng thiết tha và lương thiện như một sự ngợi ca chân lý và khát vọng công lý của nhân dân.

Tiếng đàn vang lên lần thứ hai là trước mặt quân xâm lược, bọn quân sĩ của mười tám nước chư hầu. Tiếng đàn khơi gợi nỗi nhớ quê hương da diết, tiếng đàn đánh thức lương tri, lòng nhân ái trong mỗi con người. Là sức mạnh tinh thần lớn lao cảm hoá quân thù. Tiếng đàn ấy làm cho binh sĩ phải bủn rủn tay chân khiến họ phải chấp nhận hàng phục mà không hề phải vung đao đánh trận. Đó là tiếng đàn đại diện cho hoà bình và thể hiện khát khao hoà bình của nhân dân ta.

Chi tiết niêu cơm thần cũng là một chi tiết đặc sắc. Niêu cơm chiêu đãi quân sĩ ăn mãi không hết, ăn xong lại đầy. Niêu cơm ẩn dụ cho sức mạnh to lớn và lòng yêu nước của dân tộc ta mãi mãi vững bền không bao giờ cạn. Nó còn đại diện cho tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhân dân ta.

Mỗi chi tiết đều mang những giá trị to lớn góp phần thể hiện những mong ước và quan niệm của nhân dân. Một lần nữa khẳng định chân lý "ở hiền gặp lành" và mong ước một xã hội công bằng, hoà bình và giàu tình thương.

1
0
+3đ tặng
Truyện cổ tích Thạch Sanh bắt nguồn từ một cốt truyện dân gian phổ biến trên thế giới ngợi ca người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại. Khi “nhập cư” vào mảnh đất trí tuệ và tâm hồn Việt Nam, truyện cổ tích ấy nảy cành, thêm lá, nở hoa, kết trái, mở rộng thêm nội dung, ý nghĩa. Chàng dũng sĩ ấy có quê quán cụ thể : tỉnh miền núi Cao Bằng, mang tên cụ thể : Thạch Sanh với ý nghĩa “người con được sinh ra từ đá”. Chàng lại có nguồn gốc sâu xa : vốn là thái tử con Ngọc Hoàng Thượng đế… Do đó, câu chuyện về dũng sĩ Thạch Sanh, không chỉ ca ngợi công lao diệt loài vật ác trên núi, trên trời mà còn diệt cả ác quỷ dưới nước, đấu tranh vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống ngoại xâm, bảo vệ non sông Tổ quốc, vẻ đẹp tài năng, đạo đức của Thạch Sanh đậm đà bản chất Việt Nam. Những chiến công của Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. Những giá trị nội dung ấy của tác phẩm được thể hiện bằng nhiều tình huống, chi tiết và hình ảnh thần kì độc đáo như : sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cày đàn thần và niêu cơm thần. Thêm nữa, cùng với văn bản kể miệng bằng văn xuôi, cổ tích Thạch Sanh còn được sáng tác bằng một truyện thơ Nôm, theo thể lục bát ra đời khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm toát ra bao nhiêu ý nghĩa nội dung, hiển hiện bao nhiêu hình ảnh nghệ thuật độc đáo. Nổi bật nhất trong truyện kể văn xuôi cũng như trong truyện thơ Nôm Thạch Sanh là hình ảnh cây đàn, tiếng đàn thần và niêu cơm thần. Có thể nói đó là “tiếng đàn hoá giải”, đó là “niêu cơm nhân nghĩa”.
 
    1. Trước hết, chúng ta hãy lắng nghe và suy nghĩ về tiếng đàn của Thạch Sanh. Chẳng rõ, sau khi nhận cây đàn kỉ niệm của vua Thuỷ Tề, trở lại dương thế, tiếp tục sống cuộc đời lam lũ, Thạch Sanh đã luyện được phép màu kì diệu nào mà khi tiếng đàn cất lên ở trong ngục, nó nỉ non, thánh thót, nhiều cung, nhiều nghĩa đến thế. Truyện văn xuôi chỉ kể ngắn gọn : “Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy”. Còn truyện thơ thì miêu tả tiếng đàn ấy rất cụ thể :
 
Đàn kêu : Ai chém chằn tinh
 
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang ?
 
Đàn kêu : Ai chém xà vương
 
Đem nàng công chúa triều đường vê đây ?
 
Đàn kêu : Hỡi Lí Thông mày
 
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân ?
 
Đàn kêu : Sao ở bất nhân
 
Biết ăn quả lại quên ân người trồng ?
 
