Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào hai đoạn thơ cuối bài thơ Ánh Trăng, hãy viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu

1.     Dựa vào hai đoạn thơ cuối bài thơ Ánh Trăng, hãy viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu, trong đoạn có sử dụng câu mở rộng thành phần, thán từ để làm rõ chủ đề sau:
“Đoạn thơ là tiếng lòng, là những suy nghĩ sâu sắc giàu chất triết lý của nhà thơ Nguyễn Duy khi bất ngờ gặp lại vầng trăng”.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.700
2
0
Dương Nguyễn Đăng ...
22/08/2021 10:42:10
+5đ tặng
Những suy ngẫm sâu sắc và triết lí của nhà thơ quá hình tượng trăng đã được thể hiện một cách sinh động qua khổ thơ cuối. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, thật bao dung, nhân hậu.  Trăng lặng lẽ nhưng rất nhân hậu, bao dung, không oán hờn, không trách móc người bạn đã từng quay lưng với mình. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Ánh trăng im phăng phắc không nói mà nói bao điều, nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta) rằng: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên và nghĩa tình trong quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp.  Giật mình''để không chìm vào lãng quên, để không đánh mất quá khứ,đánh mất người bạn tốt của mình. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối, ăn năn đầy day dứt. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
22/08/2021 10:43:15
+4đ tặng

Với một giọng thơ đầy tươi trẻ, giọng thơ đầy suy ngẫm mang hương vị ca dao đằm thắm, mượt mà, Nguyễn Du trở thành gương mặt tiêu biểu và quen thuộc của phong trào thơ chống Mĩ. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng như “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, “Đò lèn”… “Ánh trăng” cũng là thi phẩm được nhiều người nhắc đến. Ra đời năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bài thơ ghi lại chân thực một thoáng giật mình của thi sĩ trước vẻ đẹp vầng trăng ân tình. Trong cuộc sống mới, sinh hoạt mới, con người bị cuốn vào guồng quay của công việc, của cuộc sống mà vô tình quên đi những ân tình, những kỉ niệm của quá khứ. Nhưng vầng trăng vẫn vậy, tình nghĩa, thủy chung một lòng, không có chút thay đổi. Ý vị xót xa của bài thơ được thể hiện rất rõ trong toàn bài thơ, đặc biệt là trong khổ thơ cuối của bài.

Trong bài thơ “Ánh trăng”, hình ảnh vầng trăng đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho những kí ức, biểu tượng cho quá khứ và vẻ đẹp đời sống bình dị, vĩnh hằng. Nhắc đến trăng là Nguyễn Duy muốn nhắc đến lối sống ân tình thủy chung. Nếu ở những khổ thơ trước đó, Nguyễn Duy đã gợi mở ra khoảnh khắc khu phố mất điện, để rồi giật mình nhìn thấy vầng trăng, bao nhiêu kỉ niệm, hình ảnh quá khứ gắn bó với trăng cũng như dòng thác lũ ào ào mà đổ về. Hình ảnh quá khứ càng tươi đẹp bao nhiêu, càng gắn bó bao nhiêu thì nhà thơ càng tự trách mình bấy nhiêu, trách mình sao lỡ vô tình mà quên đi, để bây giờ nhớ lại thì trong lòng lại dâng đầy tư vị của niềm xót xa. Nói về sự thủy chung của ánh trăng, cũng là lời nhắc nhở, kiểm điểm chính mình, khổ thơ cuối chứa những triết lí ý nghĩa khiến cho độc giả phải suy ngẫm:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Trăng, một nhân chứng cho những kỉ niệm, những hồi ức khi xưa. Trăng gắn liền với cả một thời tuổi trẻ, cùng nhà thơ lớn lên, khi trưởng thành thì vầng trăng theo sát từng chặng hành quân, chiến đấu gian khổ. Có thể nói, với Nguyễn Du, vầng trăng không chỉ là một hiện tượng của tự nhiên, vũ trụ, không phải là một vật vô tri vô giác mà là một người bạn, một người tri kỉ, là “vầng trăng tình nghĩa” của nhà thơ. Ở đây, vầng trăng đã trở thành biểu tượng của quá khứ, biểu tượng của một thời gian khó nhưng không bao giờ có thể lãng quên, là những phần kí ức sẽ luôn đi theo nhà thơ đến suốt cuộc đời.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×