Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chất lính thời kì kháng chiến chống Mỹ qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Chất lính thời kì kháng chiến chống Mỹ qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
125
2
0
Tuấn Kiệt
24/08/2021 19:18:03
+5đ tặng

a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Phạm Tiến Duật

+ Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ.

- Giới thiệu khái quát Bài thơ về tiểu đội xe không kính

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ, ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

b) Thân bài

* Khái quát hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

- Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc.

- Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn trong đó có những đoàn xe vận tải vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để ra trận.

- Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc hoạ thành công chân dung người chiến sĩ lái xe.

* Hình ảnh những chiếc xe không kính

- Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực:

Không có kính không phải vì xe không có kính,

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

+ Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.

+ Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh

=> Hai câu thơ đã giải thích nguyên nhân những chiếc xe lại không có kính, qua đó phản ánh mức độ khốc liệt của chiến tranh.

* Hình ảnh người lính lái xe

- Tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

+ Tính từ ung dung nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.

+ Điệp từ “nhìn”: khí phách kiên cường, như thách đố với khó khăn.

- Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn:

+ Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi, xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”.

-> Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.

+ Điệp từ “ừ thì”: như một cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuận, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ.

=> Thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh; hình ảnh người lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể.

- Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, kề cận cái chết:

+ Tiểu đội xe là “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gặp nhau.

+ Tình đồng đội: những cái bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi”, là dựng bếp lửa giữa trời, cùng ăn cùng ca hát, cùng mắc võng ngủ trong rừng.

=> Từ trong khó khăn, người lính từ mọi miền xa lạ trở thành “gia đình” của nhau.

- Niềm tin vào chiến thắng:

+ Điệp từ “lại đi”, lí do “vì miền Nam phía trước” : Không gì ngăn cản được các anh đến chi viện cho chiến trường miền Nam.

+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” và hoán dụ “trong xe có một trái tim”: tình yêu thương dành cho miền Nam, cho Tổ quốc, là niềm tin và chiến thắng, vào tự do.

-> Hình ảnh "trái tim" là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn.

=> Tất cả cùng chung lí tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng đang tới rất gần.

* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật:

- Kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ

- Sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ...

- Sáng tạo được những hình ảnh độc đáo có chất liệu hiện thực sinh động

- Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.

c) Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Liên hệ việc giáo dục phát huy tinh thần chiến đấu cho thế hệ trẻ hiện nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
24/08/2021 19:18:09
+4đ tặng
Để tìm hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính, mời các em tham khảo một số bài văn mẫu Chất lính - chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính sau đây. Hi vọng với các bài văn mẫu ngắn gọn, chi tiết, hay nhất này các em sẽ có thêm tài liệu, cách triển khai để hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất!

Mục lục
Chất lính - chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Chất lính - chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Chất lính - chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (ngắn gọn, hay nhất)

   Trong một cuộc phỏng vấn, nhà thơ Phạm Tiến Duật từng tâm sự: thời tuổi trẻ, tính tình sôi nổi, bồng bột, thích tìm tòi, thể hiện cái mới, thậm chí thích nói ngược lại những cách nói thông thường. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được Phạm Tiến Duật sáng tác những năm đầu mới vào bộ đội đã thể hiện khá rõ nét suy nghĩ này của ông.

   Ngay câu đầu tiên, đọc lên đã thấy trúc trắc ngang ngang:

"Không có kính không phải vì xe không có kính"

   Chỉ trong một câu thơ mà có đến  ba chữ "không", mà còn lặp đi lặp lại: "không có kính","không có kính"... chỉ để nói về cái sự bất thường: xe không kính. Thơ xưa trau chuốt từng câu, từng chữ, theo luật bằng - trắc rõ ràng, hẳn không thể chấp nhận cách viết như vậy. Thơ Mới (1932 - 1945) vốn nổi tiếng về sự phá cách nhưng nhìn chung đọc câu thơ mới lên vẫn thấy mềm mại, mượt mà. Ngay đến một bài văn thông thường, nếu lặp đi, lặp lại quá nhiều mà không có dụng ý rõ ràng, rất có thể sẽ bị thầy cô phê là"lủng củng"...

  Thế nhưng đây lại là điểm nhấn của bài thơ. Nói đến Phạm Tiến Duật, bạn đọc nghĩ ngay đến Bài thơ về tiểu đội xe không kính, mà ai nhớ bài thơ này chẳng thuộc câu   "Không có kính không phải vì xe không có kính". Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật, sự "phá cách" không chỉ thể hiện ở cách lặp lại các từ ngữ một cách đầy chủ ý mà còn ở giọng điệu đùa vui, ở cách đề cập đến những sự việc tưởng như "không có gì". Không chỉ đưa vào thơ những chi tiết, hình ảnh của đời sống mà ngay cả ngôn ngữ thơ cũng được đổi mới triệt để nhằm có thể truyền tải những chi tiết của đời sống hàng ngày của những người lính một cách chân thực nhất. Những từ đệm, tình thái từ... đã được đưa vào thơ ("Không có kính ừ thì có bụi", "Không có kính ừ thì ướt áo") đã mang đến cho câu thơ những sắc thái vừa quen thuộc, vừa mới lạ, gần gũi hơn mà cũng hấp dẫn hơn với đa số bạn đọc. Cũng từ những chi tiết đầy chất sống, từ kiểu ngôn ngữ thơ đậm chất đời thường hiện thực chiến trường (bom giật, bom rung...) đã được tái hiện khá rõ nét, giúp người đọc hình dung cụ thể về những năm tháng hào hùng trong lịch sử dân tộc, cảm nhận được những mất mát, hi sinh, hiểu được rằng để có được những ngày hạnh phúc như hôm nay, thế hệ cha anh đã phải hi sinh xương máu như thế nào.


