Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua những câu chuyện viết về Bác Hồ mà em được học, được đọc qua sách báo hoặc nghe kể chuyện về tấm gương đạo đức phong cách của Bác, câu chuyện nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Em hãy nêu ý nghĩa và bài học rút ra từ câu truyện đó cho bản thân, em sẽ làm những gì trong học tập và rèn luyện để thực hiện tốt lời dậy của Bác Hồ?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
25.696
16
11
Trinh Le
09/03/2017 14:28:32
Trong những câu chuyện kể về tấm gương của Bác, em ấn tượng nhất với câu chuyện "Bài học về sự tiết kiệm".

NỘI DUNG CÂU CHUYỆN: BÀI HỌC VỀ SỰ TIẾT KIỆM

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.

Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

CẢM NHẬN VỀ BÀI HỌC

Câu chuyện cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị; nó đã toát lên phẩm chất sáng ngời của Bác và ẩn chứa trong đó nhiều triết lý sâu sắc, những bài học quý báu cho hôm nay và mai sau.

Ý nghĩa của câu chuyện tiết kiệm là sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền của, thời gian, công sức lao động, nhằm tích lũy thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao mức sống nhân dân. Tiết kiệm phải từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi, phô trương, hình thức. Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong quy trình sản xuất,  trong hoạt động, nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong bối cảnh nước ta vừa khắc phục hậu quả chiến tranh vừa tập trung phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, thì vấn đề tiết kiệm càng phải được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Chỉ có tiết kiệm mới có thể tăng thêm nguồn lực vật chất xây dựng đất nước, chỉ có tiết kiệm mới góp một phần nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng trong quan niệm của Bác, “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền to bằng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà chúng ta đang thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì cần lắm những mẩu chuyện về đức tính cao đẹp của Bác. Nó làm cho mỗi người chúng ta – đặc biệt là những học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường phải biết tự nhìn lại mình. Sống giản dị, chân thật và tiết kiệm, hết lòng hết sức học tập, lao động để trở thành những con người mạnh mẽ, tài giỏi, để phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân sau này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhìn vào đó để sống tốt hơn, đấu tranh chống lại lối sống hời hợt, sáo rỗng.

Nghe kể về Bác để mỗi chúng ta nghiêm túc tự suy ngẫm lại bản thân mình, nhắc nhở bản thân cần phải ra sức phấn đấu học tập thật tốt và tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Đối với chúng ta, thực sự việc đó không phải là một việc quá khó khăn. Đừng bao giờ nghĩ rằng phải làm được những việc lớn lao, phải thực hiện được những cái cao siêu thì mới thể hiện được tinh thần tiết kiệm của mình. "Kiệm"đơn giản chỉ là tắt một chiếc quạt, tắt một cái đèn, khóa lại một vòi nước khi không sử dụng; là tận dụng sử dụng hiệu quả thời gian, một tờ giấy, một cây viết,... là biết giữ gìn tài sản của công như của trường của lớp,,,, luôn luôn tự nhắc nhở bản thân không nên phung phí vào những việc không cần thiết. Người người, nhà nhà, nơi nơi thực hiện tiết kiệm theo Bác thì một tương lai "dân giàu, nước mạnh" thật sự không còn xa nữa.

Về bản thân mình: trong thực tiễn là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, còn phụ thuộc nhiều vào gia đình, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân mình phải ý thức sống tiết kiệm, tiết kiệm cho gia đình, cho trường lớp và xã hội. Đồng thời, tôi luôn cố gắng  sống gương mẫu, bố trí công việc, thời gian phải khoa học, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách kịp thời hiệu quả. Tôi cũng luôn tuyên truyền và nói với mọi người tầm quan trọng của sự tiết kiệm trong gia đình và xã hội, đóng góp một phần sức lực vào việc giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, đất nước giàu mạnh hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
8
NoName.15178
19/03/2017 18:09:51
hay
5
9
Bi Binh
15/10/2017 14:27:53
Trong những câu chuyện kể về tấm gương của Bác, em ấn tượng nhất với câu chuyện "Bài học về sự tiết kiệm".

NỘI DUNG CÂU CHUYỆN: BÀI HỌC VỀ SỰ TIẾT KIỆM

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.

Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

CẢM NHẬN VỀ BÀI HỌC

Câu chuyện cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị; nó đã toát lên phẩm chất sáng ngời của Bác và ẩn chứa trong đó nhiều triết lý sâu sắc, những bài học quý báu cho hôm nay và mai sau.

Ý nghĩa của câu chuyện tiết kiệm là sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền của, thời gian, công sức lao động, nhằm tích lũy thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao mức sống nhân dân. Tiết kiệm phải từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi, phô trương, hình thức. Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong quy trình sản xuất,  trong hoạt động, nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong bối cảnh nước ta vừa khắc phục hậu quả chiến tranh vừa tập trung phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, thì vấn đề tiết kiệm càng phải được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Chỉ có tiết kiệm mới có thể tăng thêm nguồn lực vật chất xây dựng đất nước, chỉ có tiết kiệm mới góp một phần nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng trong quan niệm của Bác, “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền to bằng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà chúng ta đang thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì cần lắm những mẩu chuyện về đức tính cao đẹp của Bác. Nó làm cho mỗi người chúng ta – đặc biệt là những học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường phải biết tự nhìn lại mình. Sống giản dị, chân thật và tiết kiệm, hết lòng hết sức học tập, lao động để trở thành những con người mạnh mẽ, tài giỏi, để phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân sau này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhìn vào đó để sống tốt hơn, đấu tranh chống lại lối sống hời hợt, sáo rỗng.

Nghe kể về Bác để mỗi chúng ta nghiêm túc tự suy ngẫm lại bản thân mình, nhắc nhở bản thân cần phải ra sức phấn đấu học tập thật tốt và tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Đối với chúng ta, thực sự việc đó không phải là một việc quá khó khăn. Đừng bao giờ nghĩ rằng phải làm được những việc lớn lao, phải thực hiện được những cái cao siêu thì mới thể hiện được tinh thần tiết kiệm của mình. "Kiệm"đơn giản chỉ là tắt một chiếc quạt, tắt một cái đèn, khóa lại một vòi nước khi không sử dụng; là tận dụng sử dụng hiệu quả thời gian, một tờ giấy, một cây viết,... là biết giữ gìn tài sản của công như của trường của lớp,,,, luôn luôn tự nhắc nhở bản thân không nên phung phí vào những việc không cần thiết. Người người, nhà nhà, nơi nơi thực hiện tiết kiệm theo Bác thì một tương lai "dân giàu, nước mạnh" thật sự không còn xa nữa.

Về bản thân mình: trong thực tiễn là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, còn phụ thuộc nhiều vào gia đình, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân mình phải ý thức sống tiết kiệm, tiết kiệm cho gia đình, cho trường lớp và xã hội. Đồng thời, tôi luôn cố gắng  sống gương mẫu, bố trí công việc, thời gian phải khoa học, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách kịp thời hiệu quả. Tôi cũng luôn tuyên truyền và nói với mọi người tầm quan trọng của sự tiết kiệm trong gia đình và xã hội, đóng góp một phần sức lực vào việc giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, đất nước giàu mạnh hơn.
3
8
NoName.98011
25/10/2017 21:02:07
Trong những câu chuyện kể về tấm gương của Bác, em ấn tượng nhất với câu chuyện "Bài học về sự tiết kiệm".

NỘI DUNG CÂU CHUYỆN: BÀI HỌC VỀ SỰ TIẾT KIỆM

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.

Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

CẢM NHẬN VỀ BÀI HỌC

Câu chuyện cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị; nó đã toát lên phẩm chất sáng ngời của Bác và ẩn chứa trong đó nhiều triết lý sâu sắc, những bài học quý báu cho hôm nay và mai sau.

Ý nghĩa của câu chuyện tiết kiệm là sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền của, thời gian, công sức lao động, nhằm tích lũy thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao mức sống nhân dân. Tiết kiệm phải từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi, phô trương, hình thức. Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong quy trình sản xuất,  trong hoạt động, nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong bối cảnh nước ta vừa khắc phục hậu quả chiến tranh vừa tập trung phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, thì vấn đề tiết kiệm càng phải được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Chỉ có tiết kiệm mới có thể tăng thêm nguồn lực vật chất xây dựng đất nước, chỉ có tiết kiệm mới góp một phần nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng trong quan niệm của Bác, “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền to bằng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà chúng ta đang thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì cần lắm những mẩu chuyện về đức tính cao đẹp của Bác. Nó làm cho mỗi người chúng ta – đặc biệt là những học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường phải biết tự nhìn lại mình. Sống giản dị, chân thật và tiết kiệm, hết lòng hết sức học tập, lao động để trở thành những con người mạnh mẽ, tài giỏi, để phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân sau này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhìn vào đó để sống tốt hơn, đấu tranh chống lại lối sống hời hợt, sáo rỗng.

Nghe kể về Bác để mỗi chúng ta nghiêm túc tự suy ngẫm lại bản thân mình, nhắc nhở bản thân cần phải ra sức phấn đấu học tập thật tốt và tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Đối với chúng ta, thực sự việc đó không phải là một việc quá khó khăn. Đừng bao giờ nghĩ rằng phải làm được những việc lớn lao, phải thực hiện được những cái cao siêu thì mới thể hiện được tinh thần tiết kiệm của mình. "Kiệm"đơn giản chỉ là tắt một chiếc quạt, tắt một cái đèn, khóa lại một vòi nước khi không sử dụng; là tận dụng sử dụng hiệu quả thời gian, một tờ giấy, một cây viết,... là biết giữ gìn tài sản của công như của trường của lớp,,,, luôn luôn tự nhắc nhở bản thân không nên phung phí vào những việc không cần thiết. Người người, nhà nhà, nơi nơi thực hiện tiết kiệm theo Bác thì một tương lai "dân giàu, nước mạnh" thật sự không còn xa nữa.

Về bản thân mình: trong thực tiễn là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, còn phụ thuộc nhiều vào gia đình, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân mình phải ý thức sống tiết kiệm, tiết kiệm cho gia đình, cho trường lớp và xã hội. Đồng thời, tôi luôn cố gắng  sống gương mẫu, bố trí công việc, thời gian phải khoa học, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách kịp thời hiệu quả. Tôi cũng luôn tuyên truyền và nói với mọi người tầm quan trọng của sự tiết kiệm trong gia đình và xã hội, đóng góp một phần sức lực vào việc giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, đất nước giàu mạnh hơn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k