Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo em, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng nguyên lý về mối quan hệ phổ biến bằng việc quán triệt Quan điểm toàn diện công tác Cán bộ như thế nào


Theo em, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng nguyên lý về mối quan hệ phổ biến bằng việc quán triệt Quan điểm toàn diện công tác Cán bộ ( quy hoạch, đánh giá, xử lý sai phạm,...) như thế nào?

Nhập tin nhắn...
1 trả lời
Hỏi chi tiết
449
0
2
Vkiu Byeon Woo Seokk
01/09/2021 12:04:00
+5đ tặng

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của C. Mác đã tổng kết những tư tưởng đó, được chứng minh và phát triển dựa trên những thành tựu khoa học đương thời. Ngay từ khi chứng kiến sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C. Mác đã có những dự báo về sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ. Kể từ đó đến nay, nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp: cách mạng cơ khí hóa, cách mạng điện khí hóa, cách mạng máy tính và tự động hóa và hiện nay là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), in-tơ-nét kết nối vạn vật (IoT), rô-bốt, dữ liệu lớn.

Phép biện chứng duy vật của C. Mác với sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận giúp chúng ta tìm ra tính quy luật, trật tự hợp lô-gíc và các quy luật lịch sử trong những diễn biến tưởng như hỗn loạn, ngẫu nhiên, bất ngờ đang diễn ra nhanh chóng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử với hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về xã hội cho thấy nguồn gốc, động lực và những quy luật chung của sự vận động, phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, tình hình thế giới hiện nay với những biến động nhanh chóng, khó lường cũng như những thành tựu to lớn của Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng không nằm ngoài những quy luật đó. 

Trong lịch sử vận động của các phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất với các công cụ lao động ngày càng hiện đại, trở thành động lực cho sự tiến bộ của xã hội loài người. Quan hệ sản xuất mới theo đó được hình thành, biến đổi và phát triển. Ngày nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tìm hiểu và cải tạo thế giới. Vai trò của trí tuệ, tri thức khoa học không ngừng được nâng cao. Cạnh tranh trong phát triển giữa các quốc gia, dân tộc không còn dựa vào những tiền đề về vốn, đất đai như trước mà chủ yếu dựa vào trình độ tư duy, trình độ dân trí, khả năng trí tuệ. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã chứng minh việc hiện thực hóa tri thức, khoa học, trí tuệ thành sức mạnh vật chất. Khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất, có sức mạnh của vật chất chứ không còn là điều dự báo.

Trong việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương sáng về tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo. Hệ thống quan điểm của Người được thể hiện qua các nội dung cơ bản: Quan niệm về quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế; về mục tiêu đối ngoại; về tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế; về phương châm đối ngoại, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao... Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại và hoạt động ngoại giao Việt Nam phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Phương châm đối ngoại của Người là “dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó, thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong giai đoạn hiện nay là cái “bất biến”. Cái “vạn biến” là phải linh hoạt, khôn khéo trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều biến động.

Trong quan hệ quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đối ngoại là một mặt trận, “muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải... thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”(1). Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Nước ta là một bộ phận của thế giới. Tình hình của nước ta có ảnh hưởng đến thế giới, mà tình hình thế giới cũng có quan hệ đến nước ta”(2), nhưng phải độc lập, tự chủ, phải khôn khéo, phải có những biện pháp của riêng mình, vì “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”(3). Có chính sách đối ngoại rộng mở, hợp tác, hòa bình và quan hệ tốt; tránh đối đầu, không gây thù oán với một ai. Trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, cần tăng điểm tương đồng, hạn chế bất đồng, khai thác mọi khả năng có thể để phát huy sức mạnh của thời đại. Trong quan hệ với bên ngoài, cần “phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ”, tỉnh táo để có những đối sách khôn khéo trước mắt và lâu dài. Đây là những nội dung quan trọng giúp chúng ta vận dụng sáng tạo trong việc nhìn nhận và đánh giá cục diện quan hệ quốc tế, giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn thời đại và đất nước hiện nay.

Tình hình thế giới mang tính quy luật trong sự vận động phức tạp, khó lường

Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, dòng chảy chính và lợi ích chung của các nước. Tuy nhiên, thế giới vẫn phải đối mặt với những thách thức an ninh, những vấn đề phức tạp, trong đó có sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước, nhất là các nước lớn. Cạnh tranh diễn ra phức tạp với tầm mức toàn cầu và khu vực; mở rộng trên nhiều lĩnh vực, cả chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, công nghệ, tài nguyên, môi trường, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, không gian mạng; liên quan đến cả an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.

Lý giải về các diễn biến đó, nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin chỉ rõ phát triển là khuynh hướng chung của các sự vật, hiện tượng nhưng không diễn ra một chiều mà có thể quanh co, phức tạp, có những bước thụt lùi tương đối. Đó cũng là quá trình tự thân, kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật. Cái mới ra đời phủ định cái cũ, đồng thời kế thừa những giá trị của cái cũ, tạo ra khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc.

Theo khuynh hướng đó, trật tự thế giới đang thay đổi. Đó là sự phát triển và thay đổi nhanh chóng về tương quan lực lượng, sự khác biệt về lợi ích chiến lược giữa các nước lớn, những biến động trong công nghệ và kỹ thuật số, tình hình chính trị nội bộ các nước, cùng những tác động qua lại phức tạp giữa các yếu tố này. Cùng với đó là sự trỗi dậy đồng thời của chủ nghĩa dân túy, cánh hữu và cực đoan, hành xử nước lớn theo lối chính trị cường quyền, áp đặt, vị kỷ, bỏ qua lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nước khác, cũng như lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng. Cục diện thế giới tồn tại từ trước đến nay đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ.

Động lực của sự phát triển là do cách mạng khoa học, kỹ thuật làm thay đổi hình thái kinh tế - xã hội của loài người. Ngay từ thời kỳ sơ khai, những lực lượng nắm giữ công nghệ cũng đồng thời có khả năng chi phối sức mạnh vượt trội về tài chính, quân sự và chính trị. Mỗi khi thế giới trải qua một bước đột phá công nghệ lớn sẽ tạo ra cuộc cách mạng về phương tiện sản xuất, từ đó làm thay đổi cấu trúc chính trị, xã hội. Những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội tất yếu sẽ tác động tới quan hệ quốc tế và làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. 

Cuộc Cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được C. Mác và Ph. Ăng-ghen đề cập bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX(4), biến nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất quy mô lớn, thay đổi xã hội nông nghiệp đã tồn tại từ 8.000 năm trước đó. Năng suất lao động không ngừng tăng cao khiến lực lượng, cơ cấu và phân bố lao động phân hóa rõ rệt. Thất nghiệp gia tăng do thay đổi phương thức sản xuất, dẫn đến các phản ứng chính trị và biến động cấu trúc quyền lực xã hội. “Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hóa toàn bộ những quan hệ xã hội”(5). Những biến động kinh tế, chính trị, xã hội này đã dẫn tới quá trình xâm chiếm thuộc địa, vơ vét nguyên, nhiên liệu, khởi đầu cho quá trình toàn cầu hóa trên thế giới với thị trường ngày càng rộng lớn và thống nhất.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai với đặc trưng sử dụng năng lượng điện và ra đời các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn, dẫn đến quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Chi phí sản xuất giảm. Vốn, của cải được tích lũy ngày càng nhiều. Phân hóa xã hội và bất bình đẳng gia tăng. Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc. Cạnh tranh kinh tế, nhu cầu chiếm hữu thuộc địa và thị trường đã dẫn tới hai cuộc chiến tranh thế giới trong lịch sử loài người. Trong cuộc cạnh tranh này, Mỹ đã vượt các quốc gia khác về ưu thế công nghệ và trở thành siêu cường thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ vào năm 1960 chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu và vì thế Mỹ có lợi thế rất lớn trong việc đặt ra các quy tắc toàn cầu hóa, xây dựng và duy trì trật tự thế giới.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba xuất hiện khoảng từ năm 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, điện tử và tự động hóa sản xuất, làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người và làm thay đổi thế giới một lần nữa.   

Cho đến nay, bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự bùng nổ của công nghệ thông minh đang minh chứng cho sự phát triển theo đường xoáy ốc của lịch sử với những tác động to lớn, mạnh mẽ và sâu sắc. Nhân loại đang đứng trước cuộc cách mạng có thể thay đổi hoàn toàn cách con người sống, làm việc và quan hệ giữa con người với nhau. Sự phát triển hiện nay của lực lượng sản xuất dựa trên nền tảng tiến bộ khoa học - công nghệ đang đưa nhân loại tới những mô hình phát triển rất mới, như Cách mạng công nghiệp 4.0, xã hội siêu thông minh 5.0.

Cách mạng công nghiệp 4.0 làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp ở mọi quốc gia với tốc độ cấp số nhân. Nó không chỉ làm thay đổi toàn bộ diện mạo đời sống xã hội mà còn làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Trí tuệ nhân tạo với khả năng học máy, kết nối tế bào thần kinh nhân tạo và xây dựng mô thức đang tái hiện khả năng nhận thức của con người, ở cấp độ cao hơn trên nền tảng dữ liệu lớn và công nghệ đột phá 5G.

