Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nước ta có ba nhóm đất chính
- Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp. Nhóm này chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 - lm). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất bị xấu đi nhanh chóng và không thể trồng trọt được.
Đất feralit hình thành trên đá ba dan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
- Nhóm đất mùn núi cao
Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dán sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sông Hồng (15 000 km2).
Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn... thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả v.v...). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi : đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng ; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền. sông Hậu ; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |