LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về tâm hồn, tình cảm của Hồ Chủ Tịch trong bài Rằm tháng Giêng

Nêu cảm nhận của e về tâm hồn, tình cảm của Hồ Chủ Tịch trong bài Rằm tháng Giêng 
(Viết đoạn văn càng ngắn càng tốt nhé mn)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
279
2
1
Toxic
20/08/2021 15:35:08
+5đ tặng
Bức tranh trong đêm trăng được diễn tả qua những nét vẽ gợi hình về thiên nhiên tạo vật. Tác giả đã sử dụng từ “lồng lộng” để miêu tả ánh trong trong đêm “Rằm tháng giêng” với vẻ đẹp tròn đầy cùng ánh sáng ấm áp bao trùm và chiếu rọi khắp không gian, tạo nên cách cảm nhận độc đáo: “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”. Ánh trăng lan tỏa soi chiếu theo chiều kích không gian từ cao xuống thấp tạo nên một bức tranh tràn ngập sức xuân và sắc xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân cùng giao hòa, mở ra ý niệm độc đáo về niềm tin và sức sống. Trên bối cảnh thiên nhiên tươi đẹp đó, hình ảnh người chiến sĩ cách mạng xuất hiện:
Như vậy, bài thơ “Rằm tháng Giêng” đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đêm trăng vớivẻ đẹp lung linh huyền ảo và ngập tràn sức sống. Đồng thời, bài thơ còn là bức chân dung tự họa thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Nguyễn
20/08/2021 15:37:31
+4đ tặng
Nói đến Bác là chúng ta nghĩ đến một vị lãnh tụ vĩ đại vỚi trí. thông minh kiệt xuất và tình yêu nước vĩ đại. Nhưng không chỉ có thế, Người còn là một nhà thơ, một nhà văn tài hoa, lỗi lạc. Thở của người lấy cảm hứng từ thực tại nên thường mộc mạc, giản dị nhưng sâu sắc, thấm . thía. Cảnh khuya được sáng tác ở chiến khu Việt Bắc là một bài thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng thể hiện một tâm hồn thi nhân say đắm với thiên nhiên và một trái tim đau đáu với nước non.

Cảnh khuya là bài thơ được viết theo kiểu thất ngôn tứ tuyệt Đường . thi. Thơ Đường vốn dồn nén ý tứ vào câu chữ, vì thế tuy chỉ có 28 chữ, những bài thơ này của Hồ Chí Minh chứa đựng nhiều điều sâu lắng.


 
Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một khu rừng, giữa đêm khuya thanh vắng, ánh trăng trong vắt đang nhẹ nhàng tỏa ra những luồng sáng dìu dịu. Cảnh tượng ấy khiến bạn cảm thấy thế nào? Trong một đêm khuya thanh vắng, giữa núi rừng Việt Bắc, Bác đã thưởng ngoạn một bức tranh như thế.

Với một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, Bác đã cảm nhận từng nhịp thở, đã đắm đuối với từng hình ảnh thiên nhiên thi vị ấy. Và bằng ngòi bút tài hoa, Người đã khắc họa thành một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, tươi tắn:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng bông hoa

Đây là bức họa về thiên nhiên Việt Bắc hài hòa, trong nhạc có họa, trong cảnh có tình. Tiếng suối không ầm ào mà chỉ róc rách nơi rừng sâu núi thắm lúc đêm khuya được Người hình dung như tiếng hát xa. Đó là thứ âm thanh trong trẻo, trìu mến, thứ âm thanh làm cho . cảnh vật thêm phần thơ mộng. Thứ âm thanh không khuấy động không gian tĩnh lặng mà càng làm cho không gian thanh vắng ấy thêm yên ả, êm đềm. Thứ âm thanh khiến người ta phải lặng nghe và cảm nhận bằng cả tâm hồn.

Âm thanh trong vắt như pha lê ấy hòa quyện trong bức tranh trăng lung linh huyền ảo làm cho hồn thi sĩ ngẩn ngơ. Trăng lồng trong tán cổ thụ tạo thành những bông hoa ánh sáng trên mặt đất. Đây là bức tranh có nhiều đường nét, hình khối và ánh sáng. Chỉ với hai màu sáng tối, nhà thơ đã cho người đọc lạc vào một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, mờ ảo. Ta thấy ba hình ảnh trăng, cổ thụ và hoa ánh sáng tưởng cách nhau nghìn trùng mà vẫn “lồng” vào nhau, nâng đỡ nhau, thêu dệt nên một bức tranh tuyệt mĩ.


 
Để khắc họa được một bức tranh thiên nhiên thơ mộng đến nhường vậy, chắc hẳn thi sĩ rất nặng tình với “Mây gió trăng hoa tuyết núi sông”. Cảnh trong mắt người có tình trở nên sâu và trong trẻo lạ kì. Chỉ với hai câu thơ, nhà thơ đã khiến người đọc hình dung được cả cảnh vật thiên nhiên, cả tâm hồn tràn đầy tình yêu được gửi gắm trong từng câu chữ.

Tạc vào trong bức tranh cảnh vật như thơ, như họa là hình ảnh Người đang thao thức:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nồi nước nhà.

Trong cảnh hữu tình nơi núi rừng Việt Bắc, ta những tưởng Bác không ngủ vì muốn thưởng ngoạn thiên nhiên và tìm thi hứng như bao nhiều vị tạo nhân mặc khách. Nhưng hình như lí do Người “trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành” lại khác. Đã có những bài thơ Bác và những nhà thơ khác viết về những đêm Bác không ngủ như Không ngủ được (Hồ Chí Minh), Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ),… Trong những thi phẩm này, hình ảnh Người hiện lên với nặng trĩu âu lo vì vận nước chưa yên. Và đêm không ngủ này của Bác nơi chiến khu Việt Bắc cũng không nằm ngoài lí do đó. Cảnh thiên nhiên tĩnh lặng với ánh sáng dìu dịu và âm thanh xa vắng, càng làm bóng Người được khắc lên uy nghi.

Trong lịch sử, đã có những áng thơ văn của Nguyễn Trãi, Hưng Đạo Vương thể hiện nỗi lo dân nước đến không ngủ được:

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Cảm giác nước thì không cùng sống

Những trằn trọc trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi đô hội

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Hay:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu

quân thù. Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói . ở trong dc, ngựa, ta cũng cam lòng”.

(Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)

Trong những đêm không ngủ này, các bậc hiền nhân đã lo nỗi lo dân nước. Và những chiến công của dân tộc ta có thể bắt nguồn từ những trăn trở trong nhiều đến không ngủ.

Hình ảnh Người thao thức trong đêm không phải vì niềm thôi thúc muốn làm thơ, không phải vì đắm đuối trước thiên nhiên kì diệu mà vì lo nồi nước nhà. Điều này thể hiện một tinh thần thép, một ý chí thép của Bác đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thể hiện một tâm hồn nặng lòng với nước non. Tuy nhiên, trong những đêm thao thức ấy, thiên nhiên đối với Bác là người bạn tâm giao không thể tách rời. Bác đã cảm nhận thiên nhiên một cách tự nhiên nhưng vẫn tinh tế, sâu sắc đến, không ngờ. Trong hoàn cảnh ấy, Người vẫn say đắm với cảnh trời, vẫn hoa lên những bức tranh có hồn kì lạ. Điều này cho thấy rằng tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ đã ăn sâu vào máu thịt khiến Bác dù bề bộn công việc, dù chất chứa bao nỗi âu lo cũng vẫn mở lòng với thiên nhiên.


 
Cảnh khuya tuy chỉ được gói gọn trong 28 chữ nhưng tràn trề ý nghĩa. Lời thì ít mà ý tình thì chan chứa. Bài thơ là sự hội tụ tinh tế các nét đặc sắc của thơ nghệ thuật Hồ Chí Minh. Đó là những vần thơ có sự kết hợp hài hòa của chất thép và chất tình, vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, con người thi sĩ và con người cách mạng. Chính vì thế, bài thơ đã khắc họa được bức tranh tâm hồn của Người – một bức tranh ngập tràn tình yêu thiên nhiên, tình yêu dân tộc.
Axiore
Rằm tháng Giêng mà

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư