Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghệ thuật so sánh "như thể tay chân" gợi cho em suy nghĩ gì

5 trả lời
Hỏi chi tiết
379
1
1
Unnie
05/09/2021 21:18:37
+5đ tặng
b) Gợi cho em suy nghĩ rằng như thể những thứ rất gắn bó ko thể tách rời

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Nguyễn
05/09/2021 21:18:50
+4đ tặng

Câu ca dao khuyên bảo chúng ta về tình nghĩa anh em trong một nhà, đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý mà không có thứ tình cảm nào có thể sánh bằng. Câu ca dao sao gần gũi mà giản dị đời thế nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, để hiểu rõ điều mà tác giả dân gian muốn gửi gắm tới chúng ta, hãy bắt đầu phân tích và tìm hiểu những vấn đề xoay quanh nó.

Hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy đó là “tay chân” đây là hai bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể của mỗi con người, tác giả sử dụng biện pháp so sánh, ví tình anh em ruột thịt giống như tay chân của chúng ta vậy, không bao giờ tách rời và có mối quan hệ thân thiết với nhau, anh em trong một gia đình đều do bố mẹ sinh ra và có công dưỡng dục, cùng chung bố mẹ, chung mái nhà, chung chiếc giường, cùng nhau lớn lên, trưởng thành, điều này cho thấy tình cảm anh em thật khăng khít và thân thiết. Chính vì đó mà chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc nhau khi khó khăn, hoạn nạn.

Khi giàu có, sung sướng ta được ăn ngon, mặc lành lặn nhưng cuộc đời chẳng ai lường trước được điều gì, có thể bạn bị sa ngã, khó khăn, nghèo đói bủa vây bạn, những lúc như thế mới cần tới tình anh em ruột thịt.

Câu ca dao nói lên tình cảm thắm thiết, luôn tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, khi giàu có không được khinh rẻ, đến lúc nghèo đói thì phải biết trân tọng và yêu thương lẫn nhau, tình cảm gắn bó, máu thịt ấy không ai có thể tách rời.

1
0
dogfish ✔
05/09/2021 21:19:06
+3đ tặng
Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình gia tộc. Anh em trong nhà phải sống hòa thuận, yêu thương nhau. Đó là đạo đức, là tình cảm mà ai cũng phải quan tâm. Từ xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống, gia đình đầm ấm, thuận hòa đó. Một trong những câu ca dao thể hiện lời răn dạy trên là:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần"
Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh để khẳng định tình cảm khăng khít giữa anh và em trong gia đình. Vật được đem ra so sánh là tay và chân trong cơ thể con người. Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể có quan hệ khắng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tay và chân giúp con người có khả năng lao động để làm ra của cải vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt động và khả năng hoạt động bị giảm bớt. Điếu này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn chân đối với cơ thể của con người. Anh em trong gia đình cũng vậy, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên trong mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh có thể giúp em và, ngược lại, em có thể giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.
Qua hình ảnh so sánh “Anh em như thể tay chân” nhân dân ta muốn nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em, giữa những người trong gia đình. Chính tình cảm đó sẽ là cơ sở xây dựng mối quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh em với nhau. Nếu ở câu trên là hình ảnh so sánh thì câu dưới “Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần” là hình ảnh tượng trưng mang nhiều ý nghĩa biểu cảm. “Rách”, “lành” chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, khổ sở. “Lành” tượng trưng cho hoàn cảnh sống thuận lợi, sung túc. Ở đây dù trong hoàn cảnh nào “rách” hay “lành” cũng đều phải đùm bọc lấy nhau. Đó là lời khuyên về cách cư xử của anh em trong một gia đình, trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Lúc đói, khi no, lúc sung sướng, khi thiếu thốn… hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng đả là anh em thì lúc nào cũng phải yêu thương nhau đùm bọc lẫn nhau. Tình cảm thiêng liêng này không có lí do nào, tình huống nào làm thay đổi được. Tình anh em mãi mãi thắm thiết.
Tình anh em là một quan hệ tình cảm mà ai ai cũng cần. Vì thế, câu ca dao trên có ý nghĩa to lớn vô cùng. Nó là bài học đạo đức được diễn đạt bằng hình ảnh thật gần gũi và hàm súc. Ngoài việc giáo dục tình cảm anh em trong gia đình, câu ca dao còn khuyên nhủ mọi người trong xã hội phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau.
Câu ca dao đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa lớn đối với mỗi người: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi ngày càng diễn ra nhiều sự việc đau lòng về mối quan hệ gia đình. Ngày nay, mỗi người đọc câu ca dao trên cần suy ngẫm để hiểu cho hết ý nghĩa của nó, để sống đẹp hơn theo như lời khuyên nhủ của cha ông.
0
0
Lax Lax
05/09/2021 22:38:02
+2đ tặng
Ca ngợi tình yêu thương gắn bó giữa anh em, chị em là những người có cùng huyết thống máu mủ. Là một khối liền mạch , không thể tách rời
1
0
Ni Lin
06/09/2021 07:52:52
+1đ tặng

Nghệ thuật so sánh"như thể tay chân" gợi cho em suy nghĩ là: anh em như chân với tay,mà chân và tay là hai bộ phận không thể tách rời,ngày ngày cùng phối hợp vớ nhai giúp con người làm việc hiệu quả hơn,thiếu đi chân hoặc tay thì sẽ khôgn làm được hiệu quả.

- Qua đó,cho thấy,được ví như chân với tay thể hiện rằng: anh em phải giúp đỡ,đùm bọc lẫn nhau,luôn luôn quan tâm cho nhau và phối hợp với nhau làm ăn.Đoàn kết một lòng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư