Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy chọn một truyện mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện

Em hãy chọn một truyện mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng như cốt truyện , nhân vật , người kể chuyện
2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.405
9
6
Nguyễn Nguyễn
07/09/2021 17:52:07
+5đ tặng

Mẹ thường kể cho em nghe nhiều truyện cổ tích. Mỗi chuyện mẹ kể đều lung linh ánh sáng huyền ảo, li kì, rực rỡ sắc màu của hoa lá, lấp lánh ánh bảy sắc cầu vồng. Chuyện lí thú đáng yêu như truyện “Chú mèo đi hia”, chuyện hiền hậu như truyện "Tấm Cám”, chuyện cảm động và sâu sắc mà em thích nhất là "Truyện kể về cây hoa hồng".

Ngày xưa, ở một xứ sở lạnh giá, tuyết phủ, xa nước ta lắm, có hai mẹ con chàng trai kia sống trong một căn nhà làm bằng gỗ đẹp. Làng quê của chàng sát chân núi, có rừng đầy nấm và quả thơm, cây xanh cao vút, chim muông ca hót tưng bừng. Mẹ chàng quay xuồng dệt vải còn chàng trai khỏe mạnh ấy trồng lúa, gặt hái ở cánh đồng xa.

Một ngày nọ, mẹ chàng ốm nặng. Chàng trai tạm hoãn mọi việc đồng áng để chăm sóc mẹ. Nhưng mẹ chàng ngày một bệnh nặng. Nhìn mẹ tái nhợt, thiêm thiếp bên giường, lòng chàng đau xót quá! Thần Mặt Trời gõ cửa nhà chàng chỉ đường cho chàng đi lên đỉnh núi tuyết để xin cây thuốc của bà Chúa Thiên thần. Thần Mặt Trời sẽ lái cỗ xe Mặt Trời đi chậm, giữ ngày dài để chàng đủ thời gian đem thuốc về cho mẹ. Chàng trai lập tức lên đường. Vượt qua rừng thông, thác cao, núi đá lởm chởm, gai góc, chàng đến xử sở tuyết phủ của các vị thiên thần. Quần áo chàng rách bươm, chân chàng rỉ máu. Máu chàng rơi trên sườn núi, nhỏ trên núi đá, trên tuyết trắng nhưng chàng vẫn lầm lũi tiến đến căn nhà bằng băng của bà Chúa thiên thần. Trời rét cắt da cắt thịt, chàng vẫn rạp mình dưới gió tuyết mà đi. Đôi bàn chân của chàng đau buốt, tưởng chừng như không lê được nữa thì cánh cửa nhà bà Chúa thiên thần xịch mở, bà dịu dàng nâng chàng dậy. Chàng trai đuối sức nhưng vô cùng mừng rỡ toan cất lời thưa thì bà Chúa thiên thần giơ cao một nhánh cỏ, bảo:

- Con thật biết yêu thương mẹ. Đây là cây thuốc cho mẹ con.

Cùng lúc ấy, bà Chúa thiên thần đưa cao chiếc đũa thủy tinh. Ánh sáng lấp lánh dìu chàng trai bay trên không. Chớp mắt, chàng đã về bên mẹ. Mặt Trời từ từ lặn sau cánh rừng. Đêm tĩnh mịch và sáng lấp lánh ngàn vì sao. Mẹ chàng đã uống thuốc, đang say ngủ. Chàng tựa vào ghế, thiếp đi sau một ngày đường mệt nhọc.

Bình minh ló rạng. Chim hót líu lo. Mẹ chàng thức dậy, tươi tỉnh như chưa hề đau ốm gì. Mẹ chàng ôm lấy chàng, vỗ về. Hai mẹ con nhìn qua cửa sổ: cánh rừng, sườn núi đá và cả xứ sở tuyết phủ nơi chàng đi qua với đôi chân rỉ máu chỗ ấy mọc lên những cây hoa đỏ thắm, đẹp lộng lẫy và hương thơm ngát. Người ta đặt tên cây hoa đó là hoa hồng, hoa kết tinh từ tình yêu của chàng trai dành cho mẹ.

Em cũng yêu mẹ em như chàng trai trong truyện. Em yêu những câu chuyện cổ tích mẹ kể hoài không hết. Em hạnh phúc vì luôn có mẹ bên cạnh. Vào ngày Quốc tế Phụ nữ mồng Tám tháng Ba, ngày của Mẹ, sinh nhật mẹ, em luôn kính tặng mẹ một đóa hoa hồng đo thắm và chùm điểm mười của em. Mẹ em lại kể em nghe chuyện về cây hoa hồng mà em nghe không bao giờ chán.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
5
KANZ
07/09/2021 18:25:45
+4đ tặng
- Xét về nguồn gốc văn bản, sách Ngữ văn 6 ghi chú: truyện được chọ dựa theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I, Nxb Văn học 1977, thế nhưng thật ra trong tài liệu này người ta lại xếp truyện Bánh chưng bánh giầy vào cổ tích, trong mục “ Truyện thần thoại, truyện cổ tích”. Như vậy là đã có một cuộc đối thoại ngầm giữa sách Ngữ văn 6 với Hợp tuyển thơ văn Việt Nam về vấn đề thể loại của truyện dân gian này.- Trong giáo trình của Đại học Tổng hợp do Đinh Gia Khánh chủ biên, truyện Bánh chưng bánh giầy được xếp vào cổ tích.- Có hai giáo trình đại học không trực tiếp đề cập đến truyện này là giáo trình ddaij học viết theo tiến trình lịch sử của tác giả Đõ Bình Trị và giáo trình Đại học Quốc gia do Lê Chí Quế chủ biên. Tuy nhiên quan điểm của các soạn giả này cũng không khác quan điểm của Đinh Gia Khánh trong giáo trình vừa nêu trên.- Hoàng Tiến Tựu, trong giáo trình viết cho Cao đẳng Sư phạm, lại giữ quan điểm trung dung khi xếp Bánh chưng bánh giầy vào nhóm những truyện “ rất khó xếp loại, khi thì ở ô này, khi thì đặt sang ô khác, người thì coi là cổ tích, người thì coi là truyện dân gian khác”.- Nguyễn Xuân Lạc trong bàig “ Văn học dân gian trong nhà trường...” in trong tạp chí Văn hoá dân gian sô 3 năm 2001 tuy ủng hộ sách Ngữ văn 6 hiện hành, xếp truyện Bánh chưng bánh giầy vào truyền thuyết nhưng vẫn thừa nhận những đặ điểm cổ tích ở trong đó. Thực tế trên cho thấy rằng chỉ có soan giả sách giáo khoa Ngữ văn 6 là khẳng định truyện Bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại truyền thuyết mà thôi.Vấn đề phân loại tác phẩm văn học dân gian nói chung, truyện dân gian nói riêng là vấn đề rất khó vì rằng tác giả dân gian khi sáng tạo không hề xuất phát từ những nguyên lý lý luận có trước như các tác gỉa văn học viết. Đó là chưa kể sự lưu truyền bằng miệng trong một quá trình lịch sử lâu dài cũng góp phần làm biến tướng của tác phẩm văn học dân gian theo những chiều hướng khác nhau. Những lí do trên đã tạo nên loại hình truyện dân gian những tác phẩm mang dấu hiệu của nhièu thể loại khác nhau. Trong khi đó việc xác định đúng thể loại lại hết sức cần thiết, nhất là đối với những tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường. Trước hết không thể phủ nhận những dấu hiệu của một truyền thuyết có mặt trong truyện Bánh chưng bánh giầy. Truyện đã hướng người đọc vào một thời gian khá xác định- thời Hùng vương thứ 6. Xác định cụ thể thời gian không gian nghệ thuật là xu hướng phổ biến trong truyền thuyết vì rằng người kể truyền thuyết thường muốn cho người nghe tin vào điều được kể ra. Tuy nhiên không phải ở truyện nào có thoài gian, không gian nghệ thuật xác định thì truyện đó phải là truyền thuyết. Người ủng hộ quan điểm của soạn giả Ngữ văn 6 là Nguyễn Xuân Lạc khi cho rằng truyện Bánh chưng bánh giầy “dấu ấn truyền thuyết rõ hơn” vì “ các chi tiết lịch sử thời vua Hùng đậm nét hơn”, đã dựa vào tiêu chí nội dung để xác định thể loại của truyện khi đúng ra tiêu chí nghệ thuật còn quan trong hơn. Những mảng nội dung xã hội rộng lớn thường là đề tài của nhiều loại hình nghệ thuật, bởi vậy không thể lấy nó làm tiêu chí hàng đầu lại càng không thể là tiêu chí duy nhất đẻ xác định thể loại. Cái tạo ra sự khác biệt giữa các thể loại chính là hệ thống thi pháp tức là toàn bộ những phương thức, phương tiện tạo dựng nên tác phẩm nghệ thuật. Một khi đã cùng là nghệ thuật ngôn từ thì vấn đề phương tiện phản ánh đã gần như đồng nhất với nhau giữa các thể loại, vấn đề còn lạ sẽ là phương thức tạo dựng tác phẩm mà đối với loại hình tự sự thì đó trước hết là nhân vật và cốt truyện

Dựa vào những đặc trưng thi pháp nhân vật và thi pháp cốt truyện trong truyện chúng ta thấy Bánh chưng bánh giầy mang nhiều ddawcj điểm của một truyện cổ tích hơn, đến mức không thể xếp nó vào thể loại truyền thuyết được.

Nhân vật chính và cốt truyện là những yếu tố cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự. Nhwn vật chính bao giờ cũng đóng vai trò trung tâm trong việc thể hiện đề tài. Chính vì vậy, dựa vào đặc điểm xây dựng nhân vật người ta cũng có thể nhận biết được thể loại truyện đó. khảo sát nhân vật chính trong truyện Bánh chưng bánh giầy chúng ta sẽ thấy rất roc hình tượng Lang Liêu mang đầy đủ những đặc điểm thi pháp nhân vật của một truyện cổ tích.- Trước hết Lang Liêu không phải là một nhân vật bán thần như các nhân vật trong truyền thuyết thời Hùng vương. Dựa vào đặc trưng xây dựng nhân vật, các nhà khoa học đã chia các truyền thuyết lịch sử thành hai bộ phận: những truyền thuyết thời kì dựng nước thuộc thế hệ các vua Hùng và các truyền thuyết thời đại giữ nước( thời phong kiến). Những người xem truyện Bánh chưng bánh giầy không phải kà truyền thuyết đã dựa vào các chi tiết như Hùng vương thứ 6 chọn người kế vị, Lang Liêu được chọn nối ngôi vua, tục giỗ chạp bằng bánh chưng bánh giầy... để xếp truyện này vào nhóm truyền thuyết lịch sử thời đại các vua Hùng. Và khi nhận xét về đặc điểm của loại truyền thuyết thời kì này họ viết: “ So với truyền thuyết thời kì đầu dựng nước, những truyền thuyết thời kì sau ít hoang đường hơn”. Nghĩa là họ thừa nhận tính chất hoang đường đậm đặc của bộ phận truyền thuyết này như một đặc điểm nhận diện quan trọng. Quả thật, các nhân vật truyền thuyết thời vua Hùng như Lạc Long Quân, Thánh Gióng đều được thần thánh hoá cao độ, bởi thế mà không phải ngẫu nhiên trước đây các nhiều nhà khoa học đã xếp nhầm các truyện này vào thần thoại. Chúng ta biết rằng truyền thuyết thời các vua Hùng đều ra đời rất sớm, khi mà thế giới quan thần linh chủ nghĩa, hệ tư tưởng chủ yếu



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo