LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao liên hợp quốc đề cao nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình? Việt Nam vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các vấn đề trong khu vực hiện nay như thế nào?

Vì sao liên hợp quốc đề cao nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình? Việt Nam vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các vấn đề trong khu vực hiện nay như thế nào?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
821
2
0
Nguyễn Nguyễn
09/09/2021 15:27:05
+5đ tặng

Nguyên tắc “giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế” được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc và được khẳng định rõ ràng trong Tuyên bố năm 1970, trong đó chỉ rõ “mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế và công bằng”.

 

 

 

 

Các biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó, các biện pháp hòa bình mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn như: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình. Như vậy, “giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế” là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia - thành viên của cộng đồng quốc tế. Các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất, sao cho mọi tranh chấp đều được giải quyết trên cơ sở Luật quốc tế và nguyên tắc công bằng. Thực tiễn cho thấy, phương pháp đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng với nhau.


Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc luôn phải tôn trọng biện pháp “giải quyết hòa bình” mà các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên tự lựa chọn mà vẫn không giải quyết triệt để vấn đề, Hội đồng Bảo an có quyền kiến nghị các bên áp dụng các biện pháp khác nhằm nhanh chóng chấm dứt những mối đe dọa.


Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, với việc tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, hiện nay cộng đồng quốc tế đang dần thừa nhận vai trò cũng như tính hiệu quả của các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế như: EU, ASEAN, Liên Hợp quốc…

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phan Thị Nương
09/09/2021 15:28:56
+4đ tặng

Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Đây là vấn đề xuyên suốt của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng như thể hiện rõ ràng trong các hoạt động của Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong duy trì hòa bình và an ninh, giải quyết các tranh chấp, các quốc gia phải tuyệt đối tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa - xã hội, nhân đạo... Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: "Tất cả các thành viên từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng cách khác trái với những mục đích của Liên Hiệp Quốc".

Từ nguyên tắc trên, liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay :

Việc Trung Quốc sử dụng các phương tiện quân sự như: Tàu chiến, máy bay hộ tống giàn khoan Hải Dương - 981; dùng các tàu hải cảnh, kiểm ngư, tàu cá bọc sắt chủ động đâm va, dùng vòi rồng cản phá các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư đang làm nhiệm vụ của Việt Nam, tàu cá của ngư dân đang hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sử dụng vũ lực. Những hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là một thành viên.

Là một thành viên ký Công ước Luật Biển, nên Trung Quốc phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Công ước, cần có thiện chí, sự sẵn sàng hợp tác và sự nhượng bộ trong giải quyết các tranh chấp, bất đồng. Trong quan hệ với ASEAN, ngoài việc tuân thủ nghiêm Công ước Luật Biển, Trung Quốc cần phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC mà Trung Quốc là một bên đối tác, tiến tới xây dựng COC giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong giải quyết các tranh chấp, cần kiên trì, kiềm chế, xử lý bình tĩnh, trên tinh thần đoàn kết và hợp tác; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Cần phát huy hiệu quả của các cơ chế an ninh khu vực, giải quyết vấn đề bất đồng, tranh chấp từ dễ đến khó, từ ít phức tạp đến phức tạp hơn. Các nước cần chủ động cung cấp thông tin công khai, minh bạch, chính xác để thế giới biết ai đúng ai sai để họ có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa, không lôi kéo, tập hợp lực lượng để chống lại hay đối trọng với các nước khác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư