LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu vụ 2 trái bom nguyên tử rơi xuống nước Nhật

1.Tìm hiểu vụ 2 trái bom nguyên tử rơi xuống nước Nhật?


2.Liệt kê những việc cần làm của mọi người chống lại vũ khí hạt nhân?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
138
2
2
+5đ tặng
Ngày này đúng 75 năm trước, Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống Hiroshima. Những gì đã xảy ra mãi mãi đeo đẳng nước Nhật và cả thế giới.
Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang mật mã "Little Boy", nặng 4.400kg được thả xuống thành phố Hiroshima. Tổng thống Mỹ Harry S. Truman công bố tin về vụ ném bom từ tàu tuần dương USS Augusta ở giữa Đại Tây Dương, cho hay "Little Boy" có sức công phá gấp 2.000 lần so với quả bom lớn nhất được sử dụng trước đó.
 
8 giờ 15 phút sáng, quả bom phát nổ ở độ cao 609,6m phía trên Hiroshima, giải phóng năng lượng tương đương khoảng 15.000 tấn TNT, san phẳng 13km2 thành phố chỉ trong trong vài giây. Hơn 60% nhà cửa trong thành phố bị phá hủy hoàn toàn. Hiroshima phút chốc trở thành thành phố chết. Mọi đồng hồ được tìm thấy đều dừng lại vào lúc 8 giờ 15 phút, thời điểm vụ nổ nguyên tử diễn ra.
 
3 ngày sau, đến lượt thành phố Nagasaki gánh chịu quả bom thứ 2 mang mật mã "Fat Man". "Pháo đài bay" B-29 Bock's Car mang quả bom có lõi khoảng 6,4kg plutonium, được thả xuống vào lúc 11 giờ 1 phút sáng ngày 9/8/1945 và phát nổ sau 47 giây ở độ cao 436m so với mặt đất.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 1.
Năm 1939, hai nhà vật lý Albert Einstein và Leo Szilard đã soạn thảo một bức thư gửi Tổng thống Mỹ khi đó là Franklin D. Roosevelt, thúc giục chính phủ cho nghiên cứu bom nguyên tử trước khi người Đức có thể chế tạo quả đầu tiên. Đến năm 1942, Mỹ đã phê duyệt Dự án Manhattan tuyệt mật để xây dựng lò phản ứng hạt nhân và lắp ráp bom nguyên tử. Bức ảnh cho thấy các nhà nghiên cứu làm việc tại Oak Ridge, Tennessee, vào năm 1944.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 2.
Một tấm biển ở Oak Ridge nhắc nhở công nhân về tính chất tối mật của cơ sở này. "Những gì bạn thấy ở đây, làm ở đây, nghe ở đây, khi bạn rời khỏi đây hãy để chúng ở lại đây".
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 3.
Các nhà khoa học thuộc Dự án Manhattan vận chuyển thủ công một thùng chứa chất phóng xạ từ một nhà kho ở Los Alamos, New Mexico.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 4.
Các cuộc kiểm tra phát hiện nói dối đã được thực hiện như một phần của quy trình sàng lọc an ninh cho Dự án Manhattan.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 5.
Những bức ảnh này cho thấy một số người đã làm việc trong Dự án Manhattan tại Phòng thí nghiệm Los Alamos ở New Mexico. Đại tá quân đội Mỹ Leslie R. Groves, hàng thứ hai bên trái, được chỉ định đứng đầu dự án. Nhà vật lý J. Robert Oppenheimer đứng đầu phòng thí nghiệm tại Los Alamos.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 6.
Mỹ đã cho kích nổ quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới tại một địa điểm thử nghiệm ở New Mexico vào ngày 16 tháng 7 năm 1945. Trinity là tên mã của quả bom thử nghiệm, được kích nổ ở sa mạc Jornada del Muerto.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 7.
Groves và Oppenheimer kiểm tra đống đổ nát xoắn sau vụ nổ thử nghiệm. Đây là tất cả những gì còn lại của một tòa tháp cao 30m.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 8.
Quả bom nguyên tử Hiroshima, mang mật mã "Little Boy", nặng 4.400kg.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 9.
8 giờ 15 phút sáng, quả bom phát nổ ở độ cao 609,6m phía trên Hiroshima, giải phóng năng lượng tương đương khoảng 15.000 tấn TNT, san phẳng 13km2 thành phố chỉ trong trong vài giây.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 10.
Một bệnh nhân bị bỏng bức xạ nghiêm trọng nằm trong bệnh viện của Hội Chữ thập đỏ ở Hiroshima vào tháng 8 năm 1945. Nhiều người trong số những người sống sót sau vụ nổ ban đầu đã chết vì bị thương và bệnh nặng do bức xạ.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 11.
Bức ảnh chụp từ trên không tại Hiroshima, một ngày sau vụ đánh bom.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 12.
Những người sống sót sau vụ đánh bom nằm trên giường bệnh ở thành phố Hiroshima.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 13.
Ảnh chụp chiếc đồng hồ thuộc về Kengo Nikawa, 59 tuổi, lúc đó trên đường đi làm và ở cách vụ đánh bom tại trung tâm khoảng 1.600m. Nikawa bị bỏng nặng và qua đời vào ngày 22/8/1945, 16 ngày sau vụ đánh bom.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 14.
Những con số không chính thức cho biết có đến 140.000 người thiệt mạng trong vụ nổ, bao gồm cả các quân nhân và người nhiễm phóng xạ, trong khi dân số Hiroshima thời đó là 350.000.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 15.
Một công nhân đứng cạnh quả bom nguyên tử, mật danh "Fat Man," vài giờ trước khi nó được thả xuống Nagasaki, Nhật Bản, vào ngày 9 tháng 8 năm 1945.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 16.
Bức ảnh này được chụp khoảng 9,6km từ hiện trường của vụ nổ Nagasaki. Theo Bảo tàng Bom nguyên tử Nagasaki, nhiếp ảnh gia Hiromichi Matsuda đã chụp bức ảnh này 15 phút sau vụ tấn công.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 17.
Xương và tro cốt bị bỏ lại sau vụ đánh bom ở Nagasaki, khiến 80.000 người thiệt mạng.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 18.
Một phụ nữ và một đứa trẻ đi dạo ở Nagasaki vào ngày xảy ra vụ đánh bom.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 19.
Hình ảnh thành phố Nagasaki sau vụ đánh bom.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 20.
Một em bé khóc khi được điều trị tại một bệnh viện tạm thời ở Nagasaki.
 
Những hình ảnh hiếm hoi về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, 75 năm vẫn vẹn nguyên nỗi ám ảnh khôn nguôi - Ảnh 21.
Sau khi quả bom thứ 2 dội xuống Nagasaki, nhà cửa và xe cộ tan chảy, người và gia súc bị thiêu sống. Những người sống sót bị suy giảm sức khỏe trầm trọng với ký ức kinh hoàng ám ảnh suốt phần đời còn lại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn Nguyễn
15/09/2021 15:13:12
+4đ tặng
Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nhật Bản. ... Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000.
1
1
Hằng Nguyễn
15/09/2021 15:13:19
+3đ tặng

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Ngược lại, với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức. Giới sử học cũng có nhiều tranh cãi rằng việc thả bom nguyên tử có thực sự khiến Nhật Bản quyết định đầu hàng hay không (bởi nhiều thành phố Nhật trước đó đã bị bom san phẳng mà Nhật vẫn không đầu hàng), hay đó là do quyết định tham chiến chống Nhật của Liên Xô khiến Nhật Bản không còn phương án tác chiến khả thi (do phải chiến đấu trên 2 mặt trận cùng lúc).

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.

1
0
Tâm Như
15/09/2021 19:03:40
+2đ tặng

Quả bom mang biệt danh "Gã béo" được thả xuống thành phố Nagasaki ngày 9/8/1945, 3 ngày sau khi quả bom hạt nhân đầu tiên thả xuống Hiroshima.

Kể từ khi người Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nagasaki, Nhật Bản ngày 9/8/1945, một câu hỏi vẫn luôn tồn tại: Liệu quy mô chết chóc và sự hủy diệt đó có thực sự cần để kết thúc Thế chiến thứ II?

Giới lãnh đạo Mỹ rõ ràng đã nghĩ là có. Chỉ 16 tiếng sau khi chiếc máy bay ném bom B-29 của Mỹ mang biệt danh “Enola Gay” gây chấn động thế giới với việc thả quả bom A đầu tiên có tên “Little Boy” (Cậu bé) xuống thành phố Hiroshima, Nhà Trắng đã phát đi tuyên bố từ Tổng thống Harry S. Truman. Ngoài việc giới thiệu với thế giới về chương trình nghiên cứu nguyên tử tối mật, gọi là Dự án Manhattan, Tổng thống Truman đã nhấn mạnh mối đe dọa mà vũ khí hạt nhân gây ra cho Nhật Bản, đối thủ duy nhất còn lại trong cuộc đại chiến. Nếu người Nhật không chấp nhận các điều khoản đầu hàng vô điều kiện do các nhà lãnh đạo quân Đồng minh soạn thảo trong Tuyên bố Potsdam, ông Truman viết, “họ có thể chờ đợi một cơn mưa hủy diệt từ trên không, như chưa từng thấy trên Trái đất này”.

Ngay khi từ trước khi Tổng thống Truman đưa ra tuyên bố đó, một cuộc tấn công bom nguyên tử thứ hai đã sẵn sàng. Theo một sắc lệnh được soạn thảo vào cuối tháng 7/1945, bởi Trung tướng Leslie Groves thuộc Công binh Lục quân Mỹ, Giám đốc Dự án Manhattan, Tổng thống đã cho phép thả thêm bom xuống các thành phố Kokura (ngày nay là Kitakyushu), Niigata và Nagasaki ngay khi điều kiện thời tiết cho phép.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư