Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ giản dị trong lối sống mà còn giản dị trong quan hệ với mọi người
Lấy câu văn trên làm luận điểm, hãy triển khai thành 1 đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại với tình cảm thiêng liêng mà dân tộc Việt Nam dành cho bác vô cùng to lớn. Giản dị, lão thực, hiền minh là những đặc tính nổi bật trong đạo đức, lối sống và phong cách Hồ Chí Minh, sự giản dị một cách tự nhiên vốn có của một bậc vĩ nhân, hiền triết. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Bác là vị lãnh tụ dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của mỗi người Việt Nam. Nhân dân ta và bạn bè thế giới luôn dành cho Bác sự ngưỡng mộ và lòng tôn kính.
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm giản dị là gì? Giản dị là lối sống chân phương phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí, cầu kì trong ăn mặc, ở, đi lại và giao tiếp hàng ngày. Lối sống giản dị làm cho con người dễ hòa nhập tập thể, cộng đồng, dễ được mọi người gần gũi, quan tâm, giúp đỡ khi cần thiết. Bác Hồ là tấm gương sáng về lối sống giản dị. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân dù bất kỳ ở cương vị nào, dù chỉ là người phụ bếp trên tàu “Amiran Latouche Tréville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.
Hẳn là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối,…Bác Hồ giản dị trong cách ăn uống thường ngày là thế. Những bữa ăn của Bác chắc hẳn ai trong chúng ta cũng là sẽ nhiều món ăn ngon, nhiều món đắt tiền sơn hào hải vị, thức ăn quý hiếm như dành cho các vị vua chúa ngày xưa hay kiểu như các chủ tịch nước của các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng không các bạn ạ, ngược lại hoàn toàn với những suy nghĩ đó thì thức ăn hằng ngày của bác vô cùng đạm bạc, chỉ có cơm trắng với vài món rau, món dưa cà đơn giản. Bác thích ăn những món dân dã như cá kho gừng, cà dầm tương, mắm, canh cua với rau chuối thái ghém hoặc dọc mùng. Nhưng khi có thực khách đến thăm thì Bắc mời khách ở lại dùng cơm, Bác luôn báo trước với người cấp dưỡng chuẩn bị những món ăn hợp khẩu vị của khách, Bác giản dị với khẩu phần ăn cho riêng mình, nhưng khi tiếp khách thì Bác luôn chu đáo trong khẩu chuẩn bị đồ ăn phù hợp với khẩu vị, sở thích ăn uống của khách, Bác không chỉ giản dị mà vô cùng chu đáo và rất kỹ lưỡng.
Qua lời kể thực tế của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người được cùng ăn cơm với Bác nhiều lần nhất “Bữa ăn nào Bác cũng tiết kiệm, vừa đủ, không bỏ đồ ăn thừa, không vương vãi một hạt cơm. Bác thích ăn những món dân dã như cá kho gừng, cà dầm tương, mắm, canh cua với rau chuối thái ghém hoặc dọc mùng…” Có lần, trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí Chủ tịch Liên khu IV Lê Viết Lượng có gửi lên Việt Bắc biếu Bác một lọ cà dầm mắm. Bác rất thích ăn. Ngày đó, Bác vẫn thường ăn chung với các nhân viên phục vụ của mình. Có bữa bận phải ăn sau, Bác dặn: các cô chú cứ ăn thịt cá, để phần Bác món cà dầm mắm. Cũng như mọi người, có món ăn Bác Hồ rất thích, nhiều món ăn được, có món không thích. Ví dụ từ nhỏ Bác không ăn được tỏi, Bác giản dị và bình dị trong cách ăn uống hằng ngày mà ai tiếp xúc với Bác sẽ càng thấy rõ hơn.
Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Bác ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Bác luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi. Thức ăn Bác thường cố ăn hết không để thức ăn thừa, nếu thừa thì bạn xếp gọn, tươm tất để bữa sau Bác ăn và Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình. Bác luôn trân trọng những hạt gạo, hạt cơm, thức ăn bởi vì nhiều người dân còn khổ vì chiến tranh đói khổ được ăn no là điều hạnh phúc trong thời bấy giờ rồi, Bác không cho phép mình bỏ bữa hoang phí dù chỉ là một hạt gạo.
Khi đi chiến dịch ở chiến khu Việt Bắc, nhân dân mời Bác ăn những bữa cơm thật thịnh soạn nhưng Bác không nhận, mà mang cơm của mình đi hoặc cùng ăn những bữa cơm trắng với rau luộc, bữa ngô, khoai, sắn, ăn những món ăn mà các chiến sĩ ăn hằng ngày. Bác không phân biệt và xem mình là vị lãnh tụ cần phải được tiếp đãi món ăn ngon thịt, cá thịnh soạn. Thay vào đó, Bác chỉ muốn cùng chiến sĩ cách mạng và nhân dân ăn những món ăn đơn giản thường ngày mà dân ta và bộ đội ăn để chiến đấu, Bác luôn gần gũi, thân thiện là thế, luôn bỏ qua ranh giới của cương vị tối cao của đất nước để hòa mình sự khổ cực của dân tộc. Vào mỗi năm dịp lễ tết đến mặc dù được biếu những món ngon, thịnh soạn, có giá trị lớn Bác đều sẻ chia và mời các anh chị trong quân đội, hoặc các anh chị phục vụ ăn cùng.
Có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo kaki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Bác giản dị trong cách ăn mặc hằng ngày, quần áo mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su đã qua nhiều năm sử dụng lại, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải mà thôi. Thay vì Bác được tặng áo mới, áo đẹp nhưng thay vì mặc Bác đem cho nhường lại cho các đồng bào đang thiếu áo mặc, đang đói khổ và nghèo khó. Bác một vị cha già mà ai gặp cũng yêu thương, kính trọng, ngưỡng mộ.
Sự giản dị, thanh bạch của Bác còn được thể hiện rõ qua cách ở, sinh hoạt hằng ngày. Khi ở chiến khu Việt Bắc Bác sống trong hang Pác Bó. Món ăn hàng ngày chỉ vỏn vẹn rau măng, cháo hẹ, những món gần gũi với núi rừng. Làm việc trên bàn đá đơn sơ. Tuy là người đứng đầu cả nước nhưng chỗ ở của Bác chỉ gõn gọn trong căn nhà sàn với phòng nhỏ hẹp được bày trí đơn sơ, giản dị nhưng vô cùng gọn gàng và ngăn nắp, đủ để Bác an tâm làm việc và Bác chia sẻ đối với Bác như vậy là đầy đủ rồi. Ngược lại với các vị lãnh đạo ở các nước khác ở cung điện rộng lớn, xa hoa. Cụ thể, lúc ở chiến khu, Bác sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội.
Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối và chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn Quyền Đông Dương để ở và làm việc.
Đến năm 1958, theo ý tưởng của Người, Đảng và Nhà nước đã dựng cho Người ngôi nhà sàn bằng gỗ theo kiểu nhà của đồng bào dân tộc thiểu số ở chiến khu Việt Bắc, giống như ngôi nhà Bác đã từng sống và đồng cam cộng khổ với đồng bào trong những năm kháng chiến chống Pháp.
“Ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại” Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chia sẽ và cũng như lời nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Theo chân Bác đã viết: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn;Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn; Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối; Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”. Nhà thơ đã khắc họa cuộc sống sinh hoạt chỗ ở của Bác dù khi đất nước giành được độc lập thì mọi người đón Bác về dinh chủ tịch nhưng Bác vẫn muốn sống ở căn nhà sàn đơn sơ tiện chăm cây, tưới cây, chăm lo vườn rau ao cá của mình. Chính vì vậy, thời đại bây giờ nơi ở và làm việc của Bác tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh phản chiếu về cuộc đời thanh bạch và giản dị của Bác. Và ngôi nhà sàn thân thương là nơi đã ghi dấu nhiều dấu ấn quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Bác.
Bác chỉ dạy, hướng dẫn cho các chiến sĩ đặc biệt là thanh thiếu niên những bài học và cách cư xử cho chuẩn mực để trở thành một người công dân tốt, một chiến sĩ cách mạng vì dân, vì nước, ,một lòng yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập của dân tộc. Bác không dạy bằng những bài giáo điều mà đan xen là những câu chuyện thấm đẫm tình người, câu chuyện quen thuộc với đời sống hằng ngày để các chiến sĩ có thể dễ hình dung và thực hiện. Bác luôn hỏi thăm, cùng trò chuyện, tâm sự và lắng nghe tiếng lòng của nhân dân. Bác dành thời gian cho những lần thăm làng quê, Bác còn xắn quần, lội xuống ruộng cùng làm việc với những nông dân. Bác rất yêu thương trẻ em, Bác thường viết thư cho trẻ em để chúc mừng Trung thu, Tết cổ truyền và động viên các em học hành thật ngoan, thật tốt.
Vào những năm đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, Bác đã viết lời kêu gọi đồng bào quyết tâm đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Cũng tại đây, Bác viết Bản Di chúc lịch sử với những căn dặn đầy tâm huyết để lại cho thế hệ mai sau. Cả cuộc đời, Người luôn hết lòng yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu tất cả sự sống. Người đặc biệt kính già, yêu trẻ, thương bộ đội, chiến sỹ công dân. Người nâng niu tất cả và chỉ quên mình. Người cảm thông, chia sẻ, đau nỗi đau của mọi người, mọi nhà. Người vui niềm vui từ một ánh trăng soi, một bông hoa nở, một nụ cười, tiếng hát trẻ thơ. Những rung cảm tinh tế đó trở thành niềm hạnh phúc của Người, rồi trở thành vẻ đẹp cao quý của đạo đức và tâm hồn Hồ Chí Minh. Không chỉ thể hiện trong lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của Người.
Bác suy nghĩ, cảm xúc, nói và viết như lời ăn tiếng nói như một người dân rất đỗi bình thường. Bác truyền tải những tư tưởng lớn một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên đơn giản, không hề triết lý dài dòng, từ đó đi thẳng vào lòng dân chúng mà không hề khoa trương. Mặc dù là vị lãnh tụ tối cao vậy mà khi tiếp xúc với nhân dân, cử chỉ, lời nói hết sức mộc mạc, dân dã. Ngay cả khi đứng trên lễ đài đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử, trước hàng nghìn dân chúng, Bác cũng dừng lại để hỏi một câu thân tình “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” khiến ai cũng vô cùng cảm động vì sự quan tâm của Bác. Một câu nói chân thật, giản dị đã xóa nhòa khoảng cách giữa người đứng trên lễ đài với hàng triệu người đang ở dưới lắng nghe. Hiếm có vị lãnh tụ nào trên thế giới có nếp nghĩ, cách nói giản dị, chân thành như thế!Trí tuệ uyên bác, nhân cách cao đẹp mà ai cũng ngưỡng mộ, luôn bảy tỏ lòng kính yêu to lớn đối với Bác.
Cũng từ sự vĩ đại mà giản dị đó, tên gọi của Bác đã trở thành huyền thoại, một cái tên khiến cho đồng bào yêu kính, bạn bè quốc tế cảm phục, ngưỡng mộ. Lối sống thanh bạch, giản dị của Bác đã trở thành một nét đẹp mang phong cách của riêng Bác mà hiếm gặp ở những vị lãnh tụ khác. Chính nhờ lối sống ấy đã trở thành một bài học quý giá cho mỗi người con dân Việt Nam và luôn làm điều ngưỡng mộ của tất cả mọi người ở mọi thời đại. Sống giản dị, thanh bạch giúp chúng ta gìn giữ phẩm chất tốt đẹp, rèn luyện những đức tính tốt và đưa mọi người lại gần nhau hơn. Chúng ta hãy nêu cao tình thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức và lối sống giản dị như vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh các bạn nhé.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |