Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
- Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX.
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Một số tác phẩm như:
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia đình của Thúy Kiều.
- Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.
2. Bố cục
Gồm 4 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “mười phân vẹn mười”: Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em.
- Phần 2. Tiếp theo đến “tuyết nhường màu da”. Miêu tả chân dung Thúy Vân.
- Phần 3. Tiếp theo đến “lại càng não nhân”. Miêu tả chân dung Thúy Kiều.
- Phần 4. Còn lại. Cuộc sống của hai chị em.
III. Đọc - hiểu văn bản1. Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em
- Mở đầu đoạn trích, tác giả Nguyễn Du đã giới thiệu được về tên gọi và vị trí của hai nhân vật: Đầu lòng hai ả tố nga/Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
- Sau đó là giới thiệu về tính cách “mai cốt cách, tuyết tinh thần” - hình ảnh “mai”, “tuyết” đều gợi tả những vẻ đẹp cao quý.
- “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” - tuy hai chị em mang những vẻ đẹp riêng nhưng đều vẹn toàn.
2. Miêu tả chân dung Thúy Vân
- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” - gợi vẻ đẹp sang trọng, cao quý.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với nhiều hình ảnh:
=> Vẻ đẹp phúc hậu, dịu dàng của Thúy Vân.
=> Qua ngoại hình, Nguyễn Du muốn dự báo trước về cuộc đời của Thúy Vân sẽ bình yên, êm đềm.
3. Miêu tả chân dung Thúy Kiều
- Nhận xét chung: “Kiều càng sắc sảo mặn mà/So bề tài sắc lại là phần hơn”. Từ đó, gợi vẻ đẹp của Thúy Kiều nổi bật hơn so với Thúy Vân.
- Ngoại hình:
- Tài năng:
- Hai câu cuối: Miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” - tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.
4. Cuộc sống của hai chị em
- Hai câu đầu: Gợi cuộc sống của chị em Thúy Kiều sống trong cảnh giàu sang, quyền quý.
- Hai câu sau: Thúy Kiều và Thúy Vân luôn sống trong khuôn phép, chuẩn mực đạo đức, đúng với lễ giáo phong kiến.
IV. Tổng kết- Nội dung: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều đã khắc họa vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, cũng như dự cảm của Nguyễn Du về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
- Nghệ thuật: Bút pháp ước lệ lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp của con người.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Hãy tìm kết cấu cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?
- Kết cấu của đoạn thơ:
- Trình tự của đoạn thơ gắn liền với trình tự miêu tả nhân vật đi từ khái quát đến chi tiết.
Câu 2. Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
- Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân:
- Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với nhiều hình ảnh:
- Thúy Vân có nét đẹp của một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu. Cuộc đời của nàng được dự báo sẽ bình yên, hạnh phúc.
Câu 3. Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác Thúy Vân?
- Điểm giống:
- Điểm khác:
Câu 4. Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?
- Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vào vẻ đẹp về tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều.
- Vẻ đẹp đó cho thấy Thúy Kiều là một người tài sắc vẹn toàn.
Câu 5. Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân “mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận hai người. Theo em có đúng không? Vì sao?
- Ý kiến: đúng đắn
- Lý do: Thời xưa, thiên nhiên vốn được coi là chuẩn mực của cái đẹp. Khi so sánh vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân với thiên nhiên:
Câu 6. Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
- Bước chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn.
- Lý do:
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |