Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa trên kế hoạch bài học mà Thầy/Cô đã xây dựng ở Mô đun 2, hãy phân tích các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng trong kế hoạch bài học đó

Dựa trên kế hoạch bài học mà Thầy/Cô đã xây dựng ở Mô đun 2, hãy phân tích các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng trong kế hoạch bài học đó
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tên bài 57: anh ênh inh. Môn: Tiếng việt lớp  một 
 
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
738
1
2
Hà Vy
19/08/2021 16:23:43
+5đ tặng

Phương pháp:

+ Mang tính chất tham khảo,  nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Công cụ:

Linh hoạt, kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá kết quả hoạt động của học sinh một cách toàn diện, công bằng, khách quan và chính xác.

Đánh giá:

+Đánh giá sản phẩm học tập của HS: đánh giá và nhận xét dựa trên kết quả làm bài tập của các em mỗi ngày.

+Đánh giá thường xuyên: đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng lời nói, cách viết,…

+ Đánh giá về trình độ tiếp thu của học sinh trong quá trình học và tìm hiểu bài.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Chou
19/08/2021 16:23:50
+4đ tặng

I. Yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học

1) Kiến thức, kĩ năng:

- YC1 về kiến thức: Nhận biết và đọc đúng các vần anh, ênh, inh.

- YC2 về kĩ năng :

+ Đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần anh, ênh, inh.

+ Hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

+ Viết đúng các vần anh, ênh inh (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần anh, ênh inh.

+ Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần anh, ênh, inh có trong bài học.

2) Phẩm chất, năng lực

- YC3: Phẩm chất:

+ Yêu nước (YN): Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống hằng ngày, từ đó yêu quý cuộc sống hơn.

+ Chăm chỉ (CC): HS hoàn thành được các nội dung yêu cầu bài học.

+ Trung thực (TT): HS tự hoàn thành bài tập của mình, kiểm tra bài của bạn và báo cáo kết quả.

- YC4: Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học (1): HS tự viết được các vần anh, ênh, inh và các từ có chứa cần anh, ênh, inh.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác (2):

+ HS biết quan sát và thảo luận nhóm đôi để tìm ra các tiếng chứa vần anh, ênh, inh qua các bức tranh

+ Năng lực ngôn ngữ (3): Biết đọc từ, câu, đoạn theo yêu cầu bài học.

3) Vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề thực tiễn.

YC5: Phát triển kĩ năng giao tiếp, nói lưu loát trong giao tiếp

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Bài giảng Powerpoint.

- Các thiết bị có liên quan.

2. Học sinh:

- SGK, vở, bút, bảng con.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HSĐG- YCCĐ về KT, KN- Yccđ về biểu hiện PC, NL
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- Tạo động lực; tạo niềm vui, hứng thú

- Tạo tình huống dẫn nhập vào bài mới

Để giới thiệu vấn đề cần học.

Nội dung:

Tổ chức cho học sinh hát bài “Lý cây xanh”.

Phương pháp:

Phương pháp sinh hoạt tập thể

Tổ chức hoạt động:

- GV tổ chức cho cả lớp hát bài : “lý cây xanh”

- Cho HS nhận xét cấu tạo từ “xanh” để dẫn dắt bài mới.

- Nhận xét, tuyên dương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hát theo yêu cầu.

 

- Nêu cấu tạo tiếng “xanh” gồm âm x ghép với vần anh

- HS theo dõi, rút kinh nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS vui vẻ, thoải mái để tham gia bài học được tốt hơn.

 

HOẠT ĐỘNG 2. NHẬN BIẾT

 

Mục tiêu:

- Hoàn thành YC1

Nội dung:

- Học sinh quan sát tranh và nhận biết các vần mới: anh, ênh, inh.

- Phương pháp:

+ Trực quan, giảng giải, hỏi đáp, kiến tạo

Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

- GV giới thiệu câu ứng dụng: “Con kênh xinh xinh chảy qua cánh đồng”.

- Cho HS tìm tiếng chứa vần màu đỏ để rút ra các vần học hôm nay

- GV rút ra vần mới: anh, ênh, inh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Tranh vẽ con kênh, cánh đồng.

- HS đọc câu ứng dụng

 

 

- HS trả lời: kênh, xinh, cánh chứa vần màu đỏ.

 

- HS theo dõi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận biết các số và viết được các số theo yêu cầu.

- HS thực hiện được YCCĐ1

 

 

HOẠT ĐỘNG 3. ĐỌC

 

 

 

Mục tiêu:

- Hoàn thành YC2, YC3

Nội dung:

- Học sinh đánh vần các vần mới: anh, ênh, inh. Đọc trơn các từ ứng dụng.

- Quan sát tranh để nhận biết và tìm ra các từ chứa vần mới.

- Phương pháp:

+ Trực quan, giảng giải, hỏi đáp, kiến tạo

Tổ chức hoạt động:

a) Đọc vần:

+ GV đánh vần mẫu các vần anh, ênh, inh.

+ GV yêu cầu một số (4 5) HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần anh.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ a, ghép ê vào để tạo thành anh.

+ GV yêu cầu HS tháo chữ ê, ghép i vào để tạo thành inh.

- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh anh, ênh, inh một số lần.

b. Đọc tiếng

- Đọc tiếng mẫu

+ GV gìới thiệu mô hình tiếng góc. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng cánh.

+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng cánh. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng cánh. Sau đó đọc trơn.

+ Đọc trơn tiếng.

- GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt. Tiếp tục đọc trơn các tiếng mới

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần anh, ênh, inh

+ GV yêu cầu 1 2 HS phân tích tiếng, 1 2 HS nêu lại cách ghép.

+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: quả chanh, bờ kênh, kính râm

- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần oc trong quả chanh, phân tích và đánh vần tiếng chanh, đọc trơn từ ngữ quả chanh. GV thực hiện các bước tương tự đối với bờ kênh, kính râm

- GV yêu cầu HS đọc trơn nói tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đánh vần các vần: anh, ênh inh.

 

- Cả lớp thực hiện

 

 

- HS đọc trơn các vần: anh, ênh inh

 

- HS đọc trơn theo yêu cầu

 

 

- HS ghép chữ.

 

- HS tiếp tục tháo chữ a để thêm chữ ê ghép thành vần ênh, và tương tự với vần inh.

 

- Cả lớp đọc đồng thanh

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu, đọc cá nhân, đồng thanh.

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu, đọc cá nhân, đồng thanh.

 

 

 

- HS sử dụng bảng cài để ghép các tiếng chứa vần anh, ênh inh.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và tìm tiếng chứa vần đang học: Quả chanh (anh), bờ kênh (ênh), kính râm (inh)

 

 

 

 

 

- HS đọc các tiếng theo yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện được YCCĐ2

- Hoàn thành YC3

 

HOẠT ĐỘNG 4. VIẾT

 

Mục tiêu:

- Hoàn thành YC2 và YC4

Nội dung:

- Học sinh tập viết các vần mới: anh, ênh, inh.

- Tập viết các tiếng có chứa vần anh, ênh, inh.

- Phương pháp:

+ Trực quan, làm mẫu, giảng giải.

Tổ chức hoạt động:

- GV đưa mẫu chữ viết các vần anh, ênh, inh. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần anh, ênh, inh.

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: anh, ênh, inh , chanh, kênh, kính (chữ cỡ vừa).

- HS nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát viết mẫu.

 

 

 

- HS viết vần vào bảng con

 

 

- Nhận xét chéo bài.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ĐG lẫn nhau

- GV QS mức độ đạt được của YCCĐ2

- HS đạt YC4.

 

HOẠT ĐỘNG 5. VẬN DỤNG SÁNG TẠO

 

Mục tiêu:

- Hoàn thành YC5

Nội dung:

- Học sinh tập đọc các từ ứng dụng trên các phương tiện có sẵn trong cuộc sống có chứa các vận đang học: anh, ênh, inh

- Phương pháp:

+ Trực quan, kiến tạo

Tổ chức hoạt động:

- GV đưa ra một số vật mẫu như: gó bánh, gói kẹo, …các vật mẫu có viết chữ trên bao bì có liên qua đến các đang học để học sinh vận dụng đọc.

VD: bánh ngọt, kẹo ninh bình,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc các từ ứng dụng trên vật mẫu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV QS mức độ đạt được của YCCĐ5

- HS đạt YC5.

 

2. Hoạt động kiểm tra đánh giá (có thể có, có thể không)

3. Hoạt động nhận xét, đánh giá, động viên, khích lệ, dặn dò HS

- GV tổng kết bài học.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tích cực.

NHẬT PHƯƠNG
Cám ơn rất nhiều. Nhưng vẫn chưa đúng
1
0
Linh Vũ
22/08/2021 15:16:57

Mang tính chất tham khảo,  nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Công cụ:

Linh hoạt, kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá kết quả hoạt động của học sinh một cách toàn diện, công bằng, khách quan và chính xác.

Đánh giá:

+Đánh giá sản phẩm học tập của HS: đánh giá và nhận xét dựa trên kết quả làm bài tập của các em mỗi ngày.

+Đánh giá thường xuyên: đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng lời nói, cách viết,…

+ Đánh giá về trình độ tiếp thu của học sinh trong quá trình học và tìm hiểu bài.
 

0
0
LILLOU
29/08/2021 08:22:26

Công cụ:

Linh hoạt, kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá kết quả hoạt động của học sinh một cách toàn diện, công bằng, khách quan và chính xác.

Đánh giá:

+Đánh giá sản phẩm học tập của HS: đánh giá và nhận xét dựa trên kết quả làm bài tập của các em mỗi ngày.

+Đánh giá thường xuyên: đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng lời nói, cách viết,…

+ Đánh giá về trình độ tiếp thu của học sinh trong quá trình học và tìm hiểu bài.

0
0
Sún
01/10/2021 08:46:32

Mang tính chất tham khảo,  nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Công cụ:

Linh hoạt, kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá kết quả hoạt động của học sinh một cách toàn diện, công bằng, khách quan và chính xác.

Đánh giá:

+Đánh giá sản phẩm học tập của HS: đánh giá và nhận xét dựa trên kết quả làm bài tập của các em mỗi ngày.

+Đánh giá thường xuyên: đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng lời nói, cách viết,…

+ Đánh giá về trình độ tiếp thu của học sinh trong quá trình học và tìm hiểu bài.
đoán vậy

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×