ấy một ví dụ đơn giản, khi bạn bắt đầu vận động, năng lượng có trong thức ăn được giải phóng và một phần biến đổi thành năng lượng để thực hiện chuyển động chạy của bạn.
Nam châm cũng như vậy, từ trường xung quanh nam châm chứa “năng lượng”, và có một cách để biến đổi năng lượng đó, chính là bạn đặt hai cục nam châm quay đầu nào vào nhau thì sẽ dẫn đến cách chúng chuyển động, có thể hút nhau hoặc chúng có thể đẩy nhau.
Theo nguyên tắc vật lý, ở đâu có năng lượng tích trữ trong một vật (điều kiện là vật đó không bị buộc chặt, mắc kẹt ở một nơi cố định), thì vật đó sẽ bị đẩy về phía có vật khiến năng lượng của nó tiêu hao. Năng lượng tích trữ này sẽ bị giảm và được thay thế bằng năng lượng chuyển động.
Chính vì thế, nếu hai nam châm quay khác cực vào nhau (cực Bắc của cục nam châm này quay về cực Nam của cục kia) thì chúng sẽ tự động tiến đến gần nhau và làm giảm năng lượng tích trữ trong từ trường của chúng. Từ đó chúng sẽ bị hút vào nhau, hay còn các gọi khác là sự hấp dẫn.
Trường hợp nếu hai cục nam châm cùng quay cực Nam hoặc cùng quay cực Bắc vào nhau thì năng lượng tích trữ trong từ trường sẽ giảm xuống nên chúng sẽ rời xa nhau hơn.