Theo quy luật biện chứng lịch sử, có thể dự báo thế giới sẽ trải qua những giai đoạn: “thời kỳ vàng son” mới; sự bất bình đẳng mới; những chủ thể hùng mạnh mới ra đời nhờ thâu tóm và áp dụng thành tựu công nghệ mới. Tiếp đó, sẽ phải mất một thời gian trước khi các phương tiện sản xuất mới được xã hội hóa rộng rãi và tầng lớp trung lưu mới ra đời.

Hiện tại, thế giới đang ở trong giai đoạn đầu vàng son của thời đại kỹ thuật số mới và Mỹ đang là chủ thể được hưởng lợi với các công ty công nghệ siêu quốc gia, như Google, Amazon, Apple, Facebook... cùng khả năng gia tăng ảnh hưởng kinh tế và chính trị lớn hơn nhiều, với lợi thế độc quyền tiếp cận một lượng dữ liệu khổng lồ. Những quốc gia không kịp đổi mới sẽ đánh mất lợi thế cạnh tranh và sẽ cản trở sự điều chỉnh trên thế giới. Sự chia rẽ này sẽ ngày càng gay gắt hơn khi công nghệ mới được áp dụng phổ biến và đặt ra tình thế khó khăn mà thế giới và loài người đang phải đối mặt.

Sự biến động do chuyển đổi công nghệ sẽ dẫn đến thất nghiệp, xáo trộn xã hội và chia rẽ chính trị nội bộ. Phân hóa giai tầng xã hội ở các nước theo các xu hướng khác nhau sẽ tạo ra những tác động chính trị toàn cầu. Thực tế chính trị quốc tế thời gian qua cho thấy sự phân hóa giữa các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa. Các nước dù có xuất phát điểm thấp, nhưng nỗ lực phát triển với chiến lược, tầm nhìn xa thì sẽ giành được những thành quả quan trọng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt trên quy mô toàn cầu khiến một số nước, đặc biệt là các nước tư bản phát triển nhất lại đang cảm thấy bất lợi, bị tổn thương, người dân bất mãn khi tiền lương đình trệ, mất việc vào tay người lao động nước ngoài và khoảng cách thu nhập ngày càng tăng. Sự tích tụ những mâu thuẫn này có nguy cơ dẫn đến gia tăng chủ nghĩa dân túy, cực hữu và cực đoan trên toàn thế giới với các dạng thức mới như chủ nghĩa dân túy kết hợp với chủ nghĩa dân tộc(6). Đó còn là các nguy cơ của chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, chính trị cường quyền, hành xử đơn phương gây nguy hại cho quốc gia, dân tộc và cả nhân loại. Nước lớn gia tăng các hành động cưỡng chế, đe dọa và áp đặt nước nhỏ, bỏ qua hoặc tìm cách tước đoạt chủ quyền và lợi ích quốc gia của nước nhỏ, bất chấp các chuẩn mực ứng xử và luật pháp quốc tế.

Không chỉ có vậy, ông Ph.  Mây-ơ (F. Mayor), nguyên Tổng Thư ký Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) nhận định: “Chưa bao giờ như ngày nay, sự căng thẳng về khoa học và lương tâm, giữa kỹ thuật và đạo đức lên tới cực điểm đã trở thành mối đe dọa toàn thế giới”(7). Các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội sẽ tiếp tục gia tăng. Sự vận động của những mâu thuẫn nội tại này đang góp phần xác định hình thái quan hệ quốc tế mới. Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc hiện nay là một trường hợp điển hình cho thấy sự thay đổi của chính trị quốc tế và trật tự thế giới. Bản chất của chính trị quốc tế là tranh giành quyền lực. Nước đang nắm quyền lực quyết không muốn chia sẻ với quốc gia khác, mà là sử dụng quyền lực để giành thêm lợi ích. Sau khi trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đang nỗ lực chuyển biến sức mạnh kinh tế với những ảnh hưởng quốc tế to lớn thành sức mạnh chính trị toàn cầu và tham vọng đó đã biến Trung Quốc thành đối tượng kiềm chế của Mỹ. Trung Quốc đã trải qua hơn 40 năm cải cách và mở cửa để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp với những thành tựu phi thường, bước lên bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị công nghệ với những công ty không chỉ bắt kịp mà còn đi tiên phong như Tencent, Alibaba,... Do đó, cùng với cọ xát địa - chiến lược, trả đũa thương mại thì cốt lõi của cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc đua đi đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo