Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

11/03/2017 23:58:36

Dàn bài chi tiết cho bài văn nghị luận truyện ngắn Làng (Kim Lân) hoặc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

Mọi người cho mình xin dàn bài chi tiết đề nghị luận về một tác phẩm truyện (cụ thể là "Làng" của Kim Lân, hoặc "Lặng sẽ Sapa")
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
22.253
32
18
Trinh Le
12/03/2017 00:22:28
Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) với đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

– Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề bài để:

+ Xác định vấn đề nghị luận: nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân;

+ Xác định yêu cầu (mệnh lệnh) của đề bài: nêu suy nghĩ.

– Tìm ý: Vấn đề nghị luận biểu hiện trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) như thế nào? Nội dung nào là trọng tâm của vấn đề nghị luận? Em cần đưa ra suy nghĩ của mình về những nội dung nào của vấn đề nghị luận? Cần chứng minh cho nhận định của mình bằng những hình ảnh, chi tiết nào trong tác phẩm (hoặc đoạn trích)?

Chẳng hạn:

+ ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng hoà quyện với lòng yêu nước như thế nào?

+ Nhân vật ông Hai có đặc điểm gì nổi bật nhất?

+ Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào?

+ Những hình ảnh, chi tiết nào cho thấy một cách sinh động tình yêu làng, yêu nước của nhân vật này? (tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói…).

Bước 2: Lập dàn bài

Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

(1) Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm (hoặc đoạn trích) và vấn đề nghị luận:

– Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng;

– Giới thiệu nhân vật chính của truyện – ông Hai;

– Đưa ra nhận định chung về nhân vật này.

(2) Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm, thể hiện những nội dung khác nhau của vấn đề nghị luận, chứng minh bằng những luận cứ cụ thể trong tác phẩm (hoặc đoạn trích); trình bày nhận định của mình về từng nội dung của vấn đề nghị luận.

– Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai:

+ ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về cái làng của mình;

+ Ông Hai thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến;

+ Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây;

+ Tâm trạng ông Hai khi tin đồn được cải chính.

– Đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính để khắc hoạ tính cách;

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật: nội tâm, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ…

+ Nghệ thuật kể chuyện: khắc hoạ nhân vật qua đối thoại, độc thoại…

(3) Kết bài

– Đánh giá khái quát về ý nghĩa của vấn đề nghị luận:

+ Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân ngợi ca tình yêu quê hương đất nước của người nông dân.

+ Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật.

– Mở rộng liên hệ, trình bày suy nghĩ, bài học từ vấn đề vừa nghị luận: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai giúp em hiểu thêm điều gì?

Bước 3: Viết bài

Dựa theo dàn bài đã xây dựng, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Chú ý viết đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm và chứng minh bằng những luận cứ rõ ràng. Các đoạn phải có liên kết, chuyển tiếp nhau.

Ngoài việc viết đúng, cần rèn luyện để lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm.

Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa

– Kiểm tra xem bố cục bài viết đã hoàn chỉnh chưa;

– Các luận điểm trình bày như thế đã rõ chưa? Luận cứ đã thuyết phục chưa? Có cần bổ sung dẫn chứng không?

– Soát xem có mắc các lỗi chính tả, dùng từ, câu nào không?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
15
Giang Hương
12/03/2017 08:34:48
(1) Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm (hoặc đoạn trích) và vấn đề nghị luận:

– Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng;

– Giới thiệu nhân vật chính của truyện – ông Hai;

– Đưa ra nhận định chung về nhân vật này.

(2) Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm, thể hiện những nội dung khác nhau của vấn đề nghị luận, chứng minh bằng những luận cứ cụ thể trong tác phẩm (hoặc đoạn trích); trình bày nhận định của mình về từng nội dung của vấn đề nghị luận.

– Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai:

+ ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về cái làng của mình;

+ Ông Hai thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến;

+ Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây;

+ Tâm trạng ông Hai khi tin đồn được cải chính.

– Đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính để khắc hoạ tính cách;

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật: nội tâm, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ…

+ Nghệ thuật kể chuyện: khắc hoạ nhân vật qua đối thoại, độc thoại…

(3) Kết bài

– Đánh giá khái quát về ý nghĩa của vấn đề nghị luận:

+ Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân ngợi ca tình yêu quê hương đất nước của người nông dân.

+ Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật.
– Mở rộng liên hệ, trình bày suy nghĩ, bài học từ vấn đề vừa nghị luận: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai giúp em hiểu thêm điều gì?
25
6
Bach reward
15/03/2017 11:47:26
Thân bài
1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.

a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
- Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí "đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo "cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi "Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó "cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ "đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí "không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: "ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
+ Ông mong "Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí "Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×