 
   Nhưng vượt lên tất cả hiện thực khốc liệt đó vẫn là thế giới tâm hồn của những người lính. Những chàng trai trẻ vừa rời ghế nhà trường, tâm hồn đầy ắp những ước mơ và khát vọng cống hiến. Ở đây cần phải nói tới tinh thần xả thân vì nước như một tính cách dân tộc đã được kết tinh qua bao thế kỉ dựng nước và giữ nước. Truyền thống tốt đẹp đó cùng lí tưởng thời đại đã làm nên nét đẹp của cả một thế hệ: vượt lên mọi hiểm nguy, sẵn sàng đối mặt với hi sinh gian khổ, sống và chiến đấu bằng tinh thần lạc quan, luôn hướng về phía trước. Cuộc sống nơi chiến trường gian khổ, hàng ngày, hàng giờ phải chứng kiến những mất mát, đau thương, phải trải qua những khó khăn chồng chất nhưng những con người can đảm, giàu nghị lực luôn nhìn thấy khía cạnh lạc quan của vấn đề, lấy đó làm điểm tựa để sống và chiến đấu. Nhiều người gọi đó là chất lính- là cáu nhìn lạc quan, tinh thần quả cảm - hành trang chủ yếu mà thế hệ cha anh thời chống Mĩ đã mang trên mình trong cuộc trường chinh vạn dặm.


 
  Những chiếc cửa kính vốn để bảo vệ người xe khỏi mưa gió, bụi đường...Khi cửa kính xe bị vỡ sẽ gây ra bao phiền toái. Tuy nhiên, với những người lính điều đó chưa hẳn đã bất lợi. Ngược lại, không có kính hoá ra lại hay:

"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái."

  Quả là một cái nhìn hết sức lãng mạn - sự lãng mạn của tuổi trẻ, của những con người luôn biết cách chế ngự, vượt lên trên hoàn cảnh. Không phải khói bụi, không phải gió táp mưa sa mà là ngọn gió lành vào "xoa mắt đắng", con đường thì "chạy thẳng vào tim", người lái tha hồ giao tiếp với thiên nhiên mà không còn bị cửa kính ngăn trở như mọi khi. Bụi có sao đâu, dù "Bụi phun tóc trắng như người già". Áo ướt rồi sẽ khô thôi, tiếng cười sảng khoái và cái bắt tay qua cửa kính vỡ mới thật là điều đáng nói. Khoảng cách giữa con người với thiên nhiên, con người với con người dường như được thu ngắn lại. Nếu cửa kính không vỡ, e rằng khó có thể dễ dàng như thế. Cái nhìn hài hước - vốn chỉ có ở những tâm hồn yêu đời - đã khiến cho nỗi gian khổ vơi đi rất nhiều.

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm."

  Những câu thơ ấm tình đồng đội, những sinh hoạt thường ngày được miêu tả trong khung cảnh yên bình, tựa như không phải trong thời chiến tranh. Không phải những người lính đang cố quên đi gian khổ mà chính bản lĩnh, ý chí can trường cùng với tâm hồn lãng mạn kết hợp với tinh thần quyết tử xả thân vì nước đã giúp người lính vượt lên trên những gian khổ hàng ngày. Sức mạnh của những người lính trong thời đại Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và lí tưởng thời đại. Họ chính là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là một trong những hình tượng đẹp nhất của thế kỉ XX.

  Những người lính không thích nói về chiến công, cũng không nói về những khó khăn, gian khổ. Họ chỉ nói về công việc hàng ngày - một công việc vô cùng nguy hiểm nhưng lại được thể hiện như biết bao công việc bình thường khác. Câu thơ "Lại đi, lại đi trời xanh thêm" trong vắt như tâm hồn người lính, như khát vọng và niềm tin mà họ đã mang theo trên đường đời.

Và đây mới là điều quan trọng nhất:

"Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim."

  "Chỉ cần trong xe có một trái tim" -  Không có cách lí giải nào giản dị mà thiêng liêng hơn thế. Không có kính, không có đèn, không có mui xe, rất nhiều chữ "không" để đến một chữ "có". Chỉ cần có một trái tim yêu nước, quả cảm, mọi gian khổ, khó khăn đã ở lại phía sau.

  Sau Hoan hô anh giải phóng quân của Tố Hữu, Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân..., Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã nối dài những khúc ca về những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×