Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn lời của Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ năm 1776 trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945. Điều này có ý nghĩa gì?

GIÚP EM VỚI Ạ PLEASE
1 trả lời
Hỏi chi tiết
346
1
0
+5đ tặng
Bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo và công bố trước toàn thể quốc dân tại quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, được khởi đầu bằng câu trích từ bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”[1]. Tiếp sau câu dẫn luận ấy là một câu khác trích từ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng năm 1791 của cách mạng Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”[2].
 
 
 
Vì sao Người lại trích dẫn hai câu trên và coi đó như lời mở đầu cho một văn kiện có tầm quan trọng đặc biệt – Bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc mình ? Sử dụng hai câu trích từ những bản Tuyên ngôn nổi tiếng của cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp phải chăng là một ẩn ý sâu xa về chính trị, ngoại giao của Người, nhằm quảng bá hình ảnh của một nước Việt Nam vừa giành được độc lập sau gần 100 năm chịu cảnh nô lệ, đồng thời khẳng định quyền độc lập, tự do bất khả xâm phạm của dân tộc trước toàn thế giới ?
 
 
 
Thực tế cho thấy, vào thời điểm lịch sử đương thời, thực dân Pháp đã và đang là kẻ thù, là mối đe dọa trực tiếp nền độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam, còn đế quốc Mỹ chỉ gần 10 năm sau trở thành kẻ thù số một của nhân dân ta. Với tầm nhìn xa, trông rộng, sự mẫn cảm về chính trị và thông hiểu thực tiễn, Người thấu hiểu một điều hiển nhiên rằng giành được nền độc lập đã khó, để giữ được nền độc lập còn khó hơn nhiều, hơn nữa để nền độc lập đó được tất cả các nước thừa nhận và tôn trọng còn khó hơn gấp bội lần. Có lẽ vì vậy, ngay khi khởi thảo Tuyên ngôn, Người đã muốn bản Tuyên ngôn như một vũ khí pháp lý – ngoại giao đặc biệt sắc bén để chống lại kẻ thù, đồng thời đó cũng là bước đi đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc ở thời khắc vô cùng khó khăn của lịch sử. Nhìn nhận rất rõ bản chất của kẻ thù và vận mệnh của dân tộc, lấy hai câu được coi là “bất hủ”, là “khuôn thước” của cách mạng Pháp, nước Mỹ làm đề dẫn, là ẩn ý của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn sử dụng ngay cái “chân lý cao cả” mà nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ phải đổ bao xương máu và nước mắt để viết nên, làm vũ khí sắc bén để chống lại kẻ thù. Bởi Người rất thấu hiểu cái lẽ rằng: “Triết lý đạo Khổng, và triết lý phương Tây đều tán dương nguyên tắc đạo đức “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”[3] (điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Đây là lời đáp từ của Người với Chủ tịch Chính phủ Pháp G.Biđôn tại buổi tiệc chiêu đãi Người nhân dịp Người sang thăm nước Pháp vào ngày 2 tháng 7 năm 1946.
 
 
 
Có thể khẳng định rằng độc lập, tự do, chủ quyền dân tộc là tư tưởng chủ đạo của bản Tuyên ngôn độc lập. Đó cũng là mục đích lớn nhất trong sự nghiệp cách mạng của Người. Trước sau Người vẫn luôn trăn trở, luôn tìm mọi cách để khẳng định cái quyền thiêng liêng mà hiển nhiên người Việt Nam phải được hưởng đó.
 
 
 
Người cũng hiểu rằng, đương thời các thế lực thực dân, đế quốc không dễ gì chấp nhận một nước Việt Nam độc lập. Chúng muốn tiêu diệt chính quyền cách mạng non trẻ của người Việt Nam. Vì thế, không những chỉ trong Tuyên ngôn, mà ngay cả trong rất nhiều bài viết, bài nói chuyện sau này, Người luôn muốn dùng chính cái câu khẩu hiệu: “Tự do - bình đẳng - bác ái” mà kẻ thù đang lợi dụng cho cái gọi là “khai hóa văn minh” ở Việt Nam, cũng như các thuộc địa, để khẳng định cái quyền thiêng liêng đó của một dân tộc.
 
 
 
Trong cuộc nói chuyện tại Ủy ban Trung ương Hội Pháp - Việt ngày 11 tháng 7 năm 1946, Người từng nói: “Nước Pháp của cuộc Đại cách mạng 1789, nước Pháp của cuộc kháng Đức, của cuộc giải phóng, đã tượng trưng hơn bao giờ hết lý tưởng tự do, dân chủ. Và nước Việt Nam chiến đấu giành độc lập chỉ là theo những lý tưởng dân chủ mà dân tộc Pháp là người tiên phong”[4]. Hay như, trong bức thư gửi những người Pháp ở Đông Dương, Người viết: “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó được độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ được tự do. Lòng yêu nước thương nòi này làm vẻ vang các bạn vì nó là lý tưởng cao nhất của loài người.
 
 
 
Nhưng chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó được độc lập chứ ! Chúng tôi cũng được phép yêu đồng bào của chúng tôi và muốn họ được tự do chứ ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi”[5].
 
 
 
Mặt khác, sau Cách mạng Tháng Tám – một cuộc cách mạng mà theo nhiều người là “long trời, lở đất”, nhưng trên thế giới tầm ảnh hưởng của nó do nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau vẫn còn có những hạn chế. Hầu như nhân dân thế giới vẫn chưa biết nhiều về một nước Việt Nam đã độc lập thật sự. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám với sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình như đang bị “bão hòa”, bị “khỏa lấp” trong chiến thắng vang dội của quân Đồng minh đã giành được trước trục phát xít; đối với nhân dân thế giới, lúc này Việt Nam thực tế chỉ được biết đến với danh nghĩa là “An Nam thuộc Pháp” mà thôi. Uy tín và ảnh hưởng của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế hầu như chưa được khẳng định. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ ngoại giao cần kíp bấy giờ là phải làm sao cho thế giới biết đến nhiều hơn nữa về Nhà nước dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời của người Việt Nam; dân tộc Việt Nam đã có nền độc lập, một nền độc lập thật sự mà người Việt Nam phải đổ bao xương máu mới giành được từ tay phát xít Nhật, kẻ thù chung của quân Đồng minh và của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Đây chính là một điều kiện tiên quyết tạo hậu thuẫn thuận lợi, sự ủng hộ và cơ sở pháp lý vững chắc để chính quyền nhà nước non trẻ của người Việt Nam tồn tại, phát triển trong tình thế vô cùng khó khăn, phức tạp lúc bấy giờ. Trích hai câu trong các bản Tuyên ngôn của nước Mỹ, nước Pháp mà cả nhân loại đã tôn vinh và dùng hai câu đó như đề dẫn để công bố nền độc lập cho dân tộc Việt Nam, là việc làm hết sức khéo léo, đầy mẫn cảm về chính trị và rất nhạy bén, thâm thúy trong nghệ thuật ngoại giao của Người, nhằm tạo ra một “hành lang ngoại giao - pháp lý” trong dư luận quốc tế, bảo đảm những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cả trước mắt và lâu dài.
 
 
 
Chúng ta cần có sự hậu thuẫn của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia hùng mạnh, hiện có ảnh hưởng lớn trong Liên Hợp Quốc như Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc (với đại diện là chính quyền Tưởng Giới Thạch)…Tuy nhiên, trớ trêu thay chính một số trong các quốc gia này – những quốc gia từng ghi tên mình lên bản Hiến chương Xanfranxico (6-1945) lại là những quốc gia đang cố tình tìm mọi cách lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ và nền độc lập của người Việt Nam…lẽ dĩ nhiên, Người đã nhìn nhận thấu đáo được điều đó. Vì vậy, ngay trong bản Tuyên ngôn, Người muốn tất cả các nước, tất cả các thế lực (dù vô tình hay cố ý chống phá cách mạng Việt Nam) cần phải hiểu một điều rằng: Việc nhân dân Việt Nam được hưởng quyền độc lập, tự do; việc thừa nhận quyền độc lập, tự do ấy cũng như việc không nước nào có quyền can thiệp vào nội bộ của dân tộc Việt Nam, là lẽ hiển nhiên, theo đúng tinh thần Hiến chương Xanfranxico mà chính các nước này đã ghi nhận. Khép lại bản Tuyên ngôn bất hủ, Người thay lời của hàng triệu đồng bào mình, hùng hồn đưa ra tuyên bố, khẳng định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, cũng như ý chí quật cường, sẵn sàng hy sinh bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”[6].
 
 
 
Trong cuốn sách “Why Vietnam”, tác giả Archimmedes L.A.Patti, một cựu sĩ quan OSS của Mỹ, người từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời đến tham khảo ý kiến về bản Tuyên ngôn trước khi đưa ra công bố, đã viết rằng ông vô cùng bất ngờ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy câu trong Tuyên ngôn của nước Mỹ để đề dẫn bản Tuyên ngôn của dân tộc mình: “Bản tài liệu đánh máy bằng tiếng Việt Nam, có nhiều chữ bị xóa đi và được viết đè lên bằng bút mực, với nhiều ghi chú bên lề…Ông Hồ cho gọi một người trẻ tuổi vào để dịch và tôi chăm chú nghe. Trong mấy câu đầu, người phiên dịch đã nói lên một số danh từ rất đỗi quen thuộc và giống lạ lùng như bản Tuyên ngôn của chúng ta (nước Mỹ - TG). Câu tiếp sau là lời tuyên bố bất hủ đã được nêu trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa kỳ năm 1776.
 
 
 
Tôi chặn người phiên dịch lại và kinh ngạc quay sang hỏi ông Hồ có thực ông có ý định sử dụng câu đó trong bản Tuyên ngôn của ông không…Ông Hồ ngồi dựa vào ghế, hai tay úp vào nhau, ngón tay sát vào một cách nhẹ nhàng và đang như suy tưởng. Với một nụ cười nhã nhặn, ông hỏi lại tôi một cách nhẹ nhàng: “Tôi không thể dùng được câu ấy à” ? Tôi cảm thấy ngượng ngập và lúng túng: “Tất nhiên !...Tại sao không ?” Bình tĩnh lại, tôi nói người phiên dịch đọc lại đoạn đó từ đầu một lần nữa. Anh ta đọc: Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng…, họ đã được tạo hóa trao cho những quyền không thể nhượng lại được, trong đó có quyền tự do, quyền sống và quyền được hạnh phúc”. Cố nhớ lại, tôi mới thấy các danh từ đã được chuyển vị và nhận xét là trật tự các chữ “tự do” và “quyền sống” đã bị thay đổi. Ông Hồ nắm ngay lấy và nói: “Đúng, không thể có tự do mà không có quyền sống, cũng như không thể có hạnh phúc mà không có tự do…”[7].
 
 
 
Nhiều tài liệu còn khẳng định rằng, ngay trong những ngày sôi động của cách mạng Tháng Tám, tại Tân Trào (Tuyên Quang), Người đã xây ý tưởng cho việc viết Tuyên ngôn, khi từng đề nghị các sĩ quan OSS (Mỹ), tìm cách gửi cho Người bản Tuyên ngôn của nước Mỹ. Đề nghị của Người đã được đáp ứng, một bản Tuyên ngôn đã được thả dù xuống đại bản doanh của căn cứ địa Việt Bắc và đến được tay Người. Nhắc lại đoạn hồi ký của Patti, cũng như đề cập đến sự kiện liên quan này để thấy rằng, Người đã chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận cho việc viết Tuyên ngôn, đồng thời khi sử dụng các câu trích Người đã trăn trở và cân nhắc câu chữ hết sức cẩn trọng.
 
 
 
Cho đến nay, gần ba phần tư thế kỷ đã trôi qua, nhưng đọc và suy ngẫm, chúng ta vẫn cảm nhận thấy những điểm độc đáo, nhạy bén, khéo léo của nghệ thuật đấu tranh ngoại giao, thông qua từ cách viết tinh tế đến tuyệt vời, với ẩn ý sâu xa của Người trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 9 năm 1945 lịch sử.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư