Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn phân tích hình ảnh tên cai lệ và người nhà lí trưởng, từ đó nêu khái quát cảm nhận về tầng lớp địa chủ phong kiến trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

viết đoạn văn phân tích h/ả tên cai lệ và người nhà lí trưởng từ đó nêu khái quát cảm nhận về tầng lớp địa chủ p.kiến trong đoạn trích tức nước vỡ bờ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
142
0
0
Tuấn Kiệt
27/08/2021 20:14:57
+5đ tặng

Tắt đèn với chương Tức nước vỡ bờ là đỉnh cao của mối xung đột ấy, thể hiện rõ cách nhìn con người trên bình diện giai cấp. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm đối với bọn tay sai của chế độ thực dân phong kiến đương thời.. Đó là bọn người tàn ác, bất nhân, coi mạng người dân như cỏ rác.

 Thực vậy, tính chất tàn ác bất nhân ấy được thể hiện trước hết ở việc dồn người dân vốn đã lâm vào hoàn cảnh khốn khố đến đường cùng. Tức nước vỡ bờ là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương trước đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Nhà nghèo lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu lại bị ốm liệt giường. Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải nếm cả những đòn roi của bọn lính và người nhà lí trưởng. 

Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Sự bất nhân, tàn nhẫn ấy còn thể hiện ở chỗ chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết lên để đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu. Chị Dậu những tưởng đã trả được món nợ nhà nước, nào ngờ, bọn hào lí cho biết số tiền vừa nộp ấy chỉ mới tính vào suất của chú Hợi đã chết từ năm ngoái, tiền thuế đinh của anh Dậu vẫn còn phải..nợ! Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. 

Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng.Nhưng trời vừa sáng, bộ mặt cai lệ và người nhà lí trưởng lại hiện ra .Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là, “tức nước vỡ bờ", chị Dậu đã vùng lên chống trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, tác giả đã phơi bày thành công bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai dưới chế độ thực dân phong kiến thời đó. Cai lệ có lính tráng trong tay để sai bảo. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Anh Daoo
27/08/2021 20:15:11
+4đ tặng

Tác phẩm "Tắt đèn" với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" thể hiện đỉnh cao của sự mâu thuẫn giai cấp, thể hiện rõ cách nhìn của những con người ở giai cấp khác nhau. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm vào bọn tay sai, của thế độ phong kiến nửa thực dân.

 

Nhân vật cai lệ là người đại diện cho tầng lớp người tay sai, tàn ác bất nhân, luôn chà đạp lên số phận của người nông dân, coi mạng người như cỏ rác. Chúng ra sức bóc lột người dân xô đẩy người nông dân tới cảnh đường cùng, không có lối thoát tới mức phải vùng lên đấu tranh "Tức nước vỡ bờ".

 

Cai lệ thể hiện bản chất tàn ác, tàn nhẫn, bất nhân ấy thể hiện ở việc dồn người dân vào con đường khốn khổ, tới mức không lối thoát, bước tới đường cùng. Trích đoạn "Tức nước vỡ bờ" thể hiện kịch tính của đoạn trích vô cùng sâu sắc. Mở đầu đoạn trích chính là những tiếng trống thu thuế, bối cảnh chính là vào mùa thu thuế, khốn đốn của vợ chồng gia đình chị Dậu, gia đình nghèo khó, nhưng lại nợ xuất thuế thân của người hạng cùng đinh, nghèo khổ nhất làng, đông con, nghèo sơ nghèo xác.

 

Trong cảnh thu thuế chị Dậu vì muốn có tiền đóng thuế cho chồng, bán chó, rồi bán con, rồi bán hết cả đồ đạc trong gia đình chỉ đủ một xuất thuế của chồng. Những lời nói cay đắng của Nghị Quế khiến cho người đọc cảm thấy nhói lòng. Anh Dậu sau những ngày bị trói ở đình làng vì thiếu tiền đóng thuế, người ốm chỉ còn da bọc xương, nhưng sau khi chị Dậu đóng được xuất sưu thuế thì anh Dậu được thả về.

 

Chị Dậu vét hết gạo trong nhà nấu cho chồng một bát cháo loãng. Nhưng khi anh Dậu chỉ kịp cầm bát cháo lên thì tên lính cai lệ bước vào cùng với những đòn roi, định trói anh Dậu bắt đi, bởi nhà chị Dậu vẫn thiếu một xuất thuế của em trai anh Dậu đã chết hồi tháng giêng, nhưng vẫn phải đóng thuế.

 

Sự tàn nhẫn của những tên cai trị còn thể hiện ở việc bọn chúng không chỉ ăn tiền bóc xương tủy của người sống mà còn ăn tiền của người chết. Cho nên, khi gia đình anh Dậu còn thiếu một suất sưu thuế của ông em chú, em trai anh Dậu đã mất rồi nhưng vẫn không chịu buông tha cho gia đình anh Dậu.

 

Tên cai lệ có lính trang dưới quyền trong tay dù chưa làm quan nhưng hắn vẫn thể hiện mình người có chức tước bóc lột người dân. Đó chức tước của hắn vô cùng nhỏ bé nhưng khi là tay sai quan phủ huyện ngày xưa, nhưng vì dựa bóng quan nên chúng cũng tỏ ra hống hách, quyền uy.

 

Mặc dù chị Dậu đã nhún nhường nhã nhã thể hiện sự nhịn nhục của mình. Nhà cháu xin ông, ông tha cho. Thể hiện sự nhún nhường của một người tầng lớp dưới. Nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho chị, chúng vẫn tiến tới lăm lăm dây định trói tiến tới chỗ anh Dậu định trói anh đưa đi.

 

Cai lệ tuy là người của Lý Trưởng tuy hắn cho chút địa vị, sự tàn ác của hắn không ai sánh kịp, thể hiện sự bóc lột tàn nhẫn của người tầng lớp bóc lột. Tác giả Ngô Tất Tố đã khắc họa chân dung của cai lệ vô cùng sắc sảo. Tên cai lệ hung hăng, sai người nhà lý trưởng để tìm cách trói anh Dậu, mặc dù anh Dậu đang ốm, nhưng hắn vẫn thể hiện sự tàn nhẫn của mình trước số phận của một người nghèo khổ đáng thương. Hắn đùng dùng giật phắt cái thừng chạy sầm sập vào chỗ anh Dậu rồi hắn đánh cho chị Dậu mấy bịch thể hiện sự tàn nhẫn của mình.

 

Rồi hắn tát vào mặt của chị mấy cái đánh "đốp" tố cáo chân dung của một tên cai lệ và nhà lý trong được khắc họa chi tiết, sâu sắc thể hiện qua điệu bộ hành vi, của tên cai lệ. Thông qua sự sắc, tinh tế của ngòi bút của Ngô Tất Tố chúng ta có thể thấy được, sự tinh tế của tác giả trước hoàn cảnh khó khăn của người nông dân. Những tên cai lệ làm gì có lòng thương người, có lòng trắc ẩn, đó chính là bản chất bất nhân của bọn tay sai của giặc.

 

Chân dung của tên cai lệ chính là đại diện của chế độ luôn tìm cách bóc lột người dân lao động khốn khổ, mặt người dạ thú tìm cách bóc lột người dân tới tận xương tủy, khiến người dân chúng ta vô cùng khốn khổ bị xô đẩy không lối thoát. Nhưng trước cảnh khốn khổ của người dân của quê hương những tên tay sai cũng không thương tiếc, chà đạp tới lên số phận của người dân cùng chủng tộc của mình.

 

Tên cai lệ hung dữ và độc ác thô bạo như vậy, tác giả Ngô Tất Tố đã tạo tình huống kịch tính căng thẳng trước cuộc đấu đầu trước tên cai lệ và chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"Thông qua đoạn trích tác giả đã khắc họa chân dung của tên cai lệ bằng ngòi bút sắc sảo, tinh tế sâu sắc thể hiện bức tranh mâu thuẫn xã hội phong kiến.

Anh Daoo
chấm điểm nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư