Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trẻ em là niềm hy vọng của gia đình, của giòng tộc, là tương lai đất nước. Mọi sự ưu ái, tốt đẹp có thể có được sẽ phải dành phần cho trẻ em cả về mặt tình cảm, vật chất, tinh thần và pháp chế xã hội. Nước ta xưa nay về đạo lý: ông bà, cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi, dạy cháu, con thành người, dựng vợ gả chồng, xây tạo gia đình mới, nối dài gia tộc; Nhà nước thì có những thiết chế xã hội để bảo đảm trẻ em được quyền an toàn, được thương yêu, được chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, được vui chơi, được phát triển đúng hướng và được bảo vệ theo luật pháp. Tuy nhiên, trong tất cả thứ ấy, thì tình cảm, sự chăm sóc của cha mẹ đối với con cái là không gì thay thế được. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện không có việc làm ở quê nhà, nhiều cha mẹ trẻ đã phải ly hương vào các thành phố lớn để kiếm việc, nhưng không thể mang con theo vì tiền gửi trẻ có khi cao hơn cả tiền lương của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ đành phải gửi con về lại quê nhà cho ông bà nuôi, dạy; mẹ con, cha con đành phải chia xa, một năm có khi về thăm con được vài lần, vài ngày, rồi lại ra đi…thật là ray rức mọi bề. Ông bà cũng phải làm việc để nuôi thân nên thời gian chăm cháu cũng không nhiều; tuổi già sức yếu nên tiền kiếm được cũng ít đi, dù thương cháu, cố gắng nhín nhịn phần mình nhưng cũng khó để trang trải được cho cháu phần thiết yếu. Lại thế hệ ông – cháu cách xa nhau, ngành giáo dục cải cách liên tục nên kiến thức ông bà cũng không còn theo kịp, cháu học mà bí điều gì, hỏi ông bà cũng đành “ngớ ra” và chịu phép. Khi đi nhà trẻ, đi học ở trường lớp, thấy bạn có cha mẹ đón đưa, chắc rằng lòng bé cũng từng có lúc bâng khuâng, nhiều bâng khuâng tích lũy tháng ngày có thể sẽ làm cho lòng bé khó được hồn nhiên, vui tươi như trẻ khác. Vắng cha mẹ, không có người để bé thỏ thẻ tâm sự, thiếu sự giám sát, uốn nắn thường xuyên, cháu cứ phát triển vô tư như cành non vươn lên, gặp cây cành nào bám lấy cây cành đó, nghe lời nói nào ghi nhận lời nói đó, thấy hành vi nào của người lớn và của bạn lớn cũng bắt chước làm theo, chưa kể những hành vi bạo lực từ các kênh truyền hình, các game chiến đấu làm bé thấm dần và hình thành nhân cách sau này. Gần 80% dân số sống ở nông thôn, chắc con số trẻ em xa cha mẹ cũng không nhỏ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |