Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chuyện ngườn con gái Nam Xương

Chuyện ngườn con gái Nam Xương
2 trả lời
Hỏi chi tiết
209
1
0
Anh Daoo
25/08/2021 19:15:28
+5đ tặng
  1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc đời thường.

- Giới thiệu tác phẩm Sóng: Là một tác phẩm đặc sắc của Xuân Quỳnh khi viết về đề tài tình yêu. Tác phẩm được trích trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”

- Nêu luận đề: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

   2. Thân bài:

- Vẻ đẹp người phụ nữ được thể hiện qua nỗi nhớ nhung trong tình yêu. (khổ 5)

+ Đây là đoạn thơ có số lượng câu thơ trong một khổ đột nhiên tăng lên từ bốn câu thành sáu câu. Nghệ thuật tương phản để gợi ra những phạm vi không gian khác nhau “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, phạm vi thời gian khác nhau: ‘”ngày” – “đêm”, thêm vào đó việc sử dụng biện pháp điệp cấu trúc ở câu thơ 1 và 2, phép lặp từ “con sóng” và phép đối “dưới lòng sâu – trên mặt nước” đã thể hiện những dạng thức khác nhau của sóng. Sóng trên mặt đại dương, sóng trong lòng biển cả. Con sóng như đang được nhân hóa sóng là em, em là sóng nên sóng cũng biết nhớ nhung da diết.

+ “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được”. Con sóng nhớ bờ luôn xao động ở mọi không gian trên mặt biển, dưới lòng sâu và mọi thời gian từ ngày tới đêm khiến sóng không lúc nào ngủ yên. Xuân Quỳnh mượn trạng thái của sóng để diễn tả tâm lý của người con gái trong tình yêu. Nỗi nhớ đến đây đã trở thành một quy luật do vậy nỗi nhớ ấy đã trở nên vĩnh hằng. Nhưng dường như ngần ấy thôi là chưa đủ. Hai câu thơ tiếp nhân vật trữ tình “em” đã tách bạch ra khỏi “sóng” để trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mình. Nếu sóng nhớ bờ cả khi ở dưới lòng sâu đến khi trên mặt nước cả đêm lẫn ngày thì em cũng nhớ anh mọi lúc mọi nơi. Nếu sóng vì nhớ bờ mà ngày đêm không ngủ được thì em vì nhớ anh mà thức cả trong mơ. Hình ảnh của người yêu đã ám ảnh trong tâm trí người con gái, trở thành một phần máu thịt của họ và dù trong vô thức hay trong tiềm thức thì hình ảnh đó vẫn hiện lên rõ ràng, chân thực. Chi tiết “trong mơ còn thức” ngoài việc thể hiện nỗi nhớ sâu sắc còn thể hiện một dự cảm lo âu. Người con gái lo sợ rằng tình yêu sẽ vuột mất khỏi tầm tay bất cứ lúc nào nên cả trong mơ người con gái vẫn thức để canh giữ tình yêu.

+ Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành “Lòng em nhớ đến anh”, cách nói thậm xưng “Cả trong mơ còn thức” thể hiện nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, thường trực trong suy nghĩ.

- Vẻ đẹp người phụ nữ thông qua sự thủy chung của họ trong tình yêu. (khổ 6)

+ Sóng luôn tìm về với bờ cũng như em luôn hướng về nơi có anh. Đó là lòng chung thủy của người con gái trong tình yêu.

+ Nếu phương Bắc, phương Nam gợi sự xa xôi cách trở thì hai động từ “xuôi”, “ngược” lại thể hiện sự gian nan vất vả. Tuy vậy, từ “dẫu” đứng đầu câu lại thể hiện bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Một khi đã yêu nhau thì đôi lứa nói chung và người phụ nữ nói riêng cũng bất chấp tất cả mọi khó khăn để đến được với nhau.

+ Câu thơ cuối cùng mang một ý nghĩa vô cùng độc đáo. Nếu những con sóng có thể hướng về bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc thì người con gái chỉ hướng về một nơi duy nhất, ấy là nơi anh. Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nói “Xuôi Nam, ngược Bắc” giờ đây Xuân Quỳnh lại nói “Xuôi Bắc, ngược Nam” là cách nói ngược. Phải chăng tình yêu đã làm cho con người bị đảo lộn phương hướng ? Nhưng có một phương mà em không thể nào lẫn lộn, không thể nào nguôi nhớ đó là phương anh. Giữa cuộc đời này, anh là bến bờ hạnh phúc duy nhất để em hướng về. Nơi nào có anh thì ấm áp, đẹp đẽ tươi vui, nơi nào không anh thì tất cả đều trở nên u buồn, lạnh lẽo. Đó cũng chính là tấm lòng thủy chung son sắc của người con gái trong tình yêu mà Xuân Quỳnh muốn thể hiện.

Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ thông qua khát khao về tình yêu vĩnh cửu. (còn lại)

+) Khổ 7: khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “con nào chẳng tới bờ ... Dù muôn vời cách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”.

+ Trăm ngàn con sóng là cụm từ chỉ số lượng. Dù có muôn vàn con sóng ở ngoài kia thì chúng cũng đều tuân theo một quy luật bất di bất dịch là tìm đến với bờ dù có xa xôi cách trở bao nhiêu.

+ Mượn hình ảnh con sóng, Xuân Quỳnh như muốn khẳng định một điều rằng trái tim người phụ nữ luôn hướng về người mình yêu. Đó không còn là cảm xúc nhất thời mà nó đã trở thành quy luật mà đã là quy luật thì cho dù có bao nhiêu năm tháng đi qua lòng chung thủy ấy cũng không bao giờ biến đổi. Để rồi sau bao nhiêu khó khăn, gian nan thử thách chính lòng chung thủy sẽ giúp con sóng tới được bến bờ mà nó thổn thức nhớ mong đến nỗi không ngủ yên cũng như đưa em đến bên anh sau tháng ngày xa xôi cách trở.

+ Câu thơ như tiếng lòng hay nói đúng hơn là niềm tin mãnh liệt vào một cái kết đầy viên mãn cho một tình yêu vĩnh cửu.

+) Khổ 8:

+ Cuộc đời chỉ quỹ thời gian ngắn ngủi của một kiếp người, năm tháng chỉ dòng thời gian vô thủy vô chung. Biển cả chỉ giới hạn không gian trật hẹp trong khi đó mây trời lại chỉ không gian rộng lớn của vũ trụ. Cuộc đời tuy dài nhưng so với dòng chảy vô tận của thời gian nó chỉ là một cái chớp mắt. Tương tự với đó, biển kia tuy rộng nhưng nếu đem so sánh với mây trời thì nó thật nhỏ bé biết bao. Đem đặt cái hữu hạn cạnh cái vô hạn Xuân Quỳnh đã thể hiện nỗi lo ấu trước sự phù du của kiếp người. Rồi một ngày nào đó, anh và em sẽ không còn nữa đồng nghĩa với với việc chúng ta sẽ không thể yêu nhau.

+ Tuy thế nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả như áng mây kia như năm tháng kia. Có thể nói Xuân Quỳnh yêu thương tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử thách trong tình yêu; đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt qua thử thách đến với bến bờ hạnh phúc. Cho nên, sóng sẽ đến bờ, năm tháng sẽ đi qua thời gian dài đằng đẵng và đám mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển rộng để bay về xa.

+ Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ được bố trí thành một hệ thống tương phản, đối lập để nói lên dự cảm tỉnh táo, đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu. Yêu thương mãnh liệt nhưng cao thượng, vị tha. Nhân vật trữ tình khao khát hòa tình yêu con sóng nhỏ của mình vào biển lớn tình yêu – tình yêu bao la, rộng lớn – để sống hết mình trong tình yêu, để tình yêu riêng hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thủa.

+) Khổ 9:

+ Câu thơ “Làm sao được tan ra” là một câu thơ mang cấu trúc cầu khiến, nghi vấn thể hiện niềm mong ước da diết và hiện thực. Tan ra là hi sinh, là dâng hiến, là mong được hóa thân. Tan ra thành trăm con sóng là mong ước biến cái hữu hạn thành cái vô hạn. Xuân Quỳnh muốn vượt qua cái hữu hạn của đời người giống như con sóng kia ngàn năm còn vỗ giữa biển lới tình yêu. Đó là tiếng lòng của một tâm hồn giàu đức hi sinh và lòng cao thượng.

+ Cuộc đời là biển lớn tình yêu, kết tinh vị mặn ân tình, được tạo nên và hòa lẫn cùng trăm con sóng nhỏ. Trong quan niệm của nhà thơ, số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng. Sóng không phải là biểu tượng của một cái tôi ngạo nghễ, cô đơn và ích kỷ sóng là sự tổng hòa những vẻ đẹp khác nhau để tạo thành biển lớn. Song song với đó như một lẽ thường tình cái tôi ích kỷ nhỏ bé trật hẹp sẽ không thể tạo nên một tình yêu đẹp. Chỉ có lòng bao dung và trái tim yêu thương vượt lên trên mọi ích kỷ tầm thường để tạo ra một tình yêu vĩnh cửu. Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu thương “Người yêu người, sống để yêu nhau” (Tố Hữu)..

3. Kết bài:

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
25/08/2021 19:18:32
+4đ tặng
Xã hội xưa người phụ nữ phong kiến toát lên vẻ đẹp đảm đang trung hậu lo toan cho gia đình. Họ là những người phụ nữ nên phải chăm lo cho tốt công việc tề gia nội trợ tức là phải chăm lo ngăn nắp, chăm sóc nhà cửa chăm sóc chồng con. Tuy vậy thân phận của những người phụ nữ xưa lại vô cùng nhỏ bé, họ phải sống một cuộc đời long đong lận đận. Họ sống trong một xã hội phong kiến lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ trong xã hội này dường như không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Chính vì vậy mà trong văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm nói lên số phận đau khổ của người phụ nữ xưa. Như trong bài thơ Thương Vợ của Tú Xương, bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Với những vẻ đẹp như vậy đáng lẽ ra người phụ nữ phải được sống một cuộc sống hạnh phúc êm đềm. Nhưng trong xã hội thối nát bất công đó họ lại phải chịu nhiều những đắng cay uất ức. Trong cái xã hội phong kiến với quan niệm lạc hậu đó, họ không được phép quyết định hạnh phúc của mình. Đó là nỗi lòng của biết bao người phụ nữ Việt Nam xưa khi với họ hạnh phúc thì rất nhỏ nhoi nhưng họ lại phải chia sẻ cho nhiều người. Người phụ nữ Việt Nam không chỉ chịu nhiều đắng cay khổ cực mà họ cũng phải lam lũ vất vả nhọc nhằn để nuôi chồng con. Nhưng họ lại không được đền đáp ngay cả người chồng họ cũng phải chia sẻ tình thương đó. Thời xưa con trai thường năm thê bảy thiếp, ở đó không dành cho sự chung thủy. Sống trong xã hội mục đã lấy thân phận họ rẻ rúng tình yêu thương họ cũng phải cầu xin hạnh phúc và số phận lại không được quyết định. Tất cả những nỗi tủi nhục bẽ bàng vất vả kia chính là hệ quả mà xã hội phong kiến gây nên cho họ. Đáng lẽ ra họ là những người phụ nữ chân yếu tay mềm cần được xã hội chăm sóc nhưng cái xã hội phong kiến thối nát lại giết đi quyền được làm người một cách đúng nghĩa, quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ. Càng thương thân phận của họ ta lại càng căm ghét cái xã hội vô nhân tính kia bấy nhiêu. Khi xã hội phong kiến sụp đổ người phụ nữ trong xã hội mới lại là những người anh hùng tham gia vào chiến trường giải cứu đất nước. Đó là vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong họ là những cô gái trẻ đã hy sinh những tháng năm sinh dân của mình vì độc lập tự do của tổ quốc.
 
Diago
Đọc kĩ đề bài đi ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư