Văn học dân gian (VHDG) hay văn học truyền miệng là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. VHDG cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời & phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác & lưu truyền, về nội dung tư tưởng & thể loại nghệ thuật
Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc: -Văn học dân gian là trí khôn của nhân dân .tri thức trong văn hóa dân gian rất phong phú đa dạng thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên và con người . -Tri thức dân gian thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân ,vì vậy có sự khác biệt so với nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời ,đặc biệt về các vấn đề lịch sử xã hội . -Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết lại. vd: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối *Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người : -Quan trọng nhất là truyền thống nhân đạo của dân tộc mà văn học dân gian đã thể hiện sâu sắc và nhất quán trong các thể loại. -Văn học dân gian góp phần hình thành cho các thế hệ đời sau những phẩm chất tốt đẹp về tinh thần yêu nước lòng vị tha ,óc thực tiễn ,tinh thần đấu tranh chống cái sấu trong xã hội . vd: Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một thời thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. *Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn ,góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc . -Văn học dân gian là kết tinh ngôn ngữ nghệ thuật