    Nhân danh công lí, tiếng đàn ấy đã thay lời nạn nhân oan uổng nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh, nhịp phách của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát,… như tiếng vị quan toà phân xử rạch ròi như lưỡi rìu, mũi tên chàng dũng sĩ nhằm giữa mặt kẻ quyển cao chức lớn, nhưng chúng là thủ phạm gieo đau khổ cho người dân lương thiện. Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên giữa thanh thiên bạch nhật, nói rõ tất cả mọi lẽ đời ân oán, nghĩa tình, vọng từ ngục tối, vọng khấp kinh thành, vọng tới cung vua. Nghe tiếng đàn, nàng công chúa bấy lâu im tiếng, nay “bỗng cười nói vui vẻ”. Thạch Sanh được gặp nhà vua. Tiếng đàn ấy đã hoá giải mọi bi kịch của cuộc đời chàng Thạch Sanh dũng sĩ – nghệ sĩ. Tên Lí Thông độc ác bị trừng phạt. Công lao, tài đức của Thạch Sanh được đền đáp. Tiếng đàn có phép thần thông kì diệu, hay đó chính là khát vọng công lí, khát vọng nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc ta ? Trong các truyện cổ tích khác, niềm khát vọng đó thường được biểu hiện bằng hình tượng Tiên, Bụt, hoặc những biến hoá huyền ảo, hoang đường. Ở truyện Thạch Sanh, tác giả dân gian sử dụng “tiếng đàn” biết nói, nói thấu tình, đạt lí để đấu tranh cho lẽ phải, giành lấy hạnh phúc. Hình tượng “tiếng đàn” vừa gần gũi vừa độc đáo và đậm chất nghệ sĩ.
 
    Độc đáo và nghệ sĩ hơn nữa là từ trong nhà ngục, từ tay chàng dũng sĩ – tù nhân đơn độc, tiếng đàn ra giữa chiến trường, từ tài năng, đức độ của một phò mã, tấu lên sức mạnh chính nghĩa, khát vọng hoà bình. Trước quân tướng của mười tám nước chư hầu đầy hận thù và tham vọng xâm lược, thay mặt nhà vua, thay mặt triều đình và cả dân tộc, Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tấu lên khúc nhạc thần kì. “Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa”. Lời kể chỉ ngắn gọn một câu mà gợi cho người đọc, người nghe bao nhiêu tưởng tượng, suy nghĩ. Tiếng đàn của Thạch Sanh đã ngân vang những cung bậc gì mà kì diệu đến thế, có sức thuyết phục con người đến thế ? Phải chăng đấy là tiếng nói nhân nghĩa, yêu chuộng hoà bình của cả triều đình, cả dân tộc ta lúc bấy giờ. Trước kia, tiếng đàn của Thạch Sanh cất lên từ ngục tối, như tiếng én gọi xuân, thức dậy tâm hồn, tình yêu của nàng công chúa. Nó hoá giải bi kịch riêng cho chàng dũng sĩ. Giờ đày, tiếng đàn ấy ngân vang “như nước cành dương tưới nhuần” (lời miêu tả tiếng đàn trong truyện thơ Nôm Thạch Sanh). Như vậy, tiếng đàn Thạch Sanh đã hoá giải một tình thế khó khăn, nguy cấp – có thể coi là một bi kịch của cả dân tộc. Sáng tạo ra hình tượng tiếng đàn có sức mạnh chiến thắng như thế, phải chăng các tác giả truyện cổ tích Thạch Sanh (cả trong truyện kể và truyện thơ) muốn ngợi ca một chiến lược quan trọng của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ? Đó là nghệ thuật “mưu phạt tâm công” – đánh vào lòng người, dùng văn chương, nghệ thuật hỗ trợ cho thanh gươm, khẩu súng. Từ “tiếng đàn Thạch Sanh”, chúng ta nhớ tới bài thơ Nam quốc sơn hà đời Lí, những bức thư Nguyễn Trãi thuyết hàng giặc Minh đời Lê và biết bao tác phẩm văn nghệ khác ở các giai đoạn lịch sử sau này. “Tiếng đàn Thạch Sanh”, binh pháp Việt Nam kì diệu biết bao !
 
    2. Niêu cơm nhân nghĩa
 
    Chiến thắng của tiếng đàn Thạch Sanh mới chỉ ở chặng đầu. Quân chư hầu mười tám nước bằng lòng lui binh. Các hoàng tử cởi giáp xin hàng. Nhưng đội ngũ vẫn trùng trùng điệp điệp trước kinh thành. Làm thế nào đây ? Phải cấp lương thực để cho chúng no bụng, vui vẻ về nước chứ. Lúc bấy giờ nhà vua lo lắng. Cả triều đình lo lắng, nghĩ kế, bày mưu. Thạch Sanh chẳng nghĩ nhiều, chàng sai dọn một bữa cơm thết đãi kẻ bại trận. Bữa cơm… chỉ vẻn vẹn có “một niêu cơm tí xíu” khiến lũ giặc “bĩu môi”, như chế giễu, như hỏi han, chất vấn. Thạch Sanh “đố họ ăn hết và hứa sẽ trọng thưởng”. Một câu đố – một bài toán, lại xuất hiện “bài toán” trong tác phẩm. Đơn giản quá, dễ dàng quá, cái “bài toán niêu cơm”. Vậy mà, hàng vạn quân của mười tám nước chư hầu không giải được bài toán ấy. Chúng đành phải “cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước”. Chao ôi ! Niêu cơm của Thạch Sanh, cái vật dụng đất nung nhỏ bé, bình thường mà sao có sức chứa lớn lao phi thường như vậy. Thật lạ lùng và thú vị ! Tôi chợt nhớ thành ngữ xưa “nước lọ, cơm niêu” cha ông ta dùng để thở than về cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo từng đày đoạ bao kiếp người lao động.
 
    Rồi nhớ, một lần nhà thơ Xuân Diệu giải thích câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, rằng : “Tại sao phải ăn trông nồi ? Vì nếu không “trông nồi” để liệu mà xới cơm, bớt miệng thì, con ơi, cháu ơi, bay sẽ ăn hết cả phần ông bà, cha mẹ, anh chị em ! Khổ cực thế ! Bốn nghìn năm nay, cái nồi cơm, cái niêu cơm Việt Nam nó nhỏ lắm, nó bé lắm. Nhưng cũng bốn nghìn nằm nay, dân tộc Việt Nam chúng ta biết dạy nhau, nhường nhịn nhau để sống, để đánh giặc, giữ nước, dựng nước…”. Và tôi nhớ lại truyền thuyết về đạo sĩ Nguyễn Minh Không triều đại nhà Lí. Đạo sĩ ở ẩn trong rừng, dưới túp lều tranh, ngày ngày chỉ ăn một niêu cơm, vẫn khoẻ mạnh, tìm thuốc, chữa bệnh cho dân quanh vùng. Triều đình cử một đoàn sứ giả đến mời Minh Không về chữa bệnh cho vua. Khách có hơn chục người. Minh Không chỉ thổi một niêu cơm đãi. Đoàn người ăn mãi không hết, niêu cơm vơi rồi lại đầy. Chẳng biết cái “niêu cơm” trong thành ngữ, tục ngữ, trong truyền thuyết xa xưa và trong sự cảm nhận của thi sĩ Xuân Diệu ngày nay có liên quan gì với “niêu cơm” của Thạch Sanh không mà sao nó trở thành một hình tượng kì vĩ trong tâm thức biết bao thế hệ người Việt Nam, từ người nghệ sĩ bình dân đến những nhà văn, nhà thơ bác học đến như vậy ? Dù nguyên cớ gì thì “niêu cơm” nhỏ xinh ấy đã trở thành một hình tượng thẩm mĩ đặc sắc khiến cho câu chuyện “dũng sĩ giết chằn tinh trừ hại cho dân”, “dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp” trong nhiều thần thoại, cổ tích của thế giới trở thành cổ tích Thạch Sanh đậm đà chất Việt Nam, đích thực là sản phẩm tinh thần độc đáo của trí tuệ, tàm hồn Việt Nam. Khác với tiếng đàn, niêu cơm chẳng nói nửa lời, cứ lặng lẽ vơi rồi đầy, giúp cho một người no nê, sảng khoái, rồi mười người, trăm ngàn người, biến họ từ những kẻ hung dữ, kiêu ngạo thành người hiền lành, phục thiện. Từ sản vật bình thường, niêu cơm đem lại cho Thạch Sanh sức mạnh tinh thần phi thường, to lớn. Nó tượng trưng cho lòng bao dung, độ lượng, chí tình, chí nghĩa của chàng dũng sĩ xuất thân dân dã. Nó bắt nguồn từ truyền thống khoan hồng, từ chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam mà biết bao anh hùng cứu nước từng thực hiện và nhắc nhở. Sau chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi đã viết (và đã thực hiện) : “Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc ; Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run…” (Bình Ngô đại cáo).
 
    Khi lãnh đạo nhân dân ta chống giặc Mĩ xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc : Nếu quân giặc từ bỏ ý chí xâm lược, thì dân tộc ta sẽ trải chiếu hoa tiễn họ về nước. Niêu cơm Thạch Sanh không chỉ là biểu tượng cho đạo lí Việt Nam trong công cuộc giữ nước mà còn là khát vọng nghìn đời của cả dân tộc ta về miếng ăn, về của cải vật chất có để nuôi sống mình, gia đình mình và để cho kẻ thù nể sợ. Sáng tạo ra hình tượng “niêu cơm” ở cuối câu chuyện, tác giả truyện cổ tích Thạch Sanh thực sự rất am hiểu, rất mến yêu và trân trọng quê hương, đồng ruộng, hạt gạo, nồi cơm, tâm hồn, khát vọng cùng biết bao giá trị khác nữa trên mảnh đất và trong tâm hồn Việt Nam. Cái thời “nước lọ, cơm niêu” đói khổ đã qua rồi. Ngày nay, ở nhiều khách sạn của nhiều thành phố Việt Nam, “cơm niêu” xuất hiện trở lại, như một biểu tượng của đặc sản cao cấp Việt Nam, thật là thú vị !
 
    Không biết, khi mời khách, nhất là khách nước ngoài, các nhà hàng có kể cho họ nghe về cái “niêu cơm” Thạch Sanh huyền thoại – sản phẩm thần kì của mảnh đất trí tuệ và tâm hồn dân tộc ta ? Những hình tượng thẩm mĩ độc đáo một khi bắt nguồn từ cuộc sống, nhất là cuộc sống đẫm mồ hôi và nước mắt của người lao động, qua sự sáng tạo tài tình của người nghệ sĩ thì nó sẽ trẻ mãi không già, sẽ trường tồn và trở đi trở lại với chúng ta trong cuộc sống, cũng như trong lòng người.
 
    So với những truyện cổ tích quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam như Chử Đồng Tử, Tấm Cám, Cây khế, Trầu cau, Sợ Dừa,… cổ tích Thạch Sanh có nội dung, kết cấu, số phận, tính cách nhân vật phong phú, đa dạng hơn nhiều. Nhân vật Thạch Sanh trong truyện vừa mang những nét đặc trứng của các nhân vật dũng sĩ trong anh hùng ca thời thị tộc – bộ lạc, vừa có những nét tính cách và số phận tiêu biểu cho loại nhân vật trong cổ tích thần kì ra đời trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì thế, Thạch Sanh vừa là biểu tượng cho con người lương thiện, nêu cao điều thiện, để đấu tranh diệt trừ cái ác vừa là người anh hùng tài năng, trí dũng vẹn toàn chiến đấu chống ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Đỉnh cao của phẩm chất nhân nghĩa, anh hùng trong Thạch Sanh phải chăng là tiếng đàn và niêu cơm ? Kéo tấm màn huyền thoại, hoang đường, sương khói kì ảo của trí tưởng tượng dân gian, chúng ta nhìn thấy được những chứng tích lịch sử, lắng nghe được những tiếng nói của cha ông về khát Vọng hoà bình, no ấm tự ngàn đời nay vọng lại. Tiếng đàn Thạch Sanh hay chính là văn hoá, văn học nghệ thuật Việt Nam có khả năng hoá giải mọi bi kịch ? Niêu cơm Thạch Sanh, hay chính là hạt thóc, nồi cơm, của cải vật chất trên mảnh đất Việt Nam đã từng nuôi lớn dân tộc, đã từng chiến thắng ngoại xâm và sẽ mãi mãi đem lại ấm no, hạnh phúc cho mỗi gia đình, cho mọi người Việt Nam chúng ta ? Ôi, tiếng đàn kì diệu, niêu cơm nhỏ bé mà có sức chứa vô hạn, vô biên, đáng yêu, đáng nhớ làm sao !
 
Xem thêm hướng dẫn phân tích Truyện cổ tích Sọ Dừa Ngữ Văn 6 tại đây. 
 
Share
 
Share
Email
Related
Ngữ văn 6 : Bài 6 Thạch Sanh
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VŨNG 1.Tóm tắt truyện Thạch Sanh sớm mổ côi cả cha lẫn mẹ. Chàng sống lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa của cha để lại.  Thấy Thạch Sanh "khoẻ như voi", Lí Thông gạ…
 
15 Tháng Mười, 2017
In "Để học tốt Ngữ văn 6"
 
Tập làm văn 6 đề 3: Hãy kể lại truyện Thạch Sanh
Hãy kể lại truyện thạch sanh văn lớp 6 YÊU CẨU Cần đọc kĩ tác phẩm để nắm sự việc, hành động của các nhân vật chính, nắm được ý nghĩa của truyện. Tình tiết và ý nghĩa của truyện cổ tích này khá phong phú, phức tạp. Truyện Thạch…
 
18 Tháng Mười Một, 2017
In "Tập làm văn 6"
 
 
Các câu chuyện về cổ tích (câu hỏi và trả lời) - Bồi dưỡng HSG Văn 6
5 Tháng Mười Hai, 2018
In "Ngữ văn 6 nâng cao"

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư