Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có những suy nghỉ gì về tệ nạn tham nhũng trong xã hội hiện nay

em có những suy nghỉ gì về tệ nạn tham nhũng trong xã hội hiện nay
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.055
1
0
Nguyễn Nguyễn
09/09/2021 14:22:42
+5đ tặng

Nhà vật lý người Đức đã từng nói “Tất cả những điều có giá trị trong xã hội con người đều dựa vào cơ hội phát triển hòa hợp trong mỗi cá nhân”. Hiển nhiên xã hội càng phát triển, con người càng văn minh và thiên nhiên càng “nhân tạo”, đạo đức con người càng giả hình và dần mất đi giá trị nhân bản. Bởi đó, nhà sử học lừng danh người Anh Alan Bullock đã từng phát biểu một câu nói gây “chấn động” “Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo”.

Thời gian gần đây, vấn đề về tham nhũng đang gây nên bao nỗi phiền toái cho lòng dân, cho sự nhói tai, nhức đầu của những người lãnh đạo. Vậy tham nhũng là gì mà sao làm con người ta quên mình, bị nhấn sâu vào “vũng bùn lầy” của sự tham lam và đánh mất đi giá trị của bản thân tới vậy? Theo Luật phòng chống tham nhũng ban hành 2005 đã định nghĩa rất đầy đủ và sát hạch. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Đơn giản được hiểu là những cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, công nhân quốc phòng, người được giao nhiệm vụ thực hiện…. Đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi sai trái, tư lợi nhằm mang lợi cho bản thân, cho gia đình hoặc người khác có liên quan. Vô nhân đạo là tính từ mạnh được hiểu là sự tàn ác, dã man, không có chút lòng thương yêu, quý trọng con người. Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo. Bởi lẽ, những điều vốn dĩ không thuộc về bản thân mà lại đem chức vụ, quyền danh để “giao tiếp, ứng xử” với người dân, với người bình thường bằng cách “chà đạp”, tước đi quyền lợi của người khác một cách tàn bạo, vô cảm.

Tham nhũng được “giấu” đi như những con vật thông minh giấu đi những điều xấu của mình vậy! Nó hiện rõ đó, biết, nhưng không nhìn thấy. Hàng ngày, hàng giờ, nhan nhản những “ưu tư” vụ lợi cho riêng mình như việc tham ô tài sản từ cán bộ, công chức có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước đã lợi dụng và chiếm đoạt tài sản. Rồi tới những hành vi chỉ vì vụ lợi, mong muốn nhận được tiền, tài sản, lợi ích vật chất mà đi nhận hối lộ, đánh mất nhân phẩm của bản thân, đánh đổi bằng những hào xu che mắt. Những người tham nhũng còn lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi. Thủ đoạn của những con người “lòng tham vô đáy và tán tận lương tâm” này rất tinh xảo và nghệ thuật. Luôn luôn là gian dối như lập sổ sách khống, chứng từ giả, tẩy xóa sổ sách, tài liệu, giấy tờ.. có liên quan đến hai chữ “tài sản”. Họ quên mình, trườn theo những đống tiền hào nhoáng, của cải vật chất xa hoa bằng bất cứ mánh khóe, thủ đoạn nào. Nhũng nhiễu trong lòng dân cũng bởi vụ lợi. Đâu đó vẫn “lang thang” kiếm việc, tất nghiệp khi không có những chiếc phong bì, những gói quà xịn để biếu xén cán bộ, lãnh đạo các cơ quan thì mới có việc để làm. Những hành vi không thực hiện trách nhiệm công vụ mà còn đi tiếp tay, bảo kê, lờ đi để được nhận bổng lộc của những kẻ phạm pháp. Đây là một hiện tượng, hành vi hết sức nguy hại, cần phải lên án, đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt.

Tham nhũng có hai loại chính là tham nhũng lớn và tham nhũng vặt. Những con số đã “chạy thoát” có khi lên tới hơn 3 tỉ đồng từ những con người có quyền chức, địa vị trong đất nước, trong giao dịch… Những con số vẫn chỉ là những con số, thấm thoát, dò rỉ đi đâu chẳng ai hay, ảnh hưởng tới các dự án lớn của quốc gia. Tham nhũng hành chính, tham nhũng quan liêu lại thường xuyên xảy ra và diễn biến trên diện rộng như “ôn dịch” vậy! Những vụ tham nhũng tuy nhỏ lẻ nhưng nhiều và “tích tiểu thành đại” từ những người dân và các công ty tìm cách hối lộ những người chức quyền như cán bộ xã, huyện, tỉnh… để được miễn giảm một số thuế, được cấp giấy chứng nhận nhanh chóng, được cấp hộ chiếu, bằng lái xe, tài sản cá nhân nhanh hơn… mà mờ ảo… Trên mọi lãnh vực, không từ một lãnh vực nào mà không “nhói tai” về tham nhũng. Giao thông thì nhũng nhiễu đòi quà biếu của người vi phạm Luật giao thông. Kinh tế thì khai tăng giá trị sản phẩm để hưởng lợi, tiết lộ thông tin bảo mật để tư lợi cho bản thân. Đất đai thì kế hoạch, cấu kết, bè phái để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người sử dụng đất. Xây dựng chẳng có công trình nào đáng “ngưỡng mộ” bởi chạy công trình đút lót tiền, các đơn vị thi công bớt xén, thay đổi “thực đơn” chủng loại để “ăn” chút dư ra từ đó. Y tế- giáo dục thì “vô nhân đức”. Người dân mòn mỏi, khao khát cái câu “Lương y như từ mẫu” mà mãi không xuất hiện. Giáo dục “mở cửa” cho phong bì, cho tiệc tùng để nâng điểm, chạy chức vụ trong nhà trường, chạy biên chế, chạy công việc…Một khi rơi vào những tham nhũng vặt, con người ta có hướng đẩy mạnh và “phát triển” chúng lên “tầm cao mới”. Dẫn con người ta tới trạng thái trầm uất, làm cho người nghèo đã xa lại càng bị cách li khỏi nhịp điệu phát triển xã hội, gia tăng các bất công, tác động xấu đến niềm tin của người dân và những người đại diện công quyền